Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
a) Nông nghiệp
- Đóng góp 2,5% vào GDP (năm 2020), nhưng có vai trò quan trọng:
+ Giải quyết việc làm cho dân cư ở khu vực nông thôn;
+ Tạo ra nguồn thu ngoại tệ đáng kể nhờ xuất khẩu các mặt hàng nông sản
+ Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
- Diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm 1/5 diện tích đất nông nghiệp. Các cây trồng quan trọng là ngô, đậu tương, lúa mì, mía, hướng dương, cây ăn quả các loại.
- Chăn nuôi quảng canh chiếm 4/5 diện tích đất nông nghiệp. Các vật nuôi phổ biến là bỏ, cửu, dê, lợn....
- Nông nghiệp của Cộng hòa Nam Phi có sự phân hóa theo vùng:
+ Hoạt động trồng trọt thâm canh và chăn nuôi hỗn hợp tập trung chủ yếu ở những khu vực có tài nguyên đất và nguồn nước thuận lợi như vùng ven biển đông nam và phía nam, hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả;
+ Chăn nuôi gia súc thường phân bố ở các vùng khô hạn trong nội địa.
b) Lâm nghiệp
- Là ngành có ý nghĩa quan trọng đối với Cộng hòa Nam Phi.
- Mặc dù chỉ đóng góp 0,6% vào GDP (năm 2020) nhưng đây là ngành cung cấp nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành khác như: sản xuất giấy, bột giấy; đặc biệt, lâm nghiệp có ý nghĩa lớn đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo sử dụng bên vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Rừng trồng của Nam Phi có thể cung cấp hằng năm từ 15 đến 18 triệu m3 gỗ. Mô hình đồn điền trồng cây lấy gỗ đang ngày càng được đầu tư, phát triển cho năng suất cao.
c) Thuỷ sản
- Ngành thuỷ sản chưa thực sự phát triển, mới chỉ đóng góp khoảng 0,1% vào GDP (năm 2020).
+ Sản lượng thuỷ sản khai thác ngày càng tăng, năm 2020 đạt 602,7 nghìn tấn.
+ Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng có xu hướng tăng lên song còn thấp, đạt 9,7 nghìn tấn (năm 2020).
- Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng được chú trọng theo hướng phát triển bền vững.
- Ngành nông nghiệp:
+ Chiếm khoảng 10% GDP và 25% lực lượng lao động của khu vực (năm 2020). Sản xuất nông nghiệp của khu vực Tây Nam Á tương đối khó khăn do khí hậu khô hạn, diện tích đất canh tác ít.
+ Các sản phẩm trồng trọt chính: cây lương thực (lúa gạo, lúa mì), cây công nghiệp (bông, thuốc lá, cà phê), cây ăn quả. Các quốc gia phát triển ngành trồng trọt là: Thổ Nhĩ Kỳ, I-ran, I-rắc…
+ Chăn nuôi kém phát triển, phổ biến hình thức chăn thả. Các quốc gia có đồng cỏ lớn phát triển chăn nuôi gia súc (bò, dê, cừu) là Y-ê-men, I-ran, Áp-ga-ni-xtan…
+ Khai thác và nuôi trồng thủy sản phát triển ở: ven biển Địa Trung Hải, Biển Đỏ, vịnh Péc-xích.
- Ngành công nghiệp:
+ Chiếm hơn 40% GDP của Tây Nam Á (2020);
+ Công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí là ngành then chốt và đóng góp lớn vào quy mô GDP của nhiều quốc gia Tây Nam Á.
+ Công nghiệp dệt, may phát triển khá mạnh do có nguồn nguyên liệu bông từ Thổ Nhĩ Kỳ, Xiri, Iran, Irắc.
+ Công nghiệp thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng chưa thực sự phát triển nên phải nhập khẩu nhiều thực phẩm và hàng tiêu dùng.
- Ngành dịch vụ:
+ Đóng góp hơn 40% GDP và có xu hướng tăng.
+ Phát triển giao thông quốc tế: đường hàng hải với các cảng lớn như Ten A-víp, En Cô-oét…; đường hàng không với các sân bay lớn như Đu-bai, Đô-ha, An-ca-ra…
+ Hoạt động ngoại thương nổi bật là xuất khẩu dầu khí, đối tác thương mại chủ yếu là các nước khu vực châu Á, EU, Hoa Kỳ; nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô, nông sản.
+ Thu hút lượng lớn khách du lịch do sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách khuyến khích phát triển du lịch của chính phủ các nước.
Tham khảo!
- Lúa mì: được sản xuất chủ yếu ở vùng đồng bằng Đông Bắc, đồng bằng Hoa Bắc, bồn địa Tarim, ven hồ Thanh Hải
+ Lúa gạo: được sản xuất chủ yếu ở vùng đồng bằng Hoa Trung và Hoa Nam, bồn địa Tứ Xuyên, ven bờ các đảo Đài Loan và Hải Nam.
+ Cây ăn quả: được sản xuất chủ yếu ở vùng đồng bằng Hoa Trung và Hoa Nam
+ Cừu: được nuôi chủ yếu ở vùng Đông Bắc, các khu tự trị phía Tây, bồn địa Tarim và sơn nguyên Tây Tạng.
+ Lợn: được nuôi chủ yếu ở vùng trung tâm đồng bằng Đông Bắc, đồng bằng Hoa Trung và Hoa Nam, bồn địa Tứ Xuyên.
Đặc điểm dân cư:
- Mỹ La-tinh có số dân 652 triệu người (năm 2020). Các nước đông dân nhất là Bra-xin (211,8 triệu người), Mê-hi-cô (127,8 triệu người); nhưng cũng có nước chỉ vài chục nghìn dân như Đô-mi-ni-ca-na.
- Trước đây khu vực Mỹ La-tinh có tỉ lệ tăng dân số thuộc loại cao, hiện nay đã giảm nhiều, tỉ lệ tăng dân số cả khu vực năm 2020 là 0,94% và có sự chênh lệch giữa các quốc gia.
- Mỹ La-tinh là một trong những khu vực có sự đa dạng về chủng tộc bậc nhất trên thế giới, bao gồm người Ơ-rô-pê-ô-it, người Môn-gô-lô-it, người Nê-grô-it và người lai giữa các chủng tộc.
- Mỹ La-tinh đang trong thời kì dân số vàng và có sự thay đổi theo hướng già hoá dân số, số người trong độ tuổi từ 15 đến 64 tuổi chiếm 67,2% và số người từ 65 tuổi trở lên chiếm 8,9% tổng số dân (năm 2020).
- Mật độ dân số trung bình của khu vực Mỹ La-tinh khoảng 32 người/km2 (năm 2020), thuộc loại thấp so với nhiều khu vực khác trên thế giới.
+ Dân cư tập trung đông ở các đảo lớn trong vùng biển Ca-ri-bê, các vùng ven biển, các đồng bằng màu mỡ,...
+ Ở các khu vực núi cao, rừng mưa nhiệt đới, vùng khô hạn,.. dân cư rất thưa thớt.
Phân tích ảnh hưởng:
- Thuận lợi: nhờ số dân đông, cơ cấu dân số vàng nên Mỹ La-tinh có lực lượng lao động dồi dào tạo thuận lợi lớn để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư,...
- Khó khăn:
+ Phân bố dân cư không hợp lí dẫn tới khó khăn trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế;
+ Nhiều nước Mỹ La-tinh cũng phải đối mặt với các khó khăn như: an ninh xã hội, vấn đề việc làm, di cư...
Tham khảo!
Đặc điểm nổi bật của ngành nông nghiệp ở cộng hòa Nam Phi
- Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở Cộng hòa Nam Phi chỉ chiếm 2,4% tỉ trọng GDP (năm 2021) nhưng là ngành có những thế mạnh để phát triển hơn so với các quốc gia khác ở châu Phi nhờ vào những đặc trưng về đất đai và khí hậu.
+ Ngành trồng trọt: diện tích đất có thể trồng trọt ở Cộng hòa Nam Phi hạn chế, chiếm khoảng 12% tổng diện tích đất tự nhiên. Cây lương thực được trồng chủ yếu là lúa mì và ngô. Cây công nghiệp quan trọng là bông, lạc, thuốc lá,... Phía nam lãnh thổ phát triển các loại cây ăn quả cận nhiệt như cam, nho,... và trồng mía để phục vụ cho ngành công nghiệp mía đường.
+ Ngành chăn nuôi: chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Diện tích đồng cỏ rộng lớn ở các cao nguyên trong nội địa và các sườn núi phía nam tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển, song cũng gây khó khăn do hạn hán thường xuyên Các vật nuôi quan trọng là bò, cừu, dê,...
+ Ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản: Cộng hòa Nam Phi có vùng biển rộng lớn với nhiều ngư trường ở Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương nên hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản khá phát triển.
- Hiện nay, Cộng hòa Nam Phi có nhiều hình thức canh tác nông nghiệp, trong đó phổ biến nhất là trang trại và nông hộ.
- Mặc dù nông nghiệp ở Cộng hòa Nam Phi có những thế mạnh nhất định nhưng quốc gia này vẫn phải nhập khẩu lương thực.
Tham khảo!
- Một số đặc điểm xã hội của khu vực Mỹ La-tinh
+ Khu vực Mỹ La-tinh có nền văn hóa độc đáo với nhiều lễ hội ẩm thực, âm nhạc, vũ điệu độc đáo được hình thành từ sự kết hợp văn hóa của những nền văn minh cổ đại với các chủng tộc di dân đến Mỹ La-tinh.
+ Cùng với sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống người dân các nước Mỹ La-tinh chuyển biến theo chiều hướng tích cực.
+ Bên cạnh sự tiến bộ về xã hội một số nước Mỹ La-tinh vẫn còn một số vấn đề tồn tại như: chênh lệch giàu nghèo, xung đột xã hội…
- Ảnh hưởng:
+ Khu vực Mỹ La-tinh có nền văn hóa độc đáo, đa dạng thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế. Chất lượng cuộc sống ổn định tạo điều kiện để người dân tham gia phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
+ Các vấn đề: chênh lệch giàu nghèo, tệ nạn, xung đột xã hội,… gây khó khăn cho công tác quản lí và phát triển đất nước.
a) Nông nghiệp
- Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu sản phẩm đa dạng.
- Trồng trọt là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp của phần lớn các nước Đông Nam Á. Các cây trồng chính ở Đông Nam Á là lúa gạo, cây công nghiệp và cây ăn quả.
+ Lúa gạo là cây lương thực truyền thống và quan trọng nhất của khu vực. Sản lượng lúa ngày càng tăng, nhờ vậy các quốc gia Đông Nam Á đã cơ bản giải quyết được nhu cầu về lương thực và có xuất khẩu.
+ Đông Nam Á trồng nhiều cây công nghiệp, có giá trị xuất khẩu cao; đứng hàng đầu thế giới là cao su, cọ dầu, cà phê, hồ tiêu. Cao su được trồng ở Malaixia, Inđônêxia, Thái Lan và Việt Nam. Cọ dầu được trồng nhiều ở Inđônêxia và Malaixia. Cà phê và hồ tiêu được trồng nhiều ở Việt Nam, Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan.
+ Cây ăn quả rất đa dạng (xoài, chôm chôm, sầu riêng, dứa, chuối,....), được trồng ở hầu hết các nước trong khu vực; là mặt hàng xuất khẩu, mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho các nước.
- Ngành chăn nuôi hiện đang được các nước Đông Nam Á chú trọng phát triển. Các vật nuôi chủ yếu ở Đông Nam Á là: trâu, bò; lợn, gia cầm. Trong đó:
+ Trâu, bò được nuôi nhiều ở Mianma, Inđônêxia, Thái Lan và Việt Nam.
+ Lợn được nuôi nhiều ở Việt Nam, Philíppin, Thái Lan, Inđônêxia.
+ Chăn nuôi gia cầm phổ biến ở hầu hết các nước.
- Hiện nay, một số quốc gia Đông Nam Á đang đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
b) Lâm nghiệp
- Là ngành kinh tế quan trọng của một số quốc gia như Inđônêxia, Lào, Thái Lan, Mianma và Việt Nam.
- Sản lượng gỗ tròn khai thác của khu vực có xu hướng tăng, đạt 302 triệu m3 năm 2020 (chiếm khoảng 7,7% tổng sản lượng gỗ tròn khai thác toàn thế giới).
- Hiện nay, khu vực Đông Nam Á đang hướng tới việc phát triển ngành lâm nghiệp bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, thông qua các biện pháp, như:
+ Giảm khai thác gỗ rừng tự nhiên, tăng diện tích và sản lượng khai thác gỗ rừng trồng;
+ Xây dựng và bảo vệ các vườn quốc gia để hướng đến phát triển.
c) Thuỷ sản
- Thuỷ sản là ngành kinh tế truyền thống và được phát triển mạnh. Năm 2020, Đông Nam Á đóng góp khoảng 25% tổng sản lượng thuỷ sản toàn cầu.
- Các quốc gia sản xuất thuỷ sản lớn trong khu vực là Inđônêxia, Việt Nam và Philíppin.
- Các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ lực là: tôm, cá ngừ đại dương, cá da trơn,...
- Hoạt động khai thác thuỷ sản của các quốc gia trong khu vực đang phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa và bền vững thông qua áp dụng các tiêu chuẩn kĩ thuật đánh bắt toàn cầu. Suy giảm nguồn tài nguyên thuỷ sản là thách thức lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hàng chục triệu người dân trong khu vực.
- Một số quốc gia như Thái Lan, Việt Nam, Philíppin đang chú trọng phát triển nuôi trồng thuỷ sản để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng và bảo vệ được nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên.
-Cơ cấu cây trồng rất đa dạng gồm cả cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả.
-Địa hình đa dạn bao gồm những vùng núi thấp, sơn nguyên và đồng bằng-> thuận lợi trồng cây công nghiệp, cây lương thực và chăn nuôi gia súc.
-Đất đai: đa dạng, chủ yếu có đất fe-ra-lít và phù sa màu mỡ-> thuận lợi cho việc trồng trọt.
-Khí hậu phân hóa đa dạng với các đới khí hậu: xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.
Tham khảo~
Trình bày đặc điểm của một ngành kinh tế
- Đặc điểm ngành nông nghiệp của Mỹ La-tinh
+ Mỹ La-tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp.
+ Cơ cấu cây trồng của Mỹ La-tinh rất đa dạng, gồm: cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả. Các cây lương thực chính là ngô, lúa mì. Các cây công nghiệp chính là cà phê, ca cao, đậu tương, mía, thuốc lá, bông, cao su,...
+ Các vật nuôi chủ yếu ở Mỹ La-tinh là bò, gia cầm; các nước có ngành chăn nuôi phát triển nhất là Bra-xin, Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na, Cô-lôm-bi-a….
+ Hiện nay, nông nghiệp Mỹ La-tinh đang phát triển theo hướng chuyển môn hoá, hiện đại hoá, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ.