K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CM
8 tháng 12 2022

Để góp phần giúp cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp, em cần:

- Luôn sống đúng với quy định pháp luật và đạo đức.

- Tích cực học tập, rèn luyện để mai này trở thành một người có ích.

- "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ", góp sức mình vào tập thể, cộng đồng bằng những hành động, việc làm thiết thực (trồng cây, gây rừng; quyên góp đồ dùng đã qua sử dụng nhưng còn mới; giúp đỡ mọi người xung quanh;...)

Tôi từng mong đời trôi thật nhanh, để cho lòng tôi chẳng vương sầu đau. Nếu như trên đời, thiếu những nụ cười, muồn phiền sẽ giăng lối khắp nơi. Tôi từng mong tôi không là tôi, mà tôi từng mong tôi giống bao người, để sống một đời, sống như tôi vẫn mơ. Có loài hoa ở trên đồng xanh . Cũng có loài hoa khoe sắc trên cành. Mỗi loài hoa, mỗi sắc hương. Và rồi tôi nhận ra, rằng trong...
Đọc tiếp

Tôi từng mong đời trôi thật nhanh, để cho lòng tôi chẳng vương sầu đau. Nếu như trên đời, thiếu những nụ cười, muồn phiền sẽ giăng lối khắp nơi. Tôi từng mong tôi không là tôi, mà tôi từng mong tôi giống bao người, để sống một đời, sống như tôi vẫn mơ. Có loài hoa ở trên đồng xanh . Cũng có loài hoa khoe sắc trên cành. Mỗi loài hoa, mỗi sắc hương. Và rồi tôi nhận ra, rằng trong trái tim này, là tình yêu vô bờ và đầy ắp những ước mơ. Và rồi tôi nhận ra, tôi biết có bao gian nan ngay trước mắt, nhưng tôi vẫn có thể vượt qua được, rằng những ước mơ này, càng làm tôi thêm yêu cuộc đời, và thắp sáng được con tim tôi. Và tôi sống như những đóa hoa này, tỏa ngát hương thơm cho đời. Sống với nỗi khát khao này, để hiến dâng cho cuộc đời. Hôm nay dẫu có gian nan thì ngày mai là ngày tươi sáng hơn, tôi sẽ viết nên câu chuyện của cuộc đời…riêng tôi.

Đoạn văn trên có ý nghĩa gì?

1
28 tháng 9 2018

bài hat này mang tên : hãy sống như những đóa hoa 

ý nghĩa nó muốn nói với chúng ta hãy cố gắng , tự tin vào bản thân rồi sẽ có lúc bất ngờ dành riêng cho bạn . cố lên !

11 tháng 4 2022

Mở bài và kết bài bạn tự làm nha:

Thân bài :

1/ Làm rõ vấn đề :" Bảo vệ môi trường , bảo vệ không gian xanh - sạch -đẹp xung quanh để khôi phục Trái Đất " là gì?

->  + Là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp

+ Cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người gây ra cho môi trường.

=> 

Như vậy, ta có thể khẳng định: Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

2/ Đi vào phân tích , lý giải:

+ Tại sao phải bảo vệ môi trường ?

– Môi trường là không gian sống của sinh vật và con người

– Môi trường cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng phục vụ cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người như là:

+ Đất, nước, khí hậu để trồng trọt, chăn nuôi, …

+ Khoáng sản để xuất khẩu và phục vụ ngành luyện kim, sản xuất nhiệt điện, …

+ Các nguồn nặng lượng từ gió, mặt trời, … để sản xuất điện, …

=> Môi trường có vai trò quan trọng đối với con người và các loài sinh vật như vậy nên rất cần được bảo vệ.

3/Nguyên nhân phải bảo vệ môi trường:

+ Hà hiện nay khi mà môi trường ngày càng bị ô nhiễm, suy thoái thì nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngày càng trở nên cấp thiết, cần phải tiến hành thực hiện ngay những biện pháp để bảo vệ môi trường.

+...

4/Những việc làm mà em đã làm để bảo vệ môi trường là:

+ Em đã không xả rác bừa bãi , không quăng vứt rác nơi công cộng 

+ Khuyên  nhủ bạn bè phải biết bảo vệ môi trường khi thấy bạn có hành vi phá hoại môi trường

+ Tuyên truyền thông điệp :" Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta " đến mọi người 

+....

5/- > Suy nghĩ :

+ Bảo vệ môi trường là điều đúng đắn , cần làm mà ai cũng phải biết .

+ Chúng ta không được vì lợi ích cá nhân của bản thân mà phá hoại môi trường , thiên nhiên

+ Chúng ta cần biết làm sạch cuộc sống bản thân , biết bảo vệ môi trường sẽ giúp ta có một đức tính gọn gàng sạch sẽ , giúp ta được mọi người yêu quý và nghưỡng mộ , là một tấm gương cho các bạn nhỏ noi theo.

+.....

 

Đây là bài ca dao hay và đẹp, thể hiện triết lí, quan điểm sống trong sạch, thanh cao của nhân dân lao động. 2. Thân bài: * Nội dung và nghệ thuật của bài ca dao: + Câu 1: Trong đầm gì đẹp bằng sen là câu hỏi tu từ, khẳng định hoa sen đẹp nhất trong các loài hoa mọc trên đầm lầy. + Câu 2: Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng là hình ảnh đẹp đẽ của cây sen được miêu tả tỉ mỉ, chi...
Đọc tiếp
Đây là bài ca dao hay và đẹp, thể hiện triết lí, quan điểm sống trong sạch, thanh cao của nhân dân lao động. 2. Thân bài: * Nội dung và nghệ thuật của bài ca dao: + Câu 1: Trong đầm gì đẹp bằng sen là câu hỏi tu từ, khẳng định hoa sen đẹp nhất trong các loài hoa mọc trên đầm lầy. + Câu 2: Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng là hình ảnh đẹp đẽ của cây sen được miêu tả tỉ mỉ, chi tiết… + Câu 3: Nhị vàng, bông trắng, lá xanh có vai trò đặc biệt làm nhiệm vụ chuyển từ nghĩa hiển ngôn sang nghĩa hàm ẩn. Đảo thứ tự miêu tả của câu 2 để nhấn mạnh sự hài hoà tuyệt dối về màu sắc và vẻ đẹp toàn bích của hoa sen. – Người xưa ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen, mượn hoa sen dể phản ánh lẽ sống cao quý và niềm tự hào, tự tin vào bản chất, phẩm giá trong sạch của mình, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. – Bút pháp tả thực kết hợp hài hoà với bút pháp ước lệ, tượng trưng làm nổi bật vẻ đẹp khác thường của hoa sen. – Nhịp thơ chậm rãi 2 / 2 / 2… khiến câu thơ như một sự chiêm nghiệm, suy ngẫm dể đi đến khẳng định chắc chắn, không gì thay đổi được. – Nghệ thuật miêu tả tưởng chừng tự nhiên, giản dị nhưng thực chất đã đạt tới độ tinh tế, điêu luyện. 3. Kết bài: – Bài ca dao tôn vinh vẻ đẹp toàn bích của hoa sen, xứng đáng tượng trưng cho vẻ dẹp của con người chân chính. – Sức sống của bài ca dao lâu bền cùng sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Cảm nghĩ về bài Trong đầm gì đẹp bằng sen mẫu 1 Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng. Nhị vàng, bông xanh, lá xanh, Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn Không hiểu bài ca dao này xuất hiện từ đâu, từ bao giờ nhưng có nhiều ý kiến cho rằng đây là bài ca dao mà nghệ thuật đặc sắc và ý nghĩa triết lí sâu xa gắn liền với nhau tạo nên giá trị muôn đời. Hình ảnh cây sen được miêu tả vừa cụ thể, chân thực vừa mang tính tượng trưng và khái quát rất cao. Ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen, các nhà thơ bình dân xưa nhằm phản ánh lẽ sống cao quý của con người Việt Nam từ ngàn đời nay: tự hào, tự tin về bản thân mình luôn giữ được tâm hồn trong sáng, phẩm chất thanh cao, dù hoàn cảnh sống có nghiệt ngã, xấu xa đến mức nào. Câu 1 khẳng định vẻ đẹp không gì sánh nổi của hoa sen. Câu 2 và câu 3 tả thực cây sen. Câu 4 nói đến thương thơm của hoa sen. Bốn câu trong bài đều rất hay, nhưng mỗi câu hay một cách. Trong câu mở đầu: Trong đầm gì đẹp bằng sen, tác giả đã khẳng định hoa sen đẹp nhất so với tất cả các loài hoa nở trong đầm bằng một câu hỏi tu từ khéo léo lôi cuốn người nghe, đặt họ vào vị trí và tâm thế thưởng thức cùng với mình, để rồi sau khi so sánh, cân nhắc, họ sẽ rút ra kết luận không thể khác. Đến câu thứ 2: Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng. Để chứng minh cho lời khẳng định ở câu trên là đúng, tác giả tuần tự miêu tả vẻ đẹp của cây sen, từ lá xanh qua bông trắng đến nhị vàng. Trên nền xanh của lá, nổi bật là màu trắng thanh khiết của hoa; giữa màu trắng của hoa lại chen chút sắc vàng của nhị. Từ lại được dùng rất tài tình, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng về màu sắc của hoa sen. Từ chen nói lên sự kết hợp hài hòa giữa hoa và nhị. Tất cả như cùng đua đẹp, đua tươi. Cảnh đầm sen giống như một bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ với những nét chấm phá diệu kì. Sang câu thứ 3: Nhị vàng, bông trắng, lá xanh, câu này có vị trí đặc biệt trong toàn bài. Đó là câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết. Từ câu thứ hai sang câu thứ ba có sự khác thường trong cách gieo vần (ang, anh) nhưng nhiều người không để ý. Sở dĩ như vậy là do sự chuyển vần và thay đổi trật tự các từ ngữ, hình ảnh đã được thực hiện một cách khéo léo, tự nhiên hợp lí về cả nội dung và hình thức. Hai chữ nhị vàng ở cuối câu thứ hai được lặp lại ở câu thứ ba tạo nên tính liên tục trong tư duy, cảm xúc và sự liên kết chặt chẽ giữa nội dung với hình thức trong toàn bài. Câu đầu và câu cuối là lời nhận định, đánh giá về vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của cây sen. Hai câu giữa tả thực đến từng chi tiết: lá xanh, bông trắng, nhị vàng (tả đi); rồi tả lại: Nhị vàng, bông trắng, lá xanh. Tả từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới, thật đầy đủ, tỉ mỉ. Dường như người tả đang cố chứng minh bằng được vẻ đẹp của hoa sen: đẹp từ màu nhị đến màu hoa, sắc lá. Nghệ thuật miêu tả ở đây mới đọc qua tưởng chừng đơn giản, song thực sự đã đạt tới trình độ điêu luyện, tinh vi. Nghệ thuật ấy đã tôn vinh hoa sen lên hàng hoa quý (cúc, mai, liên... ) xứng đáng tượng trưng cho vẻ đẹp của con người chân chính. Đọc những câu ca dao trên, chúng ta liên tưởng tới hình dáng thanh tao, kiêu hãnh của hoa sen và trong tâm tưởng cũng nở bừng một đóa hoa sen thật đẹp! Câu thứ 4: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, dù mang tính chất ẩn dụ tượng trưng nhưng trước hết là câu thơ tả thực về cây sen trong môi trường sống của nó. Sen thường sống ở trong ao hoặc trong đầm; ấy vậy mà hoa sen lại tỏa ra một mùi thơm thanh khiết lạ lùng. Có thể coi đây là đỉnh điểm của nội dung bài ca dao. Thiếu câu này, hình tượng hoa sen vẫn tồn tại nhưng không có linh hồn và ý nghĩa nhân sinh. Nếu ta cho câu ca dao mở đầu là luận để mang ý nghĩa khái quát về hình tượng hoa sen thì đến câu kết thúc của bài thơ, bông sen trong tự nhiên đã hóa thành bông sen trong cuộc đời một cách uyển chuyển, nhẹ nhàng, không có một sự gượng ép nào, do đó mà ý nghĩa tượng trưng của hoa sen cũng mở rộng không giới hạn. Đọc đến câu này, hầu như không ai dừng lâu để suy nghĩ tới nghĩa đen, nghĩa trực tiếp của nó mà chuyển sang hiểu theo nghĩa bóng (hàm ngôn) với triết lí sâu xa ẩn chứa trong đó. Chính vì vậy mà tính chất ẩn dụ tượng trưng của hình tượng thơ nổi lên lấn át hình ảnh thực. Nó tựa hồ như một cánh cửa đặc biệt kì diệu, khép lại nghĩa đen và mở ra nghĩa bóng một cách thân tình. Thế là trong phút chốc, sen đã hóa thành người, bùn trong đầm (nghĩa đen) biến thành bùn trong cuộc đời (nghĩa bóng). Rồi cả hình ảnh cái đầm cùng mùi hôi tanh của bùn cũng là ẩn dụ tượng trưng vì nó được hiểu theo nghĩa bóng với mức độ rộng hẹp, xa gần khác nhau tùy theo trình độ mỗi người. Bài ca dao gợi lên một cái gì đó rất gần gũi, thân quen giữa hoa sen với bản chất tốt đẹp của người lao động. Mùi bùn gợi liên tưởng đến những cái xấu xa, thấp hèn của mặt trái xã hội cũ cùng với lũ tham quan ô lại vô liêm sỉ của nó. Nhân dân lao động, đặc biệt là nông dân sống gần sen, hiểu sen và yêu quý sen nhất. Họ đã đưa hoa sen và ca dao, mượn vẻ đẹp thanh khiết của hoa sen để bày tỏ, gửi gắm tâm sự của mình. Với bức tranh tuyệt mĩ được vẽ bằng ngôn ngữ, hoa sen sẽ lưu lại mãi mãi vẻ đẹp và hương thơm cao quý trong văn chương và trong lòng người dân đất Việt.
2
2 tháng 12 2021

trời móa, ko ai rảnh đâu nha, ngồi vừa đọc vừa bóc lịch à ( là phong đại đấy, đừng mà khịa lại là '' Mọe ơi thằng này đọc chậm thế, bla bla bla '' nha :))) 

2 tháng 12 2021

MÁ OI

ĐÂU RẢNH MÀ ĐỌC

THỜI GIAN ĐÓ GẶM CHUYỆN VS CÀY PHIM CÒN HƠN

9 tháng 10 2016

Cho mình hỏi là thầy Phinit có cho tổ chức cuộc thi không mà bạn đăng ?

9 tháng 10 2016

bn ơi bn ấy đg hỏi bài chứ k pải mở cuộc thi đâu nha bn

cho mình xin nhận xét nha:Vào ngày Tết. những loại hoa lai đua nhau khoe sắc. Hoa nào cũng đẹp, cũng quý nhưng em thích nhất là cây mai vàng đang trổ hoa trong ngày Tết bởi vì hoa mai có màu vàng tượng trưng cho sự sang trọng, quý phái nhưng lại mang vẻ đẹp dịu dàng, đáng yêu, gần gũi với đời thường.Trước Tết, cây mai vàng chỉ còn lại những cảnh khẳng khiu, trụi lá. Thế nhưng gốc ai trông...
Đọc tiếp

cho mình xin nhận xét nha:

Vào ngày Tết. những loại hoa lai đua nhau khoe sắc. Hoa nào cũng đẹp, cũng quý nhưng em thích nhất là cây mai vàng đang trổ hoa trong ngày Tết bởi vì hoa mai có màu vàng tượng trưng cho sự sang trọng, quý phái nhưng lại mang vẻ đẹp dịu dàng, đáng yêu, gần gũi với đời thường.

Trước Tết, cây mai vàng chỉ còn lại những cảnh khẳng khiu, trụi lá. Thế nhưng gốc ai trông khỏe mạnh, vững chãi. Thân mai uốn lượn thật uyển chuyển. Nhìn cây trút lá, em cảm thấy buồn nhưng em biết rằng đó là một hi sinh cao cả, những chiếc là già nhường chỗ cho những chiếc lá non chào đời, tiếp tục vươn lên để hòa nhịp với cuộc sống đang hướng tới mùa xuân.

Đến ngày Tết, cùng với cảnh vật giao mùa, cây mai vàng nở rộ, lung linh những chùm hoa tươi thắm. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Màu hoa vàng tươi ấm áp. Cây mai vàng làm đẹp cho Phòng khách

, đậm đà hương vị của ngày Tết. Những câu đối đỏ, những lời chúc mừng năm mới trong những cánh thiệp nhỏ treo trên cành mai thì đẹp, ý nghĩa biết nhường nào.

Tết qua đi, mai kết trái. Những chùm quả nhỏ cũng thật là duyên dáng. Trái chín có màu đen óng ánh như hạt cườm. Từng chùm trái kết trên từng tán lá đã tạo nên một vẻ xum xuê, trù phú. Nhìn mai đơm bông, kết trái trong ngày Tết, ngày xuân, con người sẽ hình dung sự no ấm, hạnh phúc, an khang thịnh vượng của gia đình mình trong năm mới.

Hình ảnh cay mai ngày Tết đã làm cho tâm hồn em thêm phong phú. Em rất mong vẻ đẹp của hoa mai mà năm tới gia đình em sẽ gặp nhiều may mắn.

5
20 tháng 2 2018

hay nhưng câu đầu nghe lủng củng quá

20 tháng 2 2018

Có 1 chỗ viết sai chính tả

Rời rạc, thiếu tính thống nhất

Kb nha.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:“Dù vẫn biết Việt Nam là đất nước bốn mùa cây trái, loài cây nào cũng đẹp, cũng quý nhưng suốt từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau, trên dải đất hình chữ S thân thuộc đến tận các hải đảo xa xôi, “đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn”. Liệu có loài cây nào trên đất nước Việt Nam ta có sức sống mạnh mẽ và bất diệt hơn cây tre?...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Dù vẫn biết Việt Nam là đất nước bốn mùa cây trái, loài cây nào cũng đẹp, cũng quý nhưng suốt từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau, trên dải đất hình chữ S thân thuộc đến tận các hải đảo xa xôi, “đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn”. Liệu có loài cây nào trên đất nước Việt Nam ta có sức sống mạnh mẽ và bất diệt hơn cây tre? Liệu có loài cây nào đã được hiện diện oai hùng trong huyền thoại ngay từ những ngày lập nước như cây tre của Thánh Gióng? Liệu có loài cây nào được hiện diện gần gũi trong các câu chuyện cổ tích suốt chiều dài dựng nước như cây gậy trúc của ông Bụt hiền từ? Liệu có loài cây nào đến tận ngày kháng chiến hôm nay vẫn vươn mình chở che cho các anh lính cụ Hồ trên đường công tác, để có nhà thơ cất lời ca ngợi “bóng tre trùm mát rượi”?Cây tre vì thế, gắn bó ruột rà với mỗi người dân Việt Nam. Tre hiện diện trong cảnh quan thiên nhiên, tre còn đi vào tâm thức văn hóa dân tộc theo suốt chiều dài lập làng, dựng nước. “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp”. Nhà văn đã vinh danh cây tre Việt Nam bởi tất cả sự tham dự của nó vào đời sống văn hóa Việt Nam. Dưới bóng mát của tàng tre, người dân Việt Nam đã sinh thành, khôn lớn để đến tận lúc ốm đau, già chết lại trở về với gốc lúa bờ tre hồn hậu. Ngày xưa là thế, lúc này là thế và mãi sau này cũng vẫn là như thế…”

1)Hãy tìm các dẫn chứng trong đoạn văn thể hiện sự gắn bó của cây tre với con người, dân tộc Việt Nam. Từ các dẫn chứng ấy, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?

2)Từ đoạn văn trên, em hãy cho biết vì sao cây tre được xem là biểu tượng cho những phẩm chất cao quý của dân tộc Việt Nam?

1
20 tháng 8 2016

1)

Các dẫn chứng:

* - Là loài cây hiện diện gần gũi trong các câu chuyện cổ tích suốt chiều dài dựng nước.

- Loài cây đến tận ngày kháng chiến hôm nay vẫn vươn mình chở che cho các anh lính cụ Hồ trên đường công tác, để có nhà thơ cất lời ca ngợi “bóng tre trùm mát rượi”.

- Tre hiện diện trong cảnh quan thiên nhiên, tre còn đi vào tâm thức văn hóa dân tộc theo suốt chiều dài lập làng, dựng nước. “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp”.

- Dưới bóng mát của tàng tre, người dân Việt Nam đã sinh thành, khôn lớn để đến tận lúc ốm đau, già chết lại trở về với gốc lúa bờ tre hồn hậu. Ngày xưa là thế, lúc này là thế và mãi sau này cũng vẫn là như thế…”

2)

Cây tre là biểu tượng cho những phẩm chất cao quý của dân tộc Việt Nam vì:

-  Cây tre kiên cường, bất khuất(“Loài cây đến tận ngày kháng chiến hôm nay vẫn vươn mình chở che cho các anh lính cụ Hồ trên đường công tác…”)

- Tre chung thủy, có sức sống bền bỉ, vững vàng, vượt moi gian lao, thữ thách (“Liệu có loài cây nào trên đất nước Việt Nam ta có sức sống mạnh mẽ và bất diệt hơn cây tre?”, “Dưới bóng mát của tàng tre, người dân Việt Nam đã sinh thành, khôn lớn để đến tận lúc ốm đau, già chết lại trở về với gốc lúa bờ tre hồn hậu. Ngày xưa là thế, lúc này là thế và mãi sau này cũng vẫn là như thế…”)