K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3 2017

a) Nhận xét:

-Nhiệt độ trung bình tháng I và trung bình năm của các địa điểm có sự chênh lệch theo chiều hướng tăng dần từ Bắc vào Nam. Sự chênh lệch rõ nhất là vào tháng I: Lạng Sơn 13,3oC, TP. Hồ Chí Minh 25,8 o C.

Nhiệt độ trung bình tháng VII giữa các địa điểm ít có sự chênh lệch.

b) Nguyên nhân

Càng vào Nam, càng gần xích đạo thì bề mặt Trái Đất càng nhận được nhận lượng bức xạ. Mặt Trời lớn do góc chiếu của tia sáng Mặt Trời lớn và khoảng thời gian giữa hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh dài hơn.

-Tháng I, chênh lệch nhiệt độ từ Bắc vào Nam rõ rệt vì miền Bắc chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc.

-Tháng VII, không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm từ Bắc vào Nam không rõ rệt. Ở TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ tháng VII thấp hơn các địa điểm khác vì đây là tháng có mưa lớn (tháng nóng nhất ở TP.Hồ Chí Minh là tháng IV: 28,9 oC.



31 tháng 3 2017

a) Nhận xét:

-Nhiệt độ trung bình tháng I và trung bình năm của các địa điểm có sự chênh lệch theo chiều hướng tăng dần từ Bắc vào Nam. Sự chênh lệch rõ nhất là vào tháng I: Lạng Sơn 13,3oC, TP. Hồ Chí Minh 25,8 o C.

Nhiệt độ trung bình tháng VII giữa các địa điểm ít có sự chênh lệch.

b) Nguyên nhân

Càng vào Nam, càng gần xích đạo thì bề mặt Trái Đất càng nhận được nhận lượng bức xạ. Mặt Trời lớn do góc chiếu của tia sáng Mặt Trời lớn và khoảng thời gian giữa hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh dài hơn.

-Tháng I, chênh lệch nhiệt độ từ Bắc vào Nam rõ rệt vì miền Bắc chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc.

-Tháng VII, không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm từ Bắc vào Nam không rõ rệt. Ở TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ tháng VII thấp hơn các địa điểm khác vì đây là tháng có mưa lớn (tháng nóng nhất ở TP.Hồ Chí Minh là tháng IV: 28,9 oC.

11 tháng 2 2018

a) Nhận xét

   - Nhiệt độ trung bình năm và tháng 1 đều tăng từ Bắc vào Nam.

Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng rất nhanh từ Bắc vào Nam, nghĩa là nhiệt độ phía Bắc thấp hơn nhiều so với phía Nam.

   - Nhiệt độ trung bình tháng 7 nhìn chung ít thay đổi khi từ Bắc vào Nam.

b) Nguyên nhân

   - Do vĩ độ địa lí, càng vào Nam càng gần xích đạo, nhận được lượng bức xạ lớn hơn.

   - Do tác động của gió mùa Đông Bắc, nên nhiệt độ vào tháng 1 ở phía Bắc hạ rất thấp so với phía Nam. Như vậy, gió mùa Đông Bắc là nguyên nhân chủ yếu gây nên sự tăng nhiệt độ từ Bắc vào Nam.

27 tháng 12 2020

2.

Nhận xét: 

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nhiệt độ trung bình tháng I, nhiệt độ trung bình tháng VII và nhiệt độ trung bình năm đều có sự thay đổi từ Bắc vào Nam.

 + Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (Hà Nội: 23,50C, Huế: 25,10C, TP.Hồ Chí Minh: 27,10C).

 + Nhiệt độ trung bình tháng I: cũng tăng dần từ Bắc vào Nam (Lạng Sơn: 13,30C, Huế: 19,70C, TP. Hồ Chí Minh: 25,80C)

 + Nhiệt độ trung bình tháng VII: cao nhất ở khu vực miền Trung (Huế: 29,4; Quy Nhơn: 29,70C), khu vực miền Nam và Bắc Bộ có nhiệt độ thấp hơn tuy nhiên vẫn ở mức cao trên 270C (Lạng Sơn: 270C, Hà Nội: 28,90C, TP. Hồ Chí Minh: 27,10C).

- Giải thích:

 + Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam vì càng về phía Nam góc nhập xạ càng lớn nên lượng nhiệt nhận được càng lớn, nhiệt độ tăng dần.

 + Tháng I, chênh lệch nhiệt độ giữa 2 miền Bắc Nam rõ rệt do miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, nhiệt độ giảm sâu; miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nóng quanh năm.

 + Tháng VII, không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm từ Bắc vào Nam không rõ rệt.

Nhiệt độ trung bình tháng VII cao nhất ở miền Trung vì vào thời điểm này miền Trung chịu tác động mạnh mẽ của hiệu ứng phơn khô nóng. Ở TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ tháng VII thấp hơn các địa điểm khác vì đây là tháng có mưa lớn (tháng nóng nhất ở TP.Hồ Chí Minh là tháng IV: 28,90C).

27 tháng 12 2020

3.

Nguyên nhân miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh giá nhất cả nước là do:

- Thứ nhất miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là một vùng núi thấp, hướng vòng cung, mở rộng về phía bắc và đông bắc tạo hành lang hút gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu rộng.

- Thứ hai miền nằm ở vị phía Bắc - là nơi đầu tiên và trực tiếp chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc (miền đón những đợt gió mùa đầu tiên và cuối cùng) với một mùa đông kéo dài nhất cả nước (đến sớm và kết thúc muộn).

- Thứ ba là do vị trí tiếp giáp khu vực ngoại chí tuyến nên ít nhận được bức xạ Mặt Trời nhất so với hai miền còn lại.

 
30 tháng 5 2018

Căn cứ vào bảng số liệu, nhận xét thấy nhiệt độ nước ta phân hóa theo Bắc - Nam, nhiệt độ trung bình tăng dần từ Bắc vào Nam => Chọn đáp án D

1 tháng 2 2018

HƯỚNG DẪN

a) Chế độ nhiệt

- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ bắc vào nam (Huế: 23,8°C; Đà Nẵng: 25,2°C; Nha Trang: 26,7°C).

- Nhiệt độ tháng cực đại chênh lệch nhau không đáng kể (Huế: 29,0°C; Đà Nẵng: 29,7°C; Nha Trang: 28,8°C). Nhiệt độ tháng cực tiểu tăng dần từ bắc vào nam (Đồng Hới: 17,0°C; Đà Nẵng: 20,0°C; Nha Trang: 24,0°C).

- Biên độ nhiệt tăng dần từ bắc vào nam (Đồng Hới: 12,0°C; Đà Nẵng: 9,7°C; Nha Trang: 4,8°C).

- Cả ba địa điểm đều có biến trình nhiệt một cực đại và một cực tiểu. Tuy nhiên, nếu như tháng có nhiệt độ cực đại ở Đồng Hới và Đà Nẵng là tháng 7, thì ở Nha Trang là tháng 6.

b) Chế độ mưa

- Tổng lượng mưa lớn nhất là ở Huế (4481,0mm), tiếp đến là Đà Nẵng (3647,8); thấp nhất là ở Nha Trang (1327,6),

- Tháng mưa cực đại khác nhau giữa các địa điểm (Huế: tháng X; Đà Nẵng: tháng XI; Nha Trang: tháng XI).

- Mùa mưa đều vào thu đông, nhung ở phía bắc đến sớm hơn ở phía nam: Huế có mùa mưa từ tháng IX đến tháng I, Đà Nẵng từ tháng VIII - I, Nha Trang từ tháng VII-XII.

31 tháng 12 2019

Dựa vào bảng số liệu đã cho dễ nhận thấy nhiệt độ trung bình tháng VII giữa các địa điểm chênh lệch ít trong khi nhiệt độ trung bình tháng I giữa các địa điểm chênh lệch lớn (giữa Lạng Sơn và TP Hồ Chí Minh nhiệt độ trung bình tháng I chênh lệch tới 12,50C)

=> Chọn đáp án D

6 tháng 5 2017

Đáp án A

- Vào mùa đông, miền Bắc trực tiếp đón gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh và kéo dài, làm hạ thấp nền nhiệt (có 3 tháng nhiệt độ dưới 150C), biên độ nhiệt năm lớn (9 – 120C). Gió này bị chặn lại ở dãy Bạch Mã nên từ Đà Nẵng trở vào gần như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc khô lạnh.

- Ngoài ra, do lãnh thổ nước ta kéo dài từ Bắc xuống Nam (lãnh thổ trải dài trên 15 vĩ tuyến) nên đi từ Bắc vào Nam càng gần xích đạo =>góc nhập xạ càng lớn nên lượng nhiệt nhận được càng lớn -> miền Nam có nhiệt độ cao và ổn định quanh năm, không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C)

=> Do vậy nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam

14 tháng 6 2018

Vẽ biểu đồ:

Để học tốt Địa Lý 12 | Giải bài tập Địa Lý 12

- Nhận xét:

 

   + Trong cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá năm 2005, đứng đầu là nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, tiếp đến là nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, sau cùng là nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản.

   + Từ 1995 đến 2005: giá trị xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng, nhưng trong giai đoạn 2000 - 2005, lại giảm nhẹ; nhóm hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh; nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản giảm.

12 tháng 10 2019

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

+ Tính cơ cấu:

Cơ cấu diện tích gieo trồng lúa nước ta phân theo vùng

(Đơn vị: %)

+ Tính bán kính đường tròn  ( r | 966 ,   r 2 ( ) i   | ) :

r 1996 = 1 , 0 r 2011 = 7655 7044 = 1 , 05

-Vẽ:

Biểu đồ thế hiện quy mô, cơ cấu diện tích gieo trồng lúa nước ta năm 1996 và năm 2011

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- So với năm 1996, diện tích gieo trồng lúa năm 2011 tăng 651 nghìn ha (tăng gấp 1,09 lần).

- Từ năm 1996 đến năm 2011, cơ cấu diện tích gieo trồng lúa phân theo vùng của nước ta có sự thay đổi:

+ Tỉ trọng diện tích lúa vùng Đồng bằng sông Hồng giảm 1,8% .

+ Tỉ trọng diện tích lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng 4,3%.

+ Tỉ trọng diện tích lúa các vùng khác giảm 2,5%.

* Giải thích

- Diện lích gieo trồng lúa tăng do nước ta thực hiện tăng vụ, thâm canh, mở rộng diện tích đất trồng lúa.

- Cơ cấu thay đổi do:

+ Tiềm năng đất đai, khí hậu,... khác nhau giữa các vùng.

+ Các nhân tố khác (thay đổi cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu nông nghiệp,...).

24 tháng 6 2017

Dựa vào bảng số liệu đã cho, nhận xét thấy giai đoạn 1992-2015, Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng, tăng 6,9%; tỉ trọng hàng Nông-lâm-thủy sản giảm nhanh, giảm 12,5%

=> tỉ trọng hàng Nông-lâm-thủy sản giảm nhiều hơn số tăng của Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản

=> nhận xét Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng nhanh hơn số giảm của hàng nông-lâm-thủy sản là không đúng => Chọn đáp án A