Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vẽ biểu đồ:
- Nhận xét:
+ Trong cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá năm 2005, đứng đầu là nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, tiếp đến là nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, sau cùng là nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản.
+ Từ 1995 đến 2005: giá trị xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng, nhưng trong giai đoạn 2000 - 2005, lại giảm nhẹ; nhóm hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh; nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản giảm.
Gợi ý làm bài
a) Vẽ biểu đồ
Đường biểu diễn thể hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm của nước ta qua các năm 1990, 1995, 2000 và 2002
b) Nhận xét và giải thích
- Đàn lợn và gia cầm tăng nhanh nhất: đây là nguồn cung cấp thịt chủ yếu. Do nhu cầu về thịt, trứng tăng nhanh, và do giải quyết tốt nguồn thức ăn cho chăn nuôi, có nhiều hình thức chăn nuôi đa dạng, ngay cả chăn nuôi theo hình thức công nghiệp ở hộ gia đình.
- Đàn trâu không tăng, chủ yếu do nhu cầu về sức kéo của trâu, bò trong nông nghiệp đã giảm xuống (nhờ cơ giới hoá nông nghiệp).
Nhận xét:
+ Trong cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng (năm 2005), chiếm tỉ trọng cao nhất là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (41,0%), tiếp đến là hàng công nghiệp nặng và khoáng sản (36,1%) và thấp nhất là hàng nông, lâm, thủy sản (22,9%).
+ Từ năm 1995 đến năm 2005, cơ cấu giá trị xuât khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng của nước ta có sự thay đổi:
Tăng tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, từ 25,3% năm 1995 lên 36,1% năm 2005 (tăng 10,8%). Tăng nhanh tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, từ 28,5% năm 1995 lên 41,0% năm 2005 (tăng 12,5%). Giảm tỉ trọng hàng nông, lâm, thủy sản, từ 46,2% năm 1995 xuống còn 22,9% năm 2005 (giảm 23,3%).
Thành phố Hồ Chí Minh có phân hóa mùa mưa khô rõ rệt với mùa mưa từ tháng 5- tháng 10, lượng mưa hầu hết trên 200mm/tháng , mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa hầu hết dưới 50mm/tháng.
Thành phố Hồ Chí Minh có biên độ nhiệt năm nhỏ (2-30C), tháng mưa cực đại vào tháng 9 và không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C => Chọn đáp án B
Gợi ý làm bài
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1999 - 2010
(Đơn vị: %)
-Vẽ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1999-2010
b) Nhận xét
Để nhận xét một cách đầy đủ, cần xử lí tiếp bảng số liệu. Kết quả xử lí:
Nhận xét tình hình xuất nhập khẩu giai đoạn 1999 - 2010:
- Tình hình chung:
+ Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng liên tục, từ 23283,5 triệu USD (năm 1999) lên 157075,3 triệu USD (năm 2010), tăng gấp 6,75 lần.
+ Giá trị xuất khẩu tăng gấp 6,26 lần, giá trị nhập khẩu tăng 7,23 lần.
- Tương quan giữa xuất khẩu và nhập khẩu:
+ Nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu nên cơ cấu xuất nhập khấu chưa thật sự cân đối.
+ Nước ta vẫn là nước nhập siêu, với mức độ có xu hướng tăng.
+ Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu có sự khác nhau giữa các giai đoạn.
- Tỉ trọng giá trị sản xuất của nông, lâm, ngư nghiệp giảm, công nghiệp - xây dựng tăng, dịch vụ có nhiều biến chuyển. Năm 2005, trong cơ cấu kinh tế, ngành nông, lâm, ngư chiếm 21,0%; công nghiệp -xây dựng chiếm 41%; dịch vụ chiếm 38,0%.
- Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theọ chiều hướng tích cực (xu thế chung là giảm tỉ trọng của khu vực I và tăng tỉ trọng của khu vực II và II); tuy nhiên còn chậm.
Dựa vào bảng số liệu đã cho, áp dụng công thức tính tỉ suất gia tăng tự nhiên = tỉ suất sinh thô - tỉ suất tử thô
Ta có bảng Tỉ suất gia tăng tự nhiên của nước ta, giai đoạn 2009 - 2015
(Đơn vị: %)
Nhận xét thấy Tỉ suất gia tăng tự nhiên có xu hướng (giảm từ 10.8% năm 2009 giảm còn 9,4% năm 2015)
=> Chọn đáp án B
Vẽ biểu đồ:
Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của Đông Nam Bộ qua các năm 1995, 2005.
Nhận xét
– Giá trị sản xuất công nghiệp giữa các thành phần kinh tế có sự chênh lệch: cao nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, tiếp theo la khu vực Nhà nước và thấp nhất là khu vực ngoài Nhà nước.
– So với năm 1995, giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ năm 2005 tăng gấp 3,95 lần (từ 50.508 tỉ đồng năm 1995 lên 199.622 tỉ đồng năm 2005).
+ Khu vực Nhà nước tăng gấp 2,45 lần (từ 19.607 tỉ đồng năm 1995 lên 48.58 tỉ đồng năm 2005), thấp hơn mức tăng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng.
+ Khu vực ngoài Nhà nước tăng gấp 4,7 lần (từ 9.942 tỉ đồng năm 1995 lên 46.738 tỉ đồng năm 2005), cao hơn mức tăng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng (3,95 lần).
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh nhất gấp 5,0 lần (từ 20.959 tỉ đồng năm 1995 lên 104.826 tỉ đồng năm 2005), cao hơn mức tăng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng.