K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

- Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của Liên bang Nga năm 2000 và năm 2020

- Nhận xét: Cơ cấu GDP của Liên bang Nga có sự thay đổi giữa năm 2000 và năm 2020. Cụ thể:

+ Giảm cơ cấu GDP ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, giảm từ 5,8% năm 2000 xuống chỉ còn 4% năm 2020.

+ Giảm tiếp cơ cấu GDP ngành công nghiệp - xây dựng, giảm từ 33,9% năm 2000 xuống 29,9% năm 2020.

+ Tăng cơ cấu GDP ngành dịch vụ từ 49,7% năm 2000 lên 56,1% năm 2020.

+ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm nhẹ không đáng kể trong suốt 20 năm, từ 10,6% năm 2000 xuống 10% năm 2020.

5 tháng 8 2023

Biểu đồ - Tham khảo:

loading...

5 tháng 8 2023

Nhận xét:

- Nông, công nghiêp có xu hướng giảm từ năm 1990- 2020 và tăng ngàng dịch vụ và thuế. 

- Những năm thập niên 90, Liên bang Nga đang rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội trầm trọng. Từ năm 2000, chiến lược kinh tế mới được thực hiện, đã từng bước đưa Liên bang Nga thoát khỏi khủng hoảng và đạt nhiều thành tựu.

6 tháng 8 2023

Nhận xét:

+ Nông nghiệp: giảm tỉ trọng

+ Tăng công nghiệp và xây dựng, dịch vụ,...

7 tháng 11 2023

Biểu đồ: 

loading...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

- Nhận xét: cơ cấu dân số ở khu vực Tây Nam Á đang có sự thay đổi thể hiện đó là sự chuyển dịch cơ cấu theo độ tuổi. Cụ thể:

 

+ Năm 2000 dân số dưới 15 tuổi chiếm 36.4% đến năm 2020 con số này đã giảm còn 28,7%.

+ Nhóm dân số từ 15 đến 64 tuổi năm 2000 là 59,1; đến năm 2020 là 65,6%.

+ Nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên năm 2000 là 4,5%, năm 2020 là 5,7%.

=> Như vậy, có thể thấy cơ cấu dân số Tây Nam Á đang có sự chuyển dịch từ cơ cấu dân số trẻ sáng cơ cấu dân số già, nguyên nhân là do mức sống dân số ngày càng được nâng cao, chính trị dần ổn định, đời sống dược chăm lo.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:
loading...

9 tháng 8 2023

Tham khảoloading...
 

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Nhận xét:

- Trong giai đoạn 2010 - 2020, sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu thô của Liên bang Nga có nhiều biến động, nhìn chung có xu hướng giảm

+ Về sản lượng dầu thô khai thác:

▪ Từ năm 2010 - 2018: tăng 698.1 nghìn thùng/ ngày

▪ Từ 2018 - 2020: giảm 923.4 nghìn thùng/ ngày.

+ Về sản lượng dầu thô xuất khẩu:

▪ Từ năm 2010 - 2018: tăng 229.3 nghìn thùng/ ngày

▪ Từ 2018 - 2020: giảm 410.1 nghìn thùng/ ngày.

- Sản lượng khai thác và xuất khẩu khí tự nhiên của Liên bang Nga trong giai đoạn 2010 - 2020, có nhiều biến động, nhìn chung có xu hướng giảm

+ Về sản lượng khí tự nhiên khai thác:

▪ Từ năm 2010 - 2018: tăng 58.2 triệu m3.

▪ Từ 2018 - 2020: giảm 110.6 triệu m3.

+ Về sản lượng khí tự nhiên xuất khẩu:

▪ Từ năm 2010 - 2018: tăng 40.1 triệu m3.

▪ Từ 2018 - 2020: giảm 10.4 triệu m3.

5 tháng 8 2023

Biểu đồ - Tham khảo:

loading...

6 tháng 11 2023

Tham khảo
loading...

- Nhìn chung, ngành công nghiệp khai thác dầu khí của Liên bang Nga vẫn luôn phát triển ổn định với sản lượng khai thác không ngừng tăng lên, chỉ riêng giai đoạn năm 2020 có sự sụt giảm do sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

- Theo thống kê của Liên bang Nga, năm 2018 nước này đã khai thác 556 triệu tấn dầu và 725 tỷ tấn khí đốt, thu về ngân sách khoảng 9 nghìn tỷ rub (tương đương 137 tỷ USD). Sản lượng khai thác dầu của Liên bang Nga chiếm khoảng 11,5% sản lượng khai thác dầu toàn cầu với giá trị xuất khẩu chiếm tới 13% tổng giá trị xuất khẩu dầu mỏ thế giới. Không chỉ sở hữu những con số ấn tượng, vị thế và vai trò của Liên bang Nga trên thị trường năng lượng thế giới cũng không ngừng được khẳng định. Đến năm 2020 nước này đã khai thác 524,4 triệu tấn dầu và 557,6 tỉ m3 khí.

- Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường Liên bang Nga, trữ lượng dầu thô của Liên bang Nga khoảng 9,04 tỷ tấn trong khi trữ lượng khí đốt là khoảng 14,47 tỷ m3 (thống kê của Tập đoàn BP thậm chí còn cao hơn với trữ lượng dầu thô của Liên bang Nga là khoảng 14,5 tỷ và khí đốt là 35 tỷ m3). Bộ Năng lượng Liên bang Nga cho biết, với tốc độ khai thác như hiện nay thì lượng dầu thô của Nga sẽ đủ để khai thác trong vòng 30 năm và lượng khí đốt là trong vòng 100 năm.

- Mặc dù gặp khó khăn do lệnh cấm vận từ các nước phương Tây nhưng các tập đoàn năng lượng Nga đều cố gắng khắc phục khó khăn và đưa vào hoạt động một loạt các dự án trọng điểm như Sila Sibiri, Severnyi Potok 2, Tureskii Potok. Riêng dự án Yamal LNG mới đây nhất đã giúp Liên bang Nga vượt Mỹ để trở thành đối tác cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất cho Châu Âu.

- Nhờ không ngừng áp dụng các công nghệ khai thác hiện đại mà trong năm 2018 có đến 2 công ty của Liên bang Nga nằm trong danh sách các công ty có sản lượng khai thác dầu khí lớn nhất thế giới và doanh thu của các công ty dầu khí Liên bang Nga trong năm 2018 đạt gần 57,7 tỷ USD.

6 tháng 8 2023

Biểu đồ - Tham khảo:

loading...

6 tháng 8 2023

- Nhận xét: Nhìn chung tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc giai đoạn 1978 - 2020 có sự biến động:

+ Giai đoạn 1978 - 2000 tăng trưởng GDP giảm, giảm từ 11,3% xuống chỉ còn 8,5%.

+ Giai đoạn 2000 - 2010 tăng trưởng GDP tăng đột biến, tăng từ 8,5% lên 10,6%.

+ Giai đoạn 2010 - 2019, tăng trưởng GDP lại giảm, từ 10,6% giảm xuống chỉ còn 6%.

+ Giảm mạnh nhất là từ 2019 đến 2020, trong 1 năm mà tăng trưởng GDP giảm gần 4%, từ 6% xuống chỉ còn 2,2%.

6 tháng 8 2023

Biểu đồ - Tham khảo:

loading...

- Nhận xét: Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực Tây Nam Á trong giai đoạn 2010 - 2020 có xu hướng suy giảm. Cụ thể từ mức 6% năm 2010 giảm xuống chỉ còn 1,1% năm 2015 và giảm sâu xuống - 6,3% tạo ra mức độ chênh lệch lớn.

- Giải thích:

+ Giai đoạn 2010 tăng trưởng GDP đạt 6% do nhiều quốc gia khu vực Tây Nam Á chuyển từ nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và hàng thủ công sang ngành công nghiệp dầu khí nên tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.

+ Giai đoạn 2015, tăng trưởng GDP giảm xuống chỉ còn 1,1% vì chịu ảnh hưởng nhiều biến động (bất ổn xã hội - chính trị, cuộc chiến giá dầu).
+ Giai đoạn 2020 tăng trưởng GDP âm, xuống mức -6,3%, do một số quốc gia chuyển sang phát triển nền kinh tế tri thức, tập trung nghiên cứu và phát triển, giảm sự lệ thuộc vào dầu khí, bên cạnh đó còn chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nền kinh tế khu vực bị khủng hoảng, thu nhập GDP và thu nhập bình quân đầu người đều giảm.