Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của điều kiện tự nhiên...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 10 2018

HƯỚNG DẪN

- Các loại hình giao thông vận tải nước ta: đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, hàng không, đường ống; mỗi loại đường phát triển chịu sự tác động của một số loại điều kiện tự nhiên khác nhau.

- Vị trí địa lí

+ Nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dượng, hệ thống đường bộ và đường sắt có điều kiện để gắn với hệ thống đường bộ châu Á.

+ Nằm kề đường hàng hải quốc tế từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, từ Bắc Á đến Ôxtrâylia, thuận lợi cho giao lưu quốc tế bằng đường biển.

+ Nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, từ TP. Hồ Chí Minh có đường bay đến các nước trong khu vực Đông Nam Á gần như có độ dài tương đương nhau.

- Lãnh thổ: Nước ta kéo dài theo chiều bắc nam trên 15 độ vĩ tuyến, hẹp ngang, nên giao thông đường bộ và đường sắt nước ta kéo dài trên lãnh thổ, các tuyến đường dài nhất nước ta đều chạy theo hướng bắc nam.

- Địa hình

+ Đồi núi nước ta chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ và bị chia cắt dữ dội nên giao thông đường bộ và đường sắt phải chi phí nhiều trong khắc phục độ dốc và xây dựng nhiều cầu cống, các công trình phòng chống thiên tai (trượt đất, núi lở...). Đặc biệt, giao thông đường sắt khó phát triển ở các miền núi vốn có độ dốc lớn.

+ Hướng núi và các thung lũng sông hướng tây bắc - đông nam thuận lợi cho phát triển giao thông theo hướng tây bắc - đông nam hoặc tây - đông từ đồng bằng ven biển đi sâu vào vùng núi phía tây hoặc tây bắc.

+ Ven biển từ bắc vào nam là các đồng bằng thuận lợi cho phát triển giao thông đường bộ từ bắc vào nam. Tuy nhiên, do ở miền Trung có các dãy núi đâm ngang ra biển nên phải chi phí lớn để xây dựng hầm đường bộ và khắc phục độ dốc địa hình trong giao thông đường ô tô và đường sắt.

- Khí hậu

+ Nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho hoạt động giao thông trong suốt năm.

+ Tuy nhiên, do sự phân mùa nên gây khó khăn cho giao thông đường sông về cả mùa khô và mùa mưa bão.

+ Hằng năm, có nhiều cơn bão trên Biển Đông đổ bộ vào đất liền gây gián đoạn cho giao thông đường biển, đường sông và đường hàng không.

- Sông ngòi

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho phát triển giao thông đường sông.

+ Tuy nhiên, do diện tích đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ nên giao thông đường sông chỉ phát triển trên từng đoạn ngắn ở hạ lưu các sông.

+ Sông ngòi dày đặc (ở dọc ven biển miền Trung cứ 10 km gặp một cửa sông) nên chi phí xây dựng cầu cống cho giao thông đường bộ và đường sắt rất tốn kém.

- Biển

+ Nước ta có đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh, cửa sông, nhất là các vịnh biển sâu thuận lợi cho xây dựng các cảng biển, nhất là các cảng nước sâu.

+ Vùng biển nước ta rộng, tiếp giáp với vùng biển của nhiều nước trên Biển Đông, thuận lợi cho mở các tuyến đường biển trong nước và đi đến các nước trong khu vực và thế giới.

26 tháng 9 2018

HƯỚNG DẪN

- Tác động của địa hình đến loại hình giao thông, hướng các tuyến đường, chi phí xây dựng cầu đường... của giao thông đường bộ, đường sắt.

- Tác động của khí hậu đến thời gian hoạt động của các loại hình giao thông vận tải, đến chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông.

- Tác động của mạng lưới sông ngòi đến giao thông đường sông và chi phí xây dựng cầu đường của mạng lưới đường bộ, đường sắt.

- Tác động của đường bờ biển và vùng biển đối với giao thông vận tải biển (cảng biển, mạng lưới giao thông đường biến).

9 tháng 1 2019

HƯỚNG DẪN

a) Thuận lợi

- Vị trí địa lí: Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, nằm trên đường hàng hải quốc tế, có nhiều thuận lợi để phát triển giao thông hội nhập với khu vực và châu lục.

- Địa hình

+ Phía đông là đồng bằng nối liền nhau từ Bắc vào Nam tạo thuận lợi cho giao thông đường bộ theo chiều bắc nam.

+ Có các thung lũng chạy theo hướng tây bắc - đông nam hoặc nằm giữa các vòng cung Đông Bắc, tạo thuận lợi cho phát hiển giạo thông từ đồng bằng đi sâu vào các khu vực đồi núi.

- Sông ngòi: Hệ thống sông ngòi chằng chịt ở khắp lãnh thổ đất nước với nhiều cửa sông ra biển. Ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, mạng lưới sông ngòi phủ hầu khắp lãnh thổ, thuận lợi cho phát hiển giao thông đường sông.

- Biển

+ Vùng biển rộng, giáp với nhiều nước.

+ Đường bờ biển dài 3260 km, nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió, thuận lợi cho xây dựng cảng.

+ Nằm trên đường hàng hải quốc tế.

- Khí hậu: Nhiệt đói ẩm gió mùa thuận lợi cho phát triển giao thông quanh năm.

b) Khó khăn

- Địa hình có 3/4 là đồi núi, nhiều vùng hiểm trở, hướng núi chủ yếu là tây bắc - đông nam, gây khó khăn cho phát triển giao thông miền núi và theo chiều bắc nam.

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc làm tăng chi phí cho xây dựng hệ thống giao thông đường bộ (cầu, cống...).

- Sông ngòi có nhiều sa bồi và thay đổi thất thường về độ sâu luồng lạch.

- Thiên tai (bão, hạn hán...), các đợt gió mùa Đông Bắc mạnh... gây khó khăn cho giao thông, nhất là giao thông vận tải đường sông, biển...

18 tháng 9 2017

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích tác động của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tới phát triển nông nghiệp nhiệt đới của nước ta.

- Thuận lợi

+ Nhiệt ẩm dồi dào cho phép cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển quanh năm; tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao năng suất cây trồng, tăng vụ, xen vụ, luân canh...

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá rõ rệt theo chiều bắc - nam và theo chiều cao địa hình cho phép đa dạng hoá cơ cấu mùa vụ và cây trồng, vật nuôi...

+ Sự phân hoá mùa của khí hậu là cơ sở để có lịch thời vụ khác nhau giữa các vùng, nhờ thế có sự chuyển dịch mùa vụ từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên trung du, miền núi.

+ Mùa đông lạnh còn cho phép phát triển tập đoàn cây trồng vụ đông đặc sắc ở Đồng bằng sông Hồng và các cây trồng, vật nuôi cận nhiệt đới và ôn đới trên các vùng núi.

+ Sự phân hoá các điều kiện địa hình, đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi phải áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

• Ở trung du và miền núi, thế mạnh là các cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.

• Ớ đồng bằng, thế mạnh là các cây trồng ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ và nuôi trồng thuỷ sản.

- Khó khăn

+ Tính thất thuờng của các yếu tố thời tiết và khí hậu gây khó khăn cho hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, phòng chống thiên tai...

+ Thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi... thường xảy ra.

b) Nông nghiệp hàng hoá nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ở những vùng có truyền thống sản xuất hàng hoá, các vùng gần với các trục giao thông và các thành phố lớn

- Đặc trưng của nền nông nghiệp hàng hoá là:

+ Người nông dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất ra.

+ Mục đích sản xuất: Tạo ra nhiều lợi nhuận.

+ Sản xuất theo hướng đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hoá, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới; nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.

- Những đặc điểm đó của nông nghiệp hàng hoá được đáp ứng một cách thuận lợi ở ở những vùng có truyền thống sản xuất hàng hoá, các vùng gần với các trục giao thông và các thành phố lớn.

+ Vùng có truyền thống sản xuất hàng hoá là nơi có nhiều kinh nghiệm sản xuất hàng hoá và nhiều thị trường về sản phẩm hàng hoá.

+ Gần với các trục giao thông thuận tiện cho tiêu thụ nông sản và áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất, tiếp cận nhanh các dịch vụ nông nghiệp...

+ Gần các thành phố lớn là gần với thị trường tiêu thụ và nguồn cung cấp vật tư, máy móc, dịch vụ...

18 tháng 12 2018

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích những thuận lợi về tự nhiên để phát triển giao thông vận tải biển nước ta.

- Nước ta nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.

- Đường bờ biển dài, nhiều vụng biển kín, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng...

- Vùng biển rộng, giáp với vùng biển của nhiều nước.

- Vùng biển ấm quanh năm.

b) Cảng biển có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?

- Tạo điều kiện thuận lợi góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu của nước ta.

- Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của ngành ngoại thương.

- Tạo động lực phát triển kinh tế đất nước, phát triển các khu kinh tế biển.

- Góp phần khai thác có hiệu quả các lợi thế của đất nước về biển.

8 tháng 4 2019

HƯỚNG DẪN

a) Điều kiện thuận lợi cho khai thác thuỷ sản

- Đường bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.

- Vùng biển có nguồn lợi hải sản khá phong phú: Có hơn 2000 loài cá, hon 100 loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khấu cao; nhiều loài rong biển, nhuyễn thể... Ngoài ra, còn có nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò, điệp...

- Có nhiều ngư trường, trong đó 4 ngư trường trọng điểm đã được xác định: Cà Mau - Kiên Giang, Ninh Thuận- Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng - Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

b) Điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản

- Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ.

- Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều hải sản có giá trị kinh tế.

- Ven bờ có nhiều đảo, vụng, vịnh tạo điều kiện hình thành các bãi cho cá đẻ.

- Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.

13 tháng 12 2017

HƯỚNG DẪN

a) Thuận lợi

- Cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn: từ hoa màu lương thực, đồng cỏ, phụ phẩm của ngành thuỷ sản, thức ăn chế biến công nghiệp...

- Các dịch vụ về giống, thú y có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật, công nghiệp chế biến ngày càng đuợc đầu tư phát triển...

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn (trong nước với nhu cầu ngày càng cao về thịt, trứng, sữa... và một phần thị trường ngoài nước).

+ Lao động dồi dào và có kinh nghiệm.

- Chính sách phát triển, đưa chăn nuôi lên thành ngành chính.

b) Khó khăn

- Giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao vẫn còn ít, chất lượng chưa cao.

- Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm vẫn đe doạ lan tràn trên diện rộng.

- Hiệu quả chăn nuôi chưa cao và chưa ổn định.

28 tháng 11 2017

HƯỚNG DẪN

a) Tình hình phát triển

- Cơ cấu: đa dạng, chăn nuôi lợn và gia cầm, gia súc ăn cỏ: trâu, bò, ngựa, dê...). Cơ cấu giá trị sản xuất chăn nuôi có sự thay đổi qua các năm.

- Tỉ trọng trong giá trị sản xuất nông nghiệp tùng bước tăng khá vững chắc qua các năm.

+ Xu hướng nổi bật: Đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá, chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.

- Hạn chế: Giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao còn ít, chất lượng chưa cao; dịch bệnh vẫn đe doạ lan tràn trên diện rộng; hiệu quả chăn nuôi chưa cao và chưa ổn định.

b) Điều kiện phát triển

- Cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn: từ hoa mùa lương thực, đồng cỏ, phụ phẩm của ngành thuỷ sản, thức ăn chế biến công nghiệp.

- Các dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật, công nghiệp chế biến ngày càng được đầu tư phát triển...

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn (trong nước với nhu cầu ngày cáng cao về thịt, trứng, sữa... và một phần thị trường ngoài nước).

+ Lao động dồi dào và có kinh nghỉệm.

- Chính sách phát triển, đưa chăn nuôi lên thành ngành chính.

c) Các ngành chăn nuôi

- Lợn và gia cầm

+ Mục đích nuôi: lấy thịt, sữa, trứng (riêng đối với gia cầm).

+ Số lượng đàn lợn, gia cầm lớn.

+ Phân bố: Tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Gia súc

+ Mục đích nuôi: lấy thịt, sữa...

+ Số lượng đàn trâu, bò...

+ Phân bố: (nêu tên vùng và một số tỉnh nuôi nhiều trâu, bò, bò sữa).

13 tháng 1 2019

HƯỚNG DẪN

a) Công nghiệp khai thác than

- Than antraxit tập trung ở Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, nhiệt lượng 7000 - 8000 calo/kg.

- Các loại than khác: Than nâu ở Đồng bằng sông Hồng, than bùn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

- Sản lượng than khai thác mỗi năm hàng chục triệu tấn.

b) Công nghiệp khai thác dầu khí

- Tập trung ở các bể trầm tích với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích lớn nhất là bể Cửu Long và Nam Côn Sơn.

- Bắt đầu khai thác dầu mỏ từ năm 1986, sản lượng tăng; ra đời công nghiệp lọc hoá dầu Dung Quất.

- Khí tự nhiên cũng đang được khai thác để sản xuất điện, đạm (Cà Mau, Phú Mỹ).

5 tháng 11 2017

HƯỚNG DẪN

- Tiềm năng rất lớn, tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng và Đồng Nai.

- Hàng loạt nhà máy thuỷ điện công suất lớn đang hoạt động (Hoà Bình, Yaly...).

- Nhiều nhà máy đang được xây dựng...

v Phân tích tác động đến tài nguyên, môi trường

- Tích cực: tăng giá trị của tài nguyên, tạo ra cảnh quan văn hoá mới.

- Tiêu cực:

+ Làm suy giảm tài nguyên rừng, đất rừng, đa dạng sinh học...

+ Làm thay đổi môi trường sinh thái: ô nhiễm lòng hồ thuỷ điện, thay đổi cân bằng sinh thái sông (dòng chảy, lượng phù sa bồi lắng trong lòng sông và ở của sông, lưu lượng nước ở phần dưới đập thuỷ điện...).