K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 6 2018

HƯỚNG DẪN

Tham khảo thêm câu hỏi về phân tích đặc điểm sông ngòi nước ta và câu hỏi về so sánh đặc điểm hai hệ thống sông Đồng Nai và sông Hồng.

Phân tích (trình bày, dẫn chứng, so sánh, chứng minh, giải thích...) các đặc điểm về: mạng lưới sông (sông chính, nơi bắt nguồn, cửa sông, độ dài, phụ lưu, chi lưu, tỉ lệ diện tích lưu vực, mật độ (độ dài sông/diện tích lưu vực); hướng sông chính, tổng lượng nước, lượng phù sa, chế độ nước...

14 tháng 10 2017

HƯỚNG DẪN

Phân tích những điểm giống nhau và khác nhau về: Mạng lưới sông (sông chính, nơi bắt nguồn, cửa sông, độ dài, phụ lưu, chi lưu, tỉ lệ diện tích lưu vực, mật độ (độ dài sông/diện tích lưu vực); hướng sông chính, tổng lượng nước, lượng phù sa, chế độ nước...

26 tháng 11 2018

HƯỚNG DẪN

Các đặc điểm của sông ngòi nước ta cần phân tích (lấy dẫn chứng từ bản đồ Atlat để làm rõ đặc điểm, kết hợp với giải thích nguyên nhân) là:

- Mạng lưới dày đặc, phân bố rộng khắp. Nguyên nhân chủ yếu do lượng mưa lớn trên địa hình phần lớn là đồi núi có độ dốc tương đối lớn.

- Hai hướng chính: tây bắc - đông nam và vòng cung. Hướng sông do hướng địa hình chi phối.

- Tổng lượng nước lớn, do lượng mưa lớn và nguồn nước từ ngoài lãnh thổ chảy vào ở các sông lớn (Hồng, Mê Công...).

- Lượng phù sa lớn. Nguyên nhân do lượng mưa lớn, tập trung vào một mùa với cường độ cao, trên địa hình phần lớn là đồi núi có độ dốc, nhiều nơi mất lớp phủ thực vật, lớp vỏ phong hoá dày trong điều kiện nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Chế độ nước có hai mùa: mùa lũ và mùa cạn. Nguyên nhân do chế độ nước chịu sự chi phối của chế độ khí hậu theo mùa.

18 tháng 9 2017

HƯỚNG DẪN

a) Tác động của khí hậu đến chế độ nước của sông ngòi nước ta

- Mùa lũ và mùa cạn của sông trùng với mùa mưa và mùa khô của khí hậư: sông ngòi miền Bắc và Nam có thời gian mùa lũ từ tháng V - X và thời gian mùa cạn từ tháng XI - IV; sông ngòi miền Trung có mùa lũ từ tháng IX - I, mùa cạn từ tháng II - VIII.

- Đỉnh lũ của sông ngòi trùng với đỉnh mưa. Đỉnh mưa lùi dần từ bắc vào nam, nên đỉnh lũ của sông ngòi cũng lùi dần từ bắc vào nam.

- Chế độ mưa thất thường nên chế độ nước sông cũng thất thường: năm lũ sớm, năm lũ muộn; năm nước sông cạn ít, năm cạn nhiều; năm lũ kéo dài, năm lũ rút ngắn... tùy thuộc vào chế độ mưa.

b) Tại sao có sự khác nhau về đặc điểm lũ của hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long và các sông Duyên hải miền Trung?

- Lũ của sông Hồng lên nhanh và rút chậm: Do sông có hình nan quạt, diện tích lưu vực rộng, tập trung chủ yếu ở miền núi nên lũ tập trung rất nhanh. Phân hạ lưu chảy quanh co trong đồng bằng có nhiều ô trũng, cửa sông nhỏ và ít nên lũ rút chậm.

- Lũ của sông Cửu Long lên chậm, rút chậm và tương đối điều hòa: Do sông có hình lông chim, được điều tiết với Biển Hồ (ở Campuchia) nên lũ tương đối điều hòa. Sông có độ dốc nhỏ, chảy trong địa hình đồng bằng thấp trũng, có tổng lượng nước lớn từ bên ngoài lãnh thổ chảy vào, bị tác động mạnh của thủy triều nên lũ kéo dài.

- Các sông Duyên hải miền Trung lũ lên đột ngột, rút chậm: Do sông ngắn, lưu vực sông hẹp, chảy ở trong địa hình hẹp ngang và dốc, cửa sông nhỏ, phần hạ lưu chảy qua nhiều ô trũng của đồng bằng, nên lũ thường lên đột ngột và rút chậm.

12 tháng 6 2017

HƯỚNG DẪN

- Đường biên giới trên đất liền của nước ta dài hơn 4600 km, trong đó:

+ Đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc dài hơn 1400 km.

+ Đường biên giới Việt Nam - Lào dài gần 2100 km.

+ Đường biên giới Việt Nam - Campuchia dài hơn 1100 km.

- Phần lớn biên giới nước ta nằm ở khu vực miền núi. Đường biên giới thường được xác định theo các địa hình đặc trưng: đỉnh núi, đường sống núi, các đường chia nước, khe, sông suối.

- Đường biên giới trên đất liền của nước ta với các nước láng giềng là đường biên giới được hình thành trong quá trình lịch sử, hiện nay đã được phân giới và đang tiến hành cắm mốc. Các vấn đề có liên quan nảy sinh sẽ được các nước hữu quan tiếp tục giải quyết thông qua đàm phán, thương lượng.

28 tháng 4 2019

HƯỚNG DẪN

- Giới hạn: từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.

- Các đặc điểm cơ bản

+ Địa hình:

• Cao, các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng tây bắc - đông nam với dải đồng bằng thu hẹp. Địa hình núi ưu thế, trong vùng núi có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo...

• Vùng ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá, nhiều bãi tắm đẹp.

+ Khí hậu, thực vật: Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút làm cho tính chất nhiệt đới tăng dần (so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ) với sự có mặt của thành phần thực vật phương Nam.

+ Tài nguyên: Rừng còn tương đối nhiều ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh. Khoáng sản: sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.

+ Trở ngại tự nhiên: bão, lũ, trượt lở đất, hạn hán.

2 tháng 10 2018

HƯỚNG DẪN

- Sông ngòi Bắc Bộ

+ Mùa lũ từ tháng VI - X (5 tháng), trừng với thời gian mùa mưa (tháng V - X).

+ Đỉnh lũ là tháng VIII, trùng với đỉnh mưa.

+ Lũ tập trung nhanh và kéo dài, do các sông ở đây có dạng nan quạt (Ví dụ: sông Hồng với các phụ lưu là sông Lô, sông Đà; một số sông nhánh chảy giữa các cánh cung núi, quy tụ về đỉnh tam giác châu thổ sông Hồng); một số sông ở Đông Bắc thường có độ dốc nhỏ.

- Sông ngòi Trung Bộ

+ Mùa lũ từ tháng IX - XII (4 tháng), trùng với thời gian mùa mưa (tháng VIII -1).

+ Đỉnh lũ là tháng XI, trùng với đỉnh mưa.

+ Lũ lên nhanh và đột ngột, do sông ngắn và dốc, lưu vực nhỏ và độc lập.

- Sông ngòi Nam Bộ

+ Mùa lũ từ tháng VII - XI (5 tháng), trùng với thời gian mùa mưa (tháng V - XI).

+ Đỉnh lũ là tháng IX, trùng với đỉnh mưa.

+ Lũ điều hòa hơn sông ngòi Bắc Bộ, do lòng sông rộng và sâu, ảnh hưởng của thủy triều lớn. Ngoài ra, sông Tiền, sông Hậu (đoạn cuối của sông Mê Công chảy vào nước ta) có hình lông chim và được điều hòa nước bởi Biển Hồ ở Campuchia.

28 tháng 7 2018

HƯỚNG DẪN

− Diện tích lớn, bình quân đất đầu người 0,15 ha.

− Dải đất phù sa ven sông Tiền, sông Hậu thâm canh lúa, trồng cây ăn quả quy mô lớn.

− Nhờ thủy lợi và cải tạo đất, nên đã mở rộng diện tích đất canh tác, biến ruộng 1 vụ thành ruộng 2 – 3 vụ.

− Nhiều diện tích đất mới bồi ở cửa sông ven biển được cải tạo để nuôi trồng thủy sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

− Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên đất nông nghiệp gắn liền với quy hoạch thủy lợi, cải tạo đất, thay đổi cơ cấu mùa vụ, đa dạng hóa cây trồng, phát triển nuôi trồng tủy sản.

5 tháng 1 2020

HƯỚNG DẪN

- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm 1/4.

+ Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm 85% diện tích. Địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.

- Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng

+ Địa hình có tính phân bậc theo độ cao: ở đồi núi có các bậc từ 500 - 1000m, 1000 - 1500m, 1500 - 2000m, 2000 - 2500m, trên 2500m.

+ Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam: cao về phía tây, tây bắc, thấp dần về phía đông và đông nam.

+ Địa hình có sự phân hoá đa dạng: có nhiều vùng núi khác nhau, khu vực trung du, bán bình nguyên; các đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển...

+ Có 2 hướng chính: tây bắc - đông nam (thể hiện rõ từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã với các dãy núi như Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh, Truông Sơn Bắc), vòng cung (thể hiện ở vùng núi Đông Bắc với các cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều và vùng núi Trường Sơn Nam).

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, đất trượt, đá lở; địa hình cacxtơ (hang động, suối cạn, thung khô); các vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng mở rộng.

+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu: mở rộng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long về phía biển hằng năm.

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: các hoạt động kinh tế (khai khoáng, thuỷ lợi, giao thông, thuỷ điện...) cùng hoạt động quần cư đã làm biến đổi địa hình và tạo nên nhiều dạng địa hình nhân tạo.

24 tháng 10 2019

HƯỚNG DẪN

a) Sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng

− Đất nông nghiệp chỉ chiếm 51,2% diện tích đất tự nhiên của vùng.

− Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người chỉ còn 0,04 ha (thấp nhất cả nước, chưa bằng 1/3 mức bình quân của Đồng bằng sông Cửu Long).

− Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp rất hạn chế.

− Đất nông nghiệp đã được thâm canh ở mức cao.

− Hiện nay:

+ Thực hiên chuyển đổi cơ cấu mùa vụ. đẩy mạnh phát triển vụ đông thành vụ chính sản xuất các loại cây thực phẩm hàng hóa.

+ Mở rộng diện tích cây ăn quả ở nhiều nơi.

+ Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản (nước ngọt và nước lợ).

b) Sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long

− Diện tích đất nông nghiệp lớn gấp 3,5 lần Đồng bằng sông Hồng.

− Bình quân đầu người 0,15 ha.

− Dải đất ven sông Tiền, sông Hậu được cải tạo tốt, thâm canh 2 – 3 vụ lúa hoặc trồng cây ăn quả quy mô lớn.

− Các công trình thủy lợi lớn, cải tạo đất được tiến hành ở nhiều nơi đã mở rộng hàng trăm nghìn ha đất canh tác, biến ruộng một vụ thành ruộng 2 – 3 vụ.

− Hàng trăm nghìn ha đất mới được bồi đắp ở cửa sông ven biển được cải tạo để nuôi trồng thủy hải sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

− Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với:

+ Quy hoạch thủy lợi, cải tạo đất.

+ Thay đổi cơ cấu mùa vụ (mở rộng diện tích lúa đông xuân và hè thu, thu hẹp diện tích lúa mùa), đa dạng hóa cây trồng (mở rộng diện tích cây ăn quả).

+ Phát triển nuôi trồng thủy sản.