Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Than atraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7000-8000 calo/kg.
- Than nâu phân bố ở Đồng bằng sông Hồng, có trữ lượng hàng chục tỉ tấn.
- Than bùn có ở nhiều nơi, song tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là khu vực U Minh.
+ Thuận lợi:
- Đất phù sa sông Hồng màu mỡ
- Điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.
- Có mùa đông lạnh với điều kiện thời tiế thích hợp để trồng một số cây trồng ưa lạnh
* Điều kiện kinh tế – xã hội:
- Dân đông, nông dân có trình độ thâm canh cao hàng đầu của cả nước.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp phát triển hơn các vùng khác.
- Các ngành công nghiệp cơ khí nông nghiệp, chế biến lương thực tương đối phát triển.
* Khó khăn:
- Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp và có xu hướng tiếp tục giảm.
- Nằm trong vùng có nhiều tai biến thiên nhiên: bão, lũ, sương muối, rét hại…
- Tình trạng suy thoái của đất trồng, nguồn nước.
Sự phân bố tài nguyên khoáng sản ảnh hưởng đến phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm.
- Công nghiệp khai thác nhiên liệu: Trung du và miền núi Bắc Bộ (than), Đông Nam Bộ (dầu, khí).
- Công nghiệp luyện kim: ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Công nghiệp hoá chất: Trung du và miền núi Bắc Bộ (sản xuất phân bón, hoá chất cơ bản) và Đông Nam Bộ (sản xuất phân bón, hoá dầu).
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: ở nhiều địa phương, đặc biệt ở Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
Nhận xét
- Giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta năm $2000$ là thấp nhất với $336,1$ nghìn tỉ đồng.
- Giá trị sản xuất tăng dần theo các năm $2003,2004,2005,2006$ lần lượt là: $620,1;809;991,3;1203,8$ nghìn tỉ đồng.
- Giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta năm $2007$ là cao nhất với $1469,3$ nghìn tỉ đồng.
Giải thích
- Có sự tăng trưởng như vậy là vì trong giai đoạn này đất nước đang trong quá trình bắt đầu công nghiệp hóa đất nước, mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Nhà nước chú trọng hơn vào các ngành công nghiệp có nhiều chính sách thúc đẩy sự phát triển.
Tham khảo
Tên, quy mô và cơ cấu ngành công nghiệp của mỗi trung tâm công nghiệp ở Đông Nam Bộ
- Tp Hồ Chí Minh : rất lớn trên 120 nghìn tỉ đồng. Luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến nông sản, nhiệt điện, sản xuất giấy, xenlulo, cơ khí, điện kim, dệt, may, hóa chất, phân bón, đóng tàu, sản xuất oto, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng
- Biên Hòa ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, luyện kim màu, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo
- Thủ Dầu Một ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất giấy, xenlulo
- Vũng Tàu ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng
Tham khảo :
a) Thế mạnh: vị trí địa lí, tài nguyên, nguồn lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật, thu hút đầu tư
-Vị trí địa lí thuận lợi: Đối với các vùng lân cận là cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp (Đồng bằng sông Cửu Long: vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước; vùng Tây Nguyên: cây công nghiệp lâu năm; vùng duyên hải Nam Trung Bộ: cây ăn quả, thuỷ sản,...). Đối với thị trường trong nước thông qua hệ thống giao thông khá phát triển. Đối với thị trường quốc tế và khu vực (thông qua đầu mối giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh)
-Tài nguyên: dầu khí ở thềm lục địa (trong bản đồ khoáng sản có các mỏ Bạch Hổ, Rồng), đất sét làm vật liệu xây dựng và tiềm năng thuỷ điện (trên sông Đồng Nai và sông Bé)
Học sinh cần nêu tất cả các khả năng phát triển cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp. Rừng còn khá nhiều (ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước (Sông Bó cũ), Đồng Nai - tiếp giáp với phía Nam Tây Nguyên). Điều kiên đất đai, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê,...), cây ăn quả và cây công nghiệp hàng năm (đậu tương,...). Vùng biển có các ngư trường lớn.
-Nguồn lao động lành nghề, cơ sở vật chất - kĩ thuật tập trung, cơ sở hạ tầng phát triển tốt (thể hiện trên bản đồ ở chỗ trong vùng có Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố lớn nhất cả nước, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước)
-Vùng có khả năng rất lớn về thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm toàn bộ vùng kinh tế Đông Nam Bộ, với các trung tâm công nghiệp lớn là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu
b) Hạn chế
-Mùa khô kéo dài, hạn chế cấp nước cho dân sinh, cho công nghiệp và đặc biệt là dự trữ nước cho các hồ thuỷ điện (điển hình là hồ Trị An)
-Cơ sở năng lượng của vùng đã được cải thiện nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển nhanh của công nghiệp
-Vấn đề môi trường đôi với các lãnh thổ tập trung công nghiệp như Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu,...
- Giống nhau:
+ Mạng lưới đô thị tương đối dày đặc.
+ Có nhiều đô thị với qui mô trung bình và lớn; đều có chức năng đa dạng: hành chính, công nghiệp, kinh tế,...
- Khác nhau:
+ Đồng bằng sông Hồng có số lượng đô thị từ loại đặc biệt đến loại 4 ít hơn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSH: 12 đô thị; ĐBSCL: 16 đô thị).
+ Quy mô dân số đô thị Đồng bằng sông Hồng lớn hơn Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Phân cấp đô thị: Đồng bằng sông Hồng có đầy đủ 5 cấp đô thị (loại đặc biệt, loại 1, 2, 3, 4); Đồng bằng sông Cửu Long có 3 cấp đô thị (loại 2, 3, 4).
+ Chức năng đô thị Đồng bằng sông Hồng đa dạng hơn Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Phân bố mạng lưới đô thị Đồng bằng sông Hồng rộng khắp cả vùng với mật độ dày đặc nhất cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long phân bố không đều, tập trung dày đặc ven sông Tiền, sông Hậu. Rìa Đồng bằng sông Cửu Long dân cư thưa thớt hơn, kinh tế kém phát triển hơn nên mật độ đô thị thưa hơn.