Câu 1. Qua nhiều lần thí nghiệm, Xi-ôn-cốp-xki đã :
A. Thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng.
B. Tìm ra cách chế khí cầu bay bằng kim loại.
C. Tìm ra cách chế khí cầu bay bằng nhựa cứng.
Câu 2. Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?
A. Có ước mơ táo bạo, ý chí kiên trì theo đuổi.
B. Đọc nhiều sách báo, làm nhiều thí nghiệm, sống kham khổ.
C. Có sự khổ công nghiên cứu, kiên trì, bền bỉ. Quyết tâm thực hiện mơ ước của mình.
Câu 3. Cao Bá Quát đã luyện chữ bằng cách nào?
A. Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện cho chữ cứng cáp, mỗi tối ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ.
B. Chữ viết tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách viết chữ đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 4. Nội dung ý nghĩa của truyện “ Văn hay chữ tốt” là:
A. Ca ngợi đức tính kiên trì luyện tập viết chữ của Cao Bá Quát.
B. Cao Bá Quát ân hận vì chữ xấu nên không giúp được bà cụ hàng xóm.
C. Ca ngợi Cao Bá Quát có tấm lòng nhân hậu, biết giúp đỡ bà cụ hàng xóm.
II. Dựa vào kiến thức tiếng việt đã học trong tuần 13, em hãy chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:
Câu 5. Dòng nào dưới đây gồm các từ nói lên ý chí, nghị lực của con người?
A. Quyết chí, bền chí, bền bỉ, vững chí, gian lao, gian truân .
B. Quyết chí, bền chí, bền bỉ, vững chí, bền lòng, quyết tâm.
C. Quyết tâm, kiên trì, khó khăn, gian khổ, gian lao.
Câu 6. Dòng nào dưới đây gồm các từ nói lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người?
A. Khó khăn, gian khó, gian khổ, gian lao, gian nan.
B. Gian khó, bền chí, vững chí, bền bỉ, bền lòng.
C. Kiên nhẫn, kiên trì, khó khăn, gian khổ, gian lao.
Câu 7. Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây không nói về ý chí, nghị lực của con người?
a. Có chí thì nên.
b. Thua keo này, bày keo khác.
c. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
d. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
e. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
f. Thắng không kiêu, bại không nản.
A. Câu tục ngữ c, e, f.
B. Câu tục ngữ e,f.
C. Câu tục ngữ c, e.
Câu 8. Câu hỏi sau là bà cụ tự hỏi mình hay hỏi người khác?
“Gia đình già có việc oan uổng muốn kêu oan, nhờ cậu viết cho lá đơn, có được không?”
A. Tự hỏi mình.
B. Hỏi người khác.
Câu 9. Dấu hiệu nào giúp em nhận ra câu dưới đây là câu hỏi?
Câu “Khi gió gợn hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá.” có mấy tính từ, đó là những từ nào?
A. Từ nghi vấn “nào” và cuối câu có dấu chấm hỏi.
B. Từ nghi vấn “ mấy, nào” và cuối câu có dấu chấm.
C. Từ nghi vấn “ mấy, nào” và cuối câu có dấu chấm hỏi.
Câu 10. Trong các câu văn dưới đây, câu văn nào không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu, lỗi dấu câu?
A. Rồi bà lão ôm chầm lấy nàng tiên ốc rồi từ đó bà lão và nàng tiên ốc sống hạnh phúc bên nhau.
B. Nhiều năm sau, khi đã lớn Tôi vẫn luôn tự dằn vặt mình.
C. Ông nói với mẹ tôi: Bố khó thở lắm!
D. Thấy bà lão ăn xin tội nghiệp, người mẹ thương tình, đưa bà cụ về nhà, lấy cơm cho ăn rồi mời nghỉ lại. Tra loi giup e voi a
d là chí tuệ b là vằng vặt
nha
ht @nghĩa
D nha bạn