K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 2 2021

Đông Nam Bộ có thể phát triển nhất ca nước không phải là nhờ :

A.vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi.

B.chính sách phát triển phù hợp, thu hút đầu tư .

C. Lao động làng nghề, cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại.

D. Dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài

14 tháng 12 2016

thuận lợi:

- có nguồn nguyên liệu phong phú, dồi dào, tại chỗ

- có thị trường tiêu thụ rộng lớn

- cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện nhất cả nước

khó khăn

- thiên tai

-tài nguyên thiên nhiên của ĐBSH đa dạng nhưng có trữ lượng nhỏ

 

14 tháng 12 2016

a) Thuận lợi

- Vị trí địa lí:

+ Bắc Trung Bộ liền kề với Đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đồng bằng sông Hồng trong quá trình phát triển.

+ Với một số cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông - tây mở mối giao lưu với Lào và Đông Bắc Thái Lan, đã tạo điều kiện thuận lợi để Bắc Trung Bộ phát triển nền kinh tế mở.

- Về mặt tự nhiên:

+ Có dải đồng bằng ven biển: Thanh - Nghệ - Tỉnh, Bình - Trị - Thiên.

+ Đất phù sa mới tập trung ở các con sông. Đất cát biển. Đất feralit ở vùng rìa đồng bằng. Một số nơi có đất đỏ badan. Có khả năng trồng lúa, cây thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Diện tích vùng gò đồi tương đối lớn, có khả năng phát triển kinh tế vườn rừng, chăn nuôi gia súc lớn.

+ Có một số tài nguyên khoáng sản có giá trị như crômit, thiếc, sắt, đá vôi và sét làm xi măng, đá quý.

+ Rừng có diện tích tương đối lớn.

+ Các hệ thống sông Mã, Cả có giá trị lớn về thủy lợi, giao thông thủy (ở hạ lưu) và tiềm năng thủy điện.

+ Dọc ven biển có khả năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

+ Tài nguyên du lịch rất phong phú, nhất là về du lịch biển. Có các bãi tắm nổi tiếng như: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên cầm, Thuận An, Lăng Cô; Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng.

- Về mặt kinh tế-xã hội:

+ Dân số đông (10,6 triệu người, chiếm 12,7% số dân cả nước, năm 2006), nguồn lao động dồi dào. Ở các thành phố lớn tập trung nhiều lao động có chuyên môn kĩ thuật.

+ Có chuỗi đô thị và các trung tâm công nghiệp ven biển (Thanh Hoá - Bỉm Sơn, Vinh, Huế).

+ Có đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 1, các tuyến đường ngang (quốc lộ 7, 8, 9) nối với quốc lộ 1 tạo nên mối quan hệ giữa vùng ven biển - đồng bằng với vùng đồi núi phía tây và với Lào.

 

+ Có các di sản văn hoá thế giới: Di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế.

+ Sự hình và phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong tương lai gần, kinh tế của vùng sẽ có bước phát triển đáng kể.

b) Khó khăn

- Tiềm năng phát triển nông nghiệp còn hạn chế, do các đồng bằng nhỏ hẹp.

- Nạn cát bay lấn đồng ruộng làng mạc (nhất là Quảng Bình); về mùa hạ có gió phơn Tây Nam khô nóng; hạn hán, bão, lụt diễn biến bất thường.

- Hậu quả của chiến tranh còn để lại, nhất là ở vùng rừng núi.

- Cơ sở hạ tầng còn nghèo.

 

CHUYÊN MỤC MỚI - HỌC ĐỊA LÍ MỖI NGÀYThể lệ: Hai ngày một lần, mình sẽ đăng 1 câu hỏi được trích từ SGK hoặc là từ giáo viên của mình mở rộng, các câu hỏi trong SGV, tài liệu giáo trình cũng như các câu hỏi liên môn ứng dụng thực tiễn, câu hỏi từ các chương trình truyền hình, các câu hỏi từ các đề thi HSG - Olympic - Trại hè,...Dạng câu hỏi: Câu hỏi TN, TL địa lí, minigame.Phạm...
Đọc tiếp

CHUYÊN MỤC MỚI - HỌC ĐỊA LÍ MỖI NGÀY

loading...

Thể lệ: Hai ngày một lần, mình sẽ đăng 1 câu hỏi được trích từ SGK hoặc là từ giáo viên của mình mở rộng, các câu hỏi trong SGV, tài liệu giáo trình cũng như các câu hỏi liên môn ứng dụng thực tiễn, câu hỏi từ các chương trình truyền hình, các câu hỏi từ các đề thi HSG - Olympic - Trại hè,...

Dạng câu hỏi: Câu hỏi TN, TL địa lí, minigame.

Phạm vi: Môn Địa lí (hoặc có thể tích hợp liên môn, áp dụng cả CT GDPT 2006 - hiện hành lớp 9,12 và CT GDPT 2018 - hiện hành lớp 6,7,8,10,11)

Cách thức tham gia: Trả lời dưới phần bình luận dưới câu hỏi đăng đề

Phần thưởng: Trao thưởng cho các câu trả lời hay và chính xác từ 2-3GP, một số ngày đặc biệt thưởng x2 từ 4-6GP, có ngày lên tới 8-10GP.

Câu hỏi ngày 1 [04.12.2023]

1) Tại sao khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong năm?

2) Tại sao việc làm là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta? Hãy nêu những giải pháp để có thể giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay?

Riêng hôm nay mỗi ý hỏi nếu trả lời tốt bạn sẽ được 3GP, 2 ý trả lời đều tốt sẽ được 7GP.

Cuối cùng, chúc các bạn làm tốt, tích cực làm bài mai có số tiếp theo nha ^^ Mình cùng nhau luyện viết hàng ngày để khả năng trình bày trả lời được cải thiện tốt hơn nha :> Sẽ có chữa và cùng thảo luận câu hỏi nè.

6
4 tháng 12 2023

Câu 1:

Khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt trời, hai nửa cầu sẽ nhận ánh sáng mặt trời khác nhau do góc nghiêng của Trái Đất. Góc nghiêng này gây ra hiện tượng mặt trời chiếu sáng một nửa cầu nhiều hơn nửa còn lại, làm cho nửa cầu đó trở nên nóng hơn. Khi Trái Đất di chuyển qua nửa vòng tròn, ánh sáng mặt trời chiếu vào nửa cầu khác, gây ra thời kì lạnh.

Câu 2:

Vấn đề việc làm ở nước ta gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế chưa phát triển, sự cạnh tranh gay gắt và thiếu cơ hội việc làm. Để giải quyết vấn đề này, có thể áp dụng các giải pháp như: tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, đào tạo và nâng cao kỹ năng cho lao động, tăng cường hỗ trợ và khuyến khích khởi nghiệp, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghệ cao và công nghiệp 4.0, đầu tư vào các ngành kinh tế tiềm năng, và thúc đẩy hợp tác quốc tế để thu hút vốn đầu tư và công nghệ mới.

4 tháng 12 2023

1)

Ta đã biết rằng Trái Đất có độ nghiêng không đổi , cùng hướng về 1 phía và Trái Đất chia thành 2 bán cầu Bắc và Nam nên khi Trái Đất chuyển động thì bán cầu nào nghiêng về phía Mặt Trời nhiều hơn thì sẽ trở nên nóng còn bán cầu nào không nghiêng về phía Mặt Trời sẽ trở nên lạnh hơn.

2)

* Tại sao việc làm là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta?

\(-\)Vì:

\(+\) Thiếu việc làm ở nhiều nơi

\(+\) Nền kinh tế chưa phát triển 

* Hãy nêu những giải pháp để có thể giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay?

\(-\) Một số biện pháp:

\(+\) Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp

\(+\) Thúc đẩy quan hệ ngoại giao và hợp tác quốc tế

\(+\) Đầu tư vào các ngành kinh tế có tiềm năng phát  triển

 

TL
18 tháng 8 2020

* Điều kiện tự nhiên

- Đất trồng:

+ Diện tích cây lương thực năm 2005 là 8,7 triệu ha và còn có khả năng tăng diện tích bằng con đường khai hoang phục hóa.

+ Phân bố tập trung ở các đồng bằng: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng Duyên hải miền Trung.

+ Khả năng mở rộng diện tích gieo trồng còn lớn bằng con đường thâm canh, tăng vụ.

- Khí hậu:

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn nhiệt ẩm dồi dào, tạo điều kiện cho cây trồng và vật nuôi tăng trưởng, phát triển.

- Nguồn nước:

Nguồn nước dồi dào, có cả nguồn nước trên mặt và nước ngầm. Thuận lợi cho việc xây dựng mạng lưới thủy lợi đảm bảo tưới tiêu cho cây trồng.

- Sinh vật:

Nước ta có trên 500 nghìn đồng cỏ, tập trung ở các cao nguyên Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên thuận lợi để chăn nuôi gia súc lớn.

Ngoài ra, nước ta có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn, có vùng biển rộng trên 1 triệu km2, bờ biển dài 3260 km, có nhiều ngư trường lớn, nguồn thủy sản phong phú,….thuận lợi phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.

* Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân cư và nguồn lao động:

+ Nước ta có nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Người Việt Nam có truyền thống, kinh nghiệm thâm canh sản xuất nông nghiệp.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật:

+ Nước ta đã hình thành và phát triển nhiều hệ thống công trình thủy lợi.

+ Cung cấp phân bón, nghiên cứu giống cây trồng và gia súc có năng suất cao.

+ Dịch vụ nông nghiệp phát triển rộng khắp.

- Đường lối chính sách:

+ Coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.

+ Chương trình lương thực thực phẩm là một trong ba chương trình kinh tế lớn của Nhà nước.

+ Nhà nước có nhiều chính sách khuyến nông (khoán 10, luật ruộng đất mới, vay vốn,…)

+ Đầu tư xây dựng hai vùng trọng điểm lương thực: ĐBSH và ĐBSCL

- Thị trường: nhu cầu của thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu lớn.

Câu 25: Vùng kinh tế trọng điểm phia Nam không có vai trò nào sau đây đối với phát triển kinh tế cả nước?A. Thúc đẩy sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước.B. Phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường. C. Là vùng trọng điểm thu hút vốn đầu tư trong nước và quốc tế.D. Là vùng thu hút mạnh mẽ lao động cả nước, góp phần giải quyết vấn đề việc làm. Câu 28: Hệ...
Đọc tiếp

Câu 25: Vùng kinh tế trọng điểm phia Nam không có vai trò nào sau đây đối với phát triển kinh tế cả nước?

A. Thúc đẩy sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước.

B. Phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường.

C. Là vùng trọng điểm thu hút vốn đầu tư trong nước và quốc tế.

D. Là vùng thu hút mạnh mẽ lao động cả nước, góp phần giải quyết vấn đề việc làm.

 

Câu 28: Hệ thống sông có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. Đồng Nai                  B. Mê Kông                  C.Đà Rằng         D. Thu Bồn

 

Câu 30: Ngành thủy sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh hơn vùng Đồng bằng sông Hồng do:

A. khí hậu xích đạo nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm.

B. ngư dân có kĩ thuật nuôi trồng và đánh bắt tốt hơn.

C. nguồn lợi thủy sản phong phú, diện tích mặt nước nuôi trồng lớn nhất cả nước.

D. công nghiệp chế biến thủy sản với dây chuyền sản xuất hiện đại.

Câu 31: Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỉ trọng cao nhất do:

A. vị trí tiếp giáp với vùng nguyên liệu dồi dào là Đông Nam Bộ

B. có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú sản xuất nông nghiệp và nghề cá.

C. nhập khẩu dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại.

D. được bổ sung nguồn nhân công giàu kinh nghiệm từ vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

2
7 tháng 3 2022

câu 25 là a nha bà chị

7 tháng 3 2022

25.A

28.B

30.C

31.B

Câu 21: Ý nào sau đây không phải là lợi thế của kết cấu dân số trẻ?A. Lực lượng lao động dự trữ lớn.B. Hấp dẫn thị trường đầu tư và lao động quốc tế.C. Tỉ lệ dân số phụ thuộc thấp.D. Thị trường tiêu thụ rộng.Câu 22: Ý nào sau đây là hạn chế của kết cấu dân số trẻ?A. Sức ép lên vấn đề việc làm.                   B. Sức ép lên vấn đề tài nguyên – môi...
Đọc tiếp

Câu 21: Ý nào sau đây không phải là lợi thế của kết cấu dân số trẻ?

A. Lực lượng lao động dự trữ lớn.

B. Hấp dẫn thị trường đầu tư và lao động quốc tế.

C. Tỉ lệ dân số phụ thuộc thấp.

D. Thị trường tiêu thụ rộng.

Câu 22: Ý nào sau đây là hạn chế của kết cấu dân số trẻ?

A. Sức ép lên vấn đề việc làm.                   B. Sức ép lên vấn đề tài nguyên – môi trường.

C. Sức ép lên giao thông, nhà ở.       D. Sức ép lên vấn đề thu nhập bình quân đầu người.

Câu 23: Ý nào sau đây là hạn chế của kết cấu dân số trẻ?

A. Sức ép lên vấn đề văn hóa, giáo dục, y tế.

B. Làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

C. Ùn tắc giao thông ở các đô thị.

D. Chất lượng cuộc sống thấp và khó được cải thiện.

Câu 24: Ý nào sau đây là lợi thế của kết cấu dân số trẻ?

A. Lực lượng lao động dồi dào.                     B. Giảm sức ép lên vấn đề việc làm.

C. Chất lượng cuộc sống cao.                        D. Thị trường tiêu thụ rộng.

Câu 25: Ý nào sau đây không phải là thuận lợi do dân số đông, gia tăng nhanh ở nước ta tạo ra ?

A. nguồn lao động dồi dào.                                      B. thị trường tiêu thụ rộng.

C. chất lượng cuộc sống được cải thiện.                   D. thu hút đầu tư nước ngoài.

Câu 26: Dân số đông và gia tăng nhanh gây sức ép cho vấn đề

A. thu hút đầu tư nước ngoài.                            B. đẩy mạnh phát triển kinh tế.

C. đô thị hóa.                                                     D. phân bố lại dân cư và lao động.

Câu 27: Dân số đông và gia tăng nhanh không gây sức ép cho vấn đề

A. mở rộng thị trường tiêu thụ.                         B. giải quyết việc làm.

C. nâng cao chất lượng cuộc sống.                   D. tài nguyên và môi trường.

Câu 28: Ý nào sau đây không phải là hậu quả do dân số đông và gia tăng nhanh ở nước ta hiện nay?

A. Phát sinh nhiều tệ nạn xã hội.

B. Thiếu nhà ở và các công trình công cộng.

C. Thu nhập bình quân đầu người thấp và khó được cải thiện.

D. Tỉ lệ người lớn không biết chữ cao.

0
21 tháng 2 2017

– Đất đai:
+ Đa dạng: có 14 nhóm đất khác nhau, trong đó chiếm diện tích lớn nhất là nhóm đất phù sa và nhóm đất feralit.
+ Loại đất phù sa thích hợp nhất với cây lúa nước và cây công nghiệp ngắn ngày, diện tích khoảng 3 triệu ha. Loại đất này tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.
+ Các loại đất feralít chiếm diện tích trên 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du, miền núi; thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm (Chè, cà phê,cao su,…), cây ăn quả và một số cây công nghiệp ngắn ngày như sắn, ngô, đỗ tương,…
+ Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp hơn 9 triệu ha. Việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất có ý nghĩa to lớn đối với phát triển nông nghiệp nước ta.
– Khí hậu:
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.
+ Nguồn nhiệt, ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng 2 đến 3 vụ một năm.
+ Khí hậu phân hoá rõ rệt theo chiều Bắc – Nam, theo mùa và theo độ cao. Vì vậy ở nước ta có thể trồng được nhiều loại cây nhiệt đới cho đến một số cây cận nhiệt, ôn đới. Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng khác nhau giữa các vùng.
+ Các thiên tai (bão, gió tây khô nóng, sự phát triển của sâu bệnh trong điều kiện nóng ẩm, sương muối, rét hại,…) gây thiệt hại không nhỏ cho nông nghiệp.
– Nguồn nước:
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Các hệ thống sông lớn đều có giá trị đáng kể về thuỷ lợi.
+ Nguồn nước ngầm khá dồi dào, là nguồn nước tưới quan trọng vào mùa khô, nhất là các vùng chuyên canh cây công nghiệp như Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
+ Tình trạng lũ lụt ở nhiều lưu vực sông gây thiệt hại lớn về mùa màng, tính mạng và tài sản của nhân dân. Mùa khô, nước sông kiệt, thiếu nước tưới.
– Sinh vật: tài nguyên động thực vật phong phú, là cơ sở để nhân dân ta thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi; trong đó nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của từng địa phương.

Câu 30: Ngành thủy sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh hơn vùng Đồng bằng sông Hồng do:A. khí hậu xích đạo nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm.B. ngư dân có kĩ thuật nuôi trồng và đánh bắt tốt hơn.C. nguồn lợi thủy sản phong phú, diện tích mặt nước nuôi trồng lớn nhất cả nước.D. công nghiệp chế biến thủy sản với dây chuyền sản xuất hiện đại.Câu 31: Ngành công...
Đọc tiếp

Câu 30: Ngành thủy sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh hơn vùng Đồng bằng sông Hồng do:

A. khí hậu xích đạo nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm.

B. ngư dân có kĩ thuật nuôi trồng và đánh bắt tốt hơn.

C. nguồn lợi thủy sản phong phú, diện tích mặt nước nuôi trồng lớn nhất cả nước.

D. công nghiệp chế biến thủy sản với dây chuyền sản xuất hiện đại.

Câu 31: Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỉ trọng cao nhất do:

A. vị trí tiếp giáp với vùng nguyên liệu dồi dào là Đông Nam Bộ

B. có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú sản xuất nông nghiệp và nghề cá.

C. nhập khẩu dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại.

D. được bổ sung nguồn nhân công giàu kinh nghiệm từ vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

 

Câu 17: Nội dung nào không thể hiện đặc điểm phát triển ngành công nghiệp của Đông Nam Bộ?

A. Có nhiều trung tâm công nghiệp quy mô lớn nhất nước ta

B. Phần lớn các ngành đều sử dụng nguyên liệu nhập khẩu

C. Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng nhất nước ta

D. Hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp hiện đại

Câu 37: Hoạt động khai thác thủy sản phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do vùng có:

A. đường bờ biển dài

B. ngư trường Cà Mau – Kiên Giang

C. mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt

D. khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm

Câu 38: Ngành thủy sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh hơn vùng Đồng bằng sông Hồng do:

A. khí hậu xích đạo nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm.

B. ngư dân có kĩ thuật nuôi trồng và đánh bắt tốt hơn.

C. nguồn lợi thủy sản phong phú, diện tích mặt nước nuôi trồng lớn nhất cả nước.

D. công nghiệp chế biến thủy sản với dây chuyền sản xuất hiện đại.


 
1
7 tháng 3 2022

30.C

31.B

17.C

37.B

38.C