Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; truyền thống 55 năm lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy (04/10/1961-04/10/2016) và 15 năm Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy (04/10/2001-04/10/2016)” trên địa bàn tỉnh
Câu 1: Luật Phòng cháy và chữa cháy được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày, tháng, năm nào? Tại kỳ họp thứ mấy và có hiệu lực thi hành vào ngày, tháng, năm nào? Gồm mấy chương, bao nhiêu điều? được sửa đổi, bổ sung vào ngày, tháng, năm nào? Tại kỳ họp thứ mấy và có hiệu lực thi hành vào ngày, tháng, năm nào?
Gợi ý đáp án:
- Luật Phòng cháy và chữa cháy được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001; có hiệu lực thi hành từ ngày 04/10/2001; gồm 9 chương và 65 Điều.
- Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi, bổ sung được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014.
Câu 2: Các nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy và những hành vi bị nghiêm cấm được quy định cụ thể tại điều nào trong Luật Phòng cháy và chữa cháy?
Gợi ý đáp án:
- Điều 4– Luật Phòng cháy và chữa cháy
- Điều 13 – Luật Phòng cháy và chữa cháy
Câu 3: Hãy cho biết trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy được quy định trong Luật Phòng cháy và chữa cháy như thế nào? Lực lượng phòng cháy chữa cháy bao gồm những lực lượng nào?
Gợi ý đáp án:
- Điều 5 – Luật PCCC và khoản 2 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
- Điều 43-Luật PCCC
Câu 4: Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy được pháp luật quy định như thế nào? Nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở được quy định như thế nào?
Gợi ý đáp án:
- Điều 22-Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ
- Điều 45-Luật PCCC
Câu 5: Hãy trình bày nội dung phương châm 4 tại chỗ trong công tác phòng cháy và chữa cháy?
Gợi ý đáp án:
Phương châm 4 tại chỗ trong công tác phòng cháy và chữa cháy là:
1. Chỉ huy tại chỗ: Là người lãnh đạo trực tiếp cơ sở nơi xảy ra cháy, do đó người Chỉ huy chữa cháy tại chỗ phải có kiến thức về phòng cháy và chữa cháy, trong trường hợp khẩn cấp biết huy động ngay lực lượng và phương tiện, xác định khu vực chữa cháy, áp dụng các biện pháp chữa cháy phù hợp với với tình hình thực tế và phương án chữa cháy đã đề ra… để chữa cháy, cứu người, cứu tài sản.
2. Lực lượng tại chỗ: Gồm lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên ngành là lực lượng nòng cốt tại địa bàn, cơ sở, được tổ chức và đầu tư thỏa đáng, biết sử dụng thành thạo các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy, được trang bị kiến thức nghiệp vụ và hiểu biết về phòng cháy và chữa cháy; thường xuyên tuần tra, kiểm tra kịp thời phát hiện những tồn tại thiếu sót, nguy cơ xảy ra cháy nổ tại địa bàn, cơ sở, nhanh chóng đề xuất biện pháp khắc phục và xử lý kịp thời các sự cố cháy, nổ, tai nạn khi vừa xảy ra, hạn chế tối đa được thiệt hại.
3. Phương tiện tại chỗ: Có trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy tại chỗ đầy đủ, phù hợp và đảm bảo chất lượng hoạt động để khi có sự cố cháy xảy ra kịp thời sử dụng, xử lý ban đầu.
4. Vật tư, hậu cần tại chỗ: Đảm bảo đường giao thông thuận tiện cho xe chữa cháy tiếp cận; đảm bảo về nguồn nước chữa cháy dồi dào, dễ sử dụng kể cả việc huy động lực lượng tiếp nước và huy động các phương tiện, nhiên liệu, vật tư kỹ thuật khác, lương thực, thuốc men để phục vụ công tác chữa cháy, cứu hộ trong mọi tình huống.
Câu 6: Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy được xác định là ngày, tháng, năm nào? Ý nghĩa của việc xác định Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy?
Gợi ý đáp án:
- Ngày 22/9/2015, Bộ Công an đã ký Quyết định số 5490/QĐ-BCA-X11 về việc xác định Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy. Theo đó, ngày 4 tháng 10 năm 1961 là Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy.
- Ý nghĩa việc xác định ngày 04/10/1961 là Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy
ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy mang ý nghĩa chính trị, tư tưởng sâu sắc, đó là một mốc son lịch sử đánh dấu sự ra đời, trưởng thành ngày càng vững mạnh của một trong những lực lượng nghiệp vụ thuộc Bộ Công an với chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực Phòng cháy và chữa cháy.
đây là sự ghi nhận xứng đáng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đối với những đóng góp to lớn của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Trải qua 55 năm chiến đấu và trưởng thành, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập cũng như trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, việc xác định ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục truyền thống cách mạng, ý chí kiên cường, vượt qua gian khổ của cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng Công an nhân dân nói chung và lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy nói riêng, để qua đó góp phần tăng cường, củng cố vững chắc niềm tin, lòng trung thành của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, phát huy truyền thống vẻ vang tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm ANQG, giữ gìn TTATXH, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập.
Thứ tư, hàng năm, thông qua tổ chức lễ kỷ niệm ngày truyền thống để ôn lại lịch sử truyền thống hào hùng, hun đúc bản lĩnh kiên cường, ý chí khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao của mỗi CBCS lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đồng thời, là dịp để đánh giá, tổng kết những thành tựu đã đạt được, những hạn chế, thiếu sót trong công tác phòng cháy và chữa cháy và đề ra các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong thời gian tới.
Câu 7: Bốn điều dạy của Bác Hồ đối với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy ra đời trong hoàn cảnh nào?
Gợi ý đáp án:
- Ngày 03/8/1966, trong thư khen gửi cán bộ chiến sỹ Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy 4 điều:
+ Phải luôn luôn nâng cao cảnh giác, chớ chủ quan, tự mãn.
+ Phải thường xuyên thật sẵn sàng để nhanh chóng làm tròn nhiệm vụ bất kỳ trong tình hình nào để bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân.
+ Phải không ngừng học tập, nghiên cứu, phát huy sáng kiến, tổng kết kinh nghiệm để tiến bộ hơn nữa trong công việc phòng cháy, chữa cháy.
+ Phải thường xuyên hướng dẫn và bồi dưỡng về nghiệp vụ cho lực lượng dân phòng ngày càng tiến bộ, để họ trở thành người giúp việc thật đắc lực cho các đồng chí.
Câu 8: Ngày toàn dân Phòng cháy và chữa cháy được xác định là ngày, tháng, năm nào? Ý nghĩa của Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy? (10 điểm)
Gợi ý đáp án:
- Luật Phòng cháy và chữa cháy ban hành năm 2001 đã quy định lấy ngày 4 tháng 10 hàng năm là “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy”.
- Ý nghĩa của Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy
+ Nhằm nâng cao ý thức phòng cháy và chữa cháy cho toàn dân; huy động được đông đảo quần chúng tham gia các hoạt động thiết thực, bổ ích cho công tác phòng cháy và chữa cháy.
+ Ngày toàn dân Phòng cháy và chữa cháy là dịp để động viên, khen thưởng những tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong phong trào phòng cháy và chữa cháy ở địa phương, cơ sở.
+ Ngày 04/10 hàng năm là “Ngày toàn dân Phòng cháy và chữa cháy”. Đó là ngày hội biểu dương sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân đối với công tác phòng cháy và chữa cháy; đồng thời là dịp tổng kết, đánh giá phong trào “Toàn dân phòng cháy và chữa cháy”; kiểm điểm và nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc chỉ đạo xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy vững mạnh.
Câu 9: Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Bình Định được Bộ Công an quyết định thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Hãy cho biết cơ cấu tổ chức bộ máy của Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Bình Định hiện nay?
Gợi ý đáp án:
- Ngày 07/4/2015, Bộ Công an đã ký quyết định số 1725/QĐ-BCA về thành lập và quy định tổ chức bộ máy của Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Bình Định.
- Tổ chức bộ máy của Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Bình Định
+ Ban Giám đốc Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Bình Định.
+ Phòng Tham mưu.
+ Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy.
+ Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
+ Phòng Hậu cần và trang bị kỹ thuật.
+ Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo, huấn luyện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
+ Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy số 1.
+ Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy số 2.
+ Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy số 3.
+ Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy số 4.
+ Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy số 5.
Câu 10: Viết một bài (tối đa khoảng 1.500 từ) cảm nghĩ hoặc kỷ niệm sâu sắc về tấm gương, hình ảnh chiến sỹ Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy trong công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, gần dân, vì nhân dân phục vụ hoặc đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới? Theo anh, chị có bao nhiêu người tham gia cuộc thi này. (tự trình bày)
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là bài văn khóc tế các nghĩa sĩ tử trận, xây dựng hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ kiên cường, bất khuất, ghi dấu mốc lịch sử bi thương mà hào hùng của dân tộc
+ Nghệ thuật bài văn tế: viết theo lối cổ nhưng giàu cảm xúc nhà thơ, đủ để lay động triệu trái tim
- Thanh niên ngày nay cần nuôi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc. Phải học tập để đáp ứng những yêu cầu cần thiết của xã hội trong thời kì mới
Tham khảo nhé bạn :
Trong cuộc sống của đời người, đôi khi những con dốc nối tiếp nhau hay chính những khó khăn, thử thách chính là một phần không thể thiếu. Thật vậy, chính quá trình leo dốc hay vượt qua những thử thách, khó khăn ấy sẽ giúp con người trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Đối mặt với những con dốc, những khó khăn ấy sẽ thử thách ý chí của con người. Điều mà chúng ta cần làm không phải là hoảng sợ, bỏ cuộc ngay khi chưa bắt đầu. Thay vào đó, chúng ta cần chấp nhận thử thách và từng bước tìm cách để bước lên con dốc ấy. Khi đã bước được lên dốc rồi, những khó khăn phía trước sẽ liên tục xô ngã bạn để bạn bỏ cuộc. Nhưng lúc này, chỉ cần bạn không bỏ cuộc, kiên trì, kiên cường, vận dụng toàn bộ hành trang và kiến thức mình có để có thể từng bước chậm rãi bước được lên đến đỉnh dốc. Khi chúng ta đứng trên đỉnh dốc, tức là chúng ta vượt qua được những thử thách ấy thì thứ mà chúng ta cảm nhận được đó chính là cảm giác sung sướng, mãn nguyện đến tột cùng. Đó là thời khắc mà chúng ta sống có ý nghĩa hơn, bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình và vươn tới một bản thân tốt đẹp hơn. Đứng trên đỉnh dốc, ta có thể nhìn lại những chặng đường đã qua và có được những trải nghiệm quý báu cho mình. Những trải nghiệm thực sự quý báu vì nó chính là bài học xương máu mà chẳng thể tìm được ở sách vở nào. Tuy nhiên, giữa những chặng leo dốc như vậy, ta cần biết nghỉ ngơi để có thể nhìn lại chăng đường đã qua cũng như nạp năng lượng và cảm hứng để tiếp tục hành trình còn lại của mình. Vì nhanh có nghĩa là chậm và liên tục nên chỉ cần chúng ta không bỏ cuộc thì cuộc sống này vẫn còn đáng sống biết bao. Tóm lại, việc vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống chính là một phần không thể thiếu để con người chứng tỏ được bản thân mình, từ đó sống ý nghĩa và mạnh mẽ hơn từng ngày.
Tham khảo :
Khi bạn đạp xe lên một con dốc con, mồ hôi chảy ướt áo và bàn chân tưởng như mỏi nhừ thì bạn sẽ được tận hưởng sự tuyệt vời khi chiếc xe lăn nhanh xuống con dốc phía trước, những giọt mồ hôi bốc hơi, để lại cảm giác mát lạnh khiến bạn quên nhanh tất cả mệt mỏi...
Cuộc sống cũng giống như một con đường rất dài. Dù có đang chạy trên những đoạn bằng phẳng, người ta vẫn không bao giờ quên sẽ có lúc phải đối diện với việc lên dốc và cả xuống dốc. Một người bạn đã nói với tôi điều giản dị ấy khi cùng một lúc, cô bạn phải đối diện thất bại, cả trong tình yêu lẫn trong công việc ở công ty. Điều làm tôi nể phục cô bạn ấy là sự can đảm. Cô ấy không khóc, không oán trách, cũng không lặng lẽ suy sụp. Bởi lẽ bạn tôi biết tự thu xếp, đặt những nỗi buồn sang một bên, dành sức lực để tiếp tục "vượt dốc".
Rất nhiều khi trong nhịp sống gấp gáp này, nỗi mệt mỏi, sự chán chường, cảm giác thất vọng đã vắt kiệt sức lực; lấy đi niềm lạc quan. Bạn muốn buông xuôi tất cả. Nhưng nếu bạn dừng lại và quay nhìn trở về điểm xuất phát, bạn sẽ biết cái cảm giác tuyệt vời khi nhìn những gì ta đã vượt qua. Có thời điểm bạn nhận ra mình đang đứng trên đỉnh dốc. Hít thật sâu và nhìn kỹ về phía trước, bạn không cần phải hét lên sung sướng. Và khi ấy, điều bạn tự nhắc mình sẽ là tìm thêm những đỉnh cao mới, không cho phép mình thả dốc quá nhanh.
Bạn tham khảo nhé:
Một trong những điều cần thiết nhất mà con người phải làm, đó là nhận ra giá trị của mình trong cuộc đời. Giá trị của bản thân chính là ý nghĩa của sự tồn tại của mỗi con người, là nội lực riêng trong mỗi con người. Điều đó làm nên sự khác biệt, khẳng định vị trí của mỗi người giữa thế giới hơn 7 tỉ người này. Ai cũng có những ưu khuyết điểm riêng, bởi vậy mỗi người lại có giá trị khác nhau, không thể đem so sánh giữa người này với người khác bởi đó là sự so sánh khập khiễng. Đồng thời, giá trị không chỉ tồn tại ở cá nhân mà nó còn hướng đến tập thể, là những gì mà con người cống hiến, mang lại cho xã hội. Điều gì mà con người đóng góp cho xã hội sẽ tạo nên giá trị cho người đó. Ai sinh ra cũng mang trong mình những giá trị riêng biệt, vì vậy không nên tự ti khi mình không giỏi bằng người khác ở mặt này hay mặt khác. Điều quan trọng là biết được điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để hạn chế, như vậy sẽ đạt nhiều thành công trong cuộc sống.