K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 10 2018

a)15kg = 150 N(Vì 15.10=150)

b)2m3=2000l(Vì 1l=1dmvà 1m3=1000dm3, cho nên 1 m3 cũng sẽ = 1000l  và 2m3=2000l)=2000000cc(Vì mỗi đơn vị đo thể tích hơn kém nhau 1000 lần và 1 m3=1000 dm3;1dm3=1000cc, cho nên 1m3=1000000cc)

c)17kg=170N(Vì 17.10=170)

Lưu ý: Câu a) và câu c) là dựa vào công thức P=10m. Trong đó P là kí hiệu của trọng lượng(N)

                                                                                                            m là kí hiệu của khối lượng(kg)

31 tháng 10 2017

Tùy theo một cốt truyện cụ thể, với những tình huống cụ thể mà người viết lựa chọn ngôi kể cho thích hợp. Có thể trong một truyện người viết dùng ngôi kể khác nhau để soi chiếu vào sự việc, hoặc nhân vật bằng các điểm nhìn khác nhau nhằm tăng thêm tính sinh động, phong phú khi miêu tả sự việc và con người.

4 tháng 5 2019

Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn Địa Cầu. Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.

- Vai trò của thực vật đối với biến đổi khi hậu gồm:

+ thứ nhất là thực vật chứa khoảng 1/6 lượng phát thải cacbon khi lượng phát thải các bon này đã được làm sạch, được sử dụng quá mức hoặc bị suy thoái;

+ thứ hai là thực vật phản ứng khá nhạy bén với biến đổi khí hậu;

+ tiếp đó là rừng tạo ra nhiên liệu gỗ khi chúng được quản lý bền vững, đó như là một bắt đầu cho sự thay thế luân phiên nhau giữa việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và nhiên liệu gỗ;

+ thứ tư là chúng có khả năng hấp thụ một phần mười lượng khí thải cacbon toàn cầu dự kiến trong nửa đầu của thế kỉ XXI để tạo thành sinh khối trong cây, thành đất, thành sản phẩm của cây và lưu trữ chúng theo nguyên tắc lâu dài.

24 tháng 12 2019

C1:ước lượng độ dài cần đo,chọn thước phù hợp .

C2: sút một qua bóng khi nó đang đưng yên,xe đạp đang chạy nhanh bỗng bóp phanh xe chạy chậm lại.

C3:D=m:v.  trong đó D là KLR,m là trọng lượng,v là thể tích.

C4:tóm tắt:m=20kg, p=?                                                     giải

                                                trọng lượng của bao gạo là:

                                                         p=10 nhân m=10 nhân 20= 2000[N]

                                                                  đáp số:2000 [N]

5 tháng 10 2018

từ nhiều nghĩa là những từ có nghĩa giống nhay

chuyển ngĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa

5 tháng 10 2018

1.Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. Xem thêm : - Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm ( về sự vật, hiện tượng ) có trong thực tế thì từ ấy gọi là từ nhiều nghĩa.

2.Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. Xem thêm : - Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm ( về sự vật, hiện tượng ) có trong thực tế thì từ ấy gọi là từ nhiều nghĩa.

học tốt

5 tháng 4 2019

nhanh, mk sắp kt r

12 tháng 9 2018

Thời gian trôi đi nhanh quá! Mới ngày nào em còn là cô học sinh bé nhỏ của trường Tiểu học Hòa Bình, giờ đây em đã trở thành học sinh lớp 6A, trường Trung học cơ sở Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh.

Từ tuổi nhi đồng, giờ đây em đã bước sang tuổi thiếu niên. Em giúp đỡ mẹ một số việc nhỏ như quét dọn nhà cửa, nấu cơm và chăm sóc cu Bi lên sáu tuổi. Không còn cảnh ba mẹ phải đưa đón như trước đây mà em tự đi học cùng các bạn gần nhà. Sáng chúng em cùng đi, trưa cùng về, không la cà đây đó.

Điều ấy đã thành nề nếp khiến ba mẹ em rất yên tâm.

Em chơi thân với Tú, Oanh và Nga. Bốn đứa hợp thành nhóm học tập để giúp đỡ lẫn nhau. Em học khá môn Toán, Tú và Oanh giỏi Văn, còn Nga rất có năng khiếu về ngoại ngữ. Buổi tối, chúng em học nhóm ở nhà bạn Oanh, cùng giải những bài toán khó và kiểm tra lẫn nhau cho đến lúc tất cả đều thuộc bài mới thôi. Những phút giải lao, chúng em thư giãn bằng những trò chơi thú vị và bổ ích.

Lớp 6A của chúng em là một tập thể khá nổi bật về mọi mặt, từ học tập cho đến các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, sống trong môi trường ấy, em thấy mình thay đổi rất nhiều. Tính nhút nhát bớt dần, em vui vẻ hòa đồng cùng các bạn. Em rất thích những buổi dã ngoại hoặc đi tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh... cùng với lớp bởi đó là dịp để chúng em thông cảm và gắn bó với nhau hơn.

Em yêu lớp, yêu trường, yêu thầy cô, bè bạn. Em tự nhủ rằng mình đã lớn, phải chăm ngoan hơn nữa để xứng đáng với niềm tin của mọi người.

Nguon - http://tuthienbao.com/forum/showthread.php?t=129146#.W5jondIzYnQ#ixzz5Qsj60Gyq

12 tháng 9 2018

+ em đã lớn hơn , biết sống tự lập , học giỏi hơn , biết giúp đỡ cha mẹ ,...............

10 tháng 12 2017

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em

                     Quê hương nếu ai không nhớ

                    Sẽ không lớn nổi thành người

Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.

k mk nhé

10 tháng 12 2017

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em

                     Quê hương nếu ai không nhớ

                    Sẽ không lớn nổi thành người

Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.

Chúc học tốt!

10 tháng 7 2018

Điều này không đúng, bởi vì đó là xu hướng tiêu cực. Dân gian khi viết nên câu chuyện ngụ ngôn này là nhằm muốn mọi cá thể trong cộng đồng phải biết kết nối với nhau để tất cả mọi người cùng có lợi, để cho cộng đồng ấy vững mạnh hơn.

17 tháng 2 2017

Tham khảo nha bạn:

=>

Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.

Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.

Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.

Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng viẹe học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc ihầy nói đến những điều đó, giọng lliầy như nghẹn lại, lạc đi và gưưng mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước.

Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".

Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.

17 tháng 2 2017

cảm ơn bạn nhìu