K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

(1)“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”

                                                            (Trích Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn, SGK, Ngữ văn 8)

(2)“Ta đây:

Núi Lam Sơn dấy nghĩa

Chốn hoang dã nương mình

Ngẫm thù lớn há đội trời chung

Căm giặc nước thề không cùng sống

Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời

Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.

Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh,

Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ.

Những trằn trọc trong cơn mộng mị,

Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi

Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,

Chính lúc quân thù đang mạnh.”

(Đại cáo Bình Ngô – Nguyễn Trãi , Ngữ văn 10, Tập hai, tr.17-  NXB Giáo dục, 2006)

1/ Nêu nội dung chính của văn bản (1) và (2)?

2/ Hãy so sánh nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn ở Hịch tướng sĩ và tâm trạng của Lê Lợi ở Đại cáo bình Ngô ?

3/ Từ 2 văn bản, viết một văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống hiện nay.

0
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : (1) " Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. " (2) " Ta đây : Núi Lam Sơn dấy nghĩa Chốn hoang dã nương mình Ngẫm thù lớn há đội trời chung Căm...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi :

(1) " Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. "

(2) " Ta đây :

Núi Lam Sơn dấy nghĩa

Chốn hoang dã nương mình
Ngẫm thù lớn há đội trời chung

Căm giác nước thề không cùng sống

Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời

Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối

Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh

Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phấn đắn đo càng kĩ

Những trằn trọc trong cơn mộng mị

Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi

Vừa khi cờ khởi nghĩa dấy lên,

Chính lúc quân thù đang mạnh "

1/ Nêu nội dung chính của văn bản (1) và (2) ?

2/ Hãy so sánh nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn ở Hịch tướng sĩ và tâm trạng của Lê Lợi ở Đại cáo Bình Ngô ?

3/ Từ 2 văn bản, viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm của thanh niên trong cuộc sống hiện nay.

1
20 tháng 4 2020

chữ xấu vãi cả nồi

10 tháng 4 2020

Đề cương ôn tập văn 10 học kì IIĐề cương ôn tập văn 10 học kì II

17 tháng 2 2020

Những khó khăn trong quá trình đầu of nghĩa quân Lam Sơn

26 tháng 8 2017

2)Hịch tướng sĩ:+Là một chủ tướng có lòng yêu nước hào hùng, ông không thể “mắp lấp tai ngơ” trước những hành động tàn bạo của kẻ thù, ông căm thù chúng, làm ông không tiếc lời nhục mạ, cay xé để lên án hành động như nghênh ngang đi lại ngoài đường như một đất nước không vua, “uốn lưỡi củ diều” mà sỉ nhục triều đình, hay thu vét vàng bạc, ngọc lụa để vung đầy túi tham không đáy của chúng.Từ lòng căm thù, chính tôi lại càng xúc động và càm thương người chủ tướng khi ông quên an mất ngủ, đau đớn đến thắt tim thắt ruột, “nước mắt đầm đìa” vì uất ức, chưa trả được mối thù nhà nợ nước.Từ đó, tấm lòng xả thân vì nước, nguyện hy sinh trăm thân này cho quê hương của ông đã được làm nổi bật, làm cho bao con người xúc động và than phục.Có thể vì lẽ đó, ông đã phải nghiêm khắc thức tỉnh các tướng sĩ còn đang sống trong xoa hoa, niềm vui chiến thắng, ông muốn họ phải cùng ông chống lại bọn giặc còn đang lâm le ngoài bờ cõi, ông muốn các tướng sĩ và bao nhiêu đồng bào khác được sống trong ấm no và hưng thịnh, ,được lưu danh ngàn đời.Qua đó, chúng ta mới hiểu được tấm lòng của con người như ông, tấm lòng cao cả và anh minh, tấm lòng yêu nước, thương dân, Hưng Đạo Vương mãi là vị thánh sống trong lòng mọi người, cả xưa và nay.

Bình ngô đại cáo:Ngẫm thù lớn há đội trời chung, căm giặc nước thề không cùng sống là thái độ và chí hướng của lãnh tụ. Đau lòng nhức óc, nếm mật nằm gai, quên ăn vì giận... là sự rèn luyện, thử thách đối với bản thân, từ trái tim đến khối óc. Không phải một sớm một chiều mà là suốt mười mấy năm trời. Bởi vì trong tâm trí lúc nào cũng canh cánh mối lo toan cứu nước, cứu dân cho nên Lê Lợi luôn ở trọng tâm trạng: Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi. Qua hình tượng Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã nói lên được tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

26 tháng 8 2017

1) ND:

(1)Hịch tướng sĩ:- Hịch tướng sĩ của Trần Quốc tuấn đã phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược của dân tộc ta.

(2)Bình ngô Đại cáo:Bình Ngô Đại Cáo là một bản cáo trạng đanh thép nhằm tố cáo tội ác dã man của bọn thực dân phong kiến. Qua đó tác giả cũng muốn cho người đọc hiểu được bản chất của con người Việt Nam không chịu lùi bước trước khó khăn vất vả. Anh dũng, kiên cường, Lòng yêu nước sâu sắc.( bạn trích những câu thơ trong bài để làm dẫn chứng).

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạNghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ...
Đọc tiếp

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạ

Nghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn?”. Để trả lời với tất cả chúng ta câu hỏi đó, trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu đã tâm sự bằng những câu thơ giản dị mà rất sâu sắc: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

Tố Hữu muốn khẳng định trước hết sống phải có ích cho đời. Là con chim không chỉ biết kêu mà cao hơn nữa phải biết cất tiếng hót ca lanh lảnh hót cho đời, tạo nên những bản nhạc rộn rã tươi vui cho đất trời. Cũng như vậy, đã là chiếc lá thì chiếc lá phải xanh tươi đưa lại sức sống cho cây cối, làm mát mắt cho đời và hút nhiều thán khí, nhả ra nhiều ô-xy đem lại sự sống cho con người và muôn loài vật trên trái đất này. Ngay cả những sinh vật hết sức nhỏ bé như thế, mà chúng còn biết hiến dâng những gì tốt đẹp nhất, có ý nghĩa nhất giúp ích cho đời. Vậy, chúng ta là những con người “Chúa tể của trần gian, kiểu mẫu của muôn loài” (Sêch-xpia), là “Hoa của đất” (tục ngữ), là động vật duy nhất có trí tuệ và tâm hồn, chúng ta phải làm gì và sống ra sao đây để cùng muôn loài tô điểm cho quê hương, đất nước, cho “Trái đất này là ngôi nhà của chúng mình” ngày một tươi đẹp hơn.

Muốn sống cho xứng đáng tên gọi thiêng liêng cao quý của mình “Con người! Ôi hai tiếng ấy vang lên mới tự hào và kiêu hãnh làm sao!” (Gor –ki), mỗi chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Nghĩa là phải biết ứng xử một cách đẹp đẽ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, với quê hương đất nước. Nói như Tố Hữu, lẽ sống đẹp là lẽ sống có “vay” thì có “trả”, có “nhận”, thì phải có “cho”, phải cống hiến hy sinh sức lực, tâm trí, thậm chí là cả sự sống của mình cho đời, để đời ngày một “đàng hoàng”, “tươi đẹp hơn”.
Mỗi chúng ta giờ đây được sống trên đời, hít thở khí trời, đứng thẳng hai chân kiêu hãnh làm người, chúng ta đã được nhận quá nhiều từ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà tổ tiên, từ tình yêu thương đùm bọc của bà con, đồng bào, từ sự hy sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ đã đổ máu xương để xây dựng quê hương và giữ gìn đất nước thanh bình tươi đẹp như hôm nay… Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đã được thừa hưởng biết bao thành quả của người đi trước để lại và người khác đem cho. Như thế là chúng ta đã “vay”, đã “mắc nợ” người thân, nhân dân, đất nước nhiều rồi! Là con người vốn giàu nhân cách và lòng tự trọng, lẽ nào chúng ta nhắm mắt ăn quỵt được sao? Không! Chúng ta phải “trả”, hơn nữa phải “cho” nhiều hơn những gì mà chúng ta đã “vay”, đã “nhận”. Đó là hành động vừa đúng với nhân tâm, vừa hợp với Đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”. Cách đây hơn nửa thiên niên kỷ, thi hào dân tộc Nguyễn Trãi, một người Việt Nam nhất trong những người Việt Nam nhất trong lịch sử quá khứ cũng từng đã viết “Ăn lộc phải đền ơn kẻ cấy cày”, đó sao?

Trong sự nghiệp xây dựng chính quyền và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, ở Việt Nam ta đã có biết bao con người sống rất đẹp cho đạo lý, lẽ sống “trả”, “vay” đó, như Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Viết Xuân, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tử Trọng, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc,…Họ sẵn sàng “cho” cả cuộc đời, sẵn sàng đổ máu mình cho Tổ quốc đơm hoa Độc lập, kết trái tự do. “Và em nữa. Lưng đèo Mụ Gia, ai biết tên em? Chỉ biết cô gái nhỏ anh hùng. Sống chết từng đêm; Mà lòng thanh thản lạ: Đâu phải hy sinh, em vinh dự vô cùng”. (Tố Hữu – gửi TNXP).

Noi theo những tấm gương cao đẹp đó, giờ đây, những người đang sống lại tiếp tục hy sinh, cống hiến tâm trí và sức lực của mình để làm giàu cho Tổ quốc:

“Ta lại hành quân như năm nào đánh Mĩ

Những sư đoàn không súng, lại xung phong

Ta lại thắng như những chàng dũng sĩ

Biến và hoang vu, thành cơm áo hoa hồng.”

(Tố Hữu).

Hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta có biết bao con người đã “cho” đi những giọt mồ hôi thấm đẫm tâm não để “nhận” lại những công trình khoa học, những sản phẩm lao động; hoặc “cho” đi những giọt máu đào nhân đạo để cho người bệnh có nụ cười ngọt ngào, vì sự sống được hồi sinh; hoặc “cho” đi những đồng tiền mà mình tiết kiệm được để cho những người nghèo, cơ nhỡ có những điều kiện vật chất tối thiểu để hướng cuộc đời về phía tương lai.

Bên cạnh biết bao con người ngày đêm miệt mài học tập, lao động, cống hiến tài năng sức lực cho xã hội, đất nước, thì có một bộ phận không nhỏ của thanh niên lại chỉ biết “vay” và “nhận”, thậm chí còn “nhận” quá nhiều mà không chịu “trả”. Họ đua đòi theo con đường ăn chơi hưởng lạc: đến với vũ trường, tìm đến “nàng tiên nâu”. “cái chết trắng”, để tiêu vèo hết cuộc đời trong chốc lát, vi những thú vui vô nghĩa, mà không hề biết hổ thẹn. Những người có lối sống ích kỷ và bất nhân, vô ơn bạc nghĩa ấy thật đáng phê phán, lên án, phỉ nhổ.

Như vậy, mấy câu thơ giản dị của Tố Hữu đã thể hiện một lẽ sống biết “vay”-“trả”; “cho”-“nhận” đúng lương tâm và đạo lí rất đẹp của người Việt Nam xưa nay. Hiểu được lẽ sống đó, mỗi chúng ta, ở từng cương vị cuộc sống khác nhau, hãy cống hiến hết sức mình, hãy “cho” thật nhiều và gắng làm “Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời” như nhà thơ Thanh Hải đã viết:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

5
29 tháng 10 2016

Bài làm hay

1 tháng 11 2016

cam on

27 tháng 5 2020

1. Đề tài: người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945.

27 tháng 5 2020

3. 

Chí khí được thể hiện qua:

1. Thể hiện ở thời điểm Từ Hải ra đi lập nên sự nghiệp

- Nửa năm hương lửa đương nồng:

+ Cuộc sống hôn nhân mới hình thành, giai đoạn tình yêu, tình vợ chồng nồng nàn, thắm thiết nhất.

->Giai đoạn hạnh phúc nhất.

+ Nếu là người bình thường, trong sự hạnh phúc của cặp đôi “trai anh hùng, gái thuyền quyên” như thế này thì sẽ cảm thấy thỏa nguyện, bằng lòng.

+ Nhưng Từ Hải là người phi thường: “Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài”, hơn hẳn những người khác cả về trí tuệ và sức lực -> không bằng lòng với cuộc sống gia đình bình dị, hạnh phúc giản đơn.

->  Quyết tâm ra đi.

=> Từ Hải không phải là người một nhà, người một xóm, người một họ mà là người của trời đất bốn phương (Hoài Thanh)

2. Thể hiện ở hành động ra đi dứt khoát và mạnh mẽ

-  Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương:

+ Lòng bốn phương: chí lớn lập công danh sự nghiệp của kẻ làm trai trong xã hội phong kiến. 

+ động lòng: chí lớn vốn ấp ủ từ rất lâu, nó chỉ tạm thời trì hoãn khi chung hưởng hạnh phúc bên Thúy Kiều, và bây giờ, hôm nay là lúc chí lớn được đánh thức.

->Từ Hải gạt bỏ tình riêng để thực hiện chí lớn.

+ Thoắt: chí lớn thức dậy nhanh chóng, nhanh chóng quyết tâm thực hiện chí lớn. Từ trước khi gặp Thúy Kiều đã thực hiện chí lớn và giờ là lúc tiếp tục thực hiện sự nghiệp dang dở.

_ Diễn tả sự nhanh chóng trong việc thay đổi vị thế của Từ Hải từ là một con người của gia đình -> một anh hùng mang tráng chí bốn phương.

+ Trượng phu: sự trân trọng của tác giả Nguyễn Du đối với nhân vật Từ Hải.

=>Anh hùng hội tụ những phẩm chất phi thường, có thể thay đổi sơn hà, có thể mang lại xã hội mà nhân dân mong muốn.

- Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong

- Quyết lời dứt áo ra đi

->Sử dụng một loạt các từ ngữ:

+ Thẳng rong: đi liền một mạch

+ Quyết lời, dứt áo

->Hành động dứt khoát, mạnh mẽ, không chút lưu luyến, bịn rịn.

Ra đi trong tâm thế ung dung.

ð  Khí phách của bậc đại trượng phu.

Ghé vai gánh đỡ sơn hà

Sao cho tỏ mặt mới là trượng phu

->Trượng phu là người đàn ông tài giỏi, có chí lớn.

->Đó là tâm trạng bình thường của người bình thường

=> Nhưng Từ Hải là người anh hùng, bậc đại trượng phu, không muốn Thúy Kiều phải bịn rịn. Sự ra đi như thế để lại dư âm trong những câu thơ cách mạng sau này:

 Ví dụ: Người ra đi đầu không ngoảnh lại

            Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy

3. Thể hiện qua lời đối thoại với Thúy Kiều

- Lời thoại của Thúy Kiều:

Theo thói thường, người bình thường sẽ ngăn cản nhưng là tâm phúc tương tri, là tri kỉ (hiểu chí hướng của Từ Hải) của Từ Hải, nàng không ngăn cản mà mong muốn làm trọn đạo tòng:

Nàng rằng phận gái chữ tòng

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.

->Trước quyết tâm ra đi của Từ Hải, nàng bày tỏ ước nguyện được đi theo để thực hiện trọn đạo tam tòng “Xuất giá tòng phu”.

-> Mong muốn được nâng khăn sửa túi cho chồng

-> Được chung vai gánh vác, được chia sẻ cùng chồng.

=> Những ước nguyện hoàn toàn chính đáng.

- Trách Thúy Kiều

Từ rằng: Tâm phúc tương tri

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình

->Từ Hải đánh giá cao Thúy Kiều, là người có tài có sắc -> Trách Thúy Kiều chưa thoát khỏi thói thường của nữ nhi

-> Trách nhưng cũng là động viên Thúy Kiều hãy vượt lên những tình cảm ấy để xứng đáng là tâm phúc tương tri của Từ hải, xứng đáng là phu nhân của một bậc anh hùng, một bậc đại trượng phu

=> Đằng sau đó là sự tự tin của Từ Hải đặt mình lên trên thiên hạ nên cũng yêu cầu Thúy Kiều phải hơn đời, hơn người.

- Lời ước hẹn của Từ Hải:

Bao giờ mười vạn tinh binh

Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường

Làm ra rõ mặt phi thường

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia

->Số từ số nhiều: mười vạn; động từ: dậy đất, rợp đường

-> Vẽ ra viễn cảnh rất huy hoàng: sau nhiều nhất là một năm (một năm xa cách là dài nhưng một năm để làm nên sự nghiệp hiển hách của người đàn ông lại là quá ngắn): trống rong cờ mở trở về “rước nàng nghi gia”, để sum họp vợ chồng trong vinh hiển.

=> Động viên Thúy Kiều.

=> Tự tin của Từ Hải, tự ý thức về tài năng xuất chúng của bản thân mình.

- An ủi Thúy Kiều:

Bằng nay bốn biển không nhà

Theo càng thêm bận biết là đi đâu

->Trong sự an ủi có sự lo lắng, giải thích để Thúy Kiều an lòng ở lại.

-> Trong câu thơ cũng thoáng chút cô đơn của Từ Hải. Tuy rằng tự tin nhưng cũng rất tự tin nhưng cũng rất lo lắng, bốn biển không nhà, trong tâm thế của một người anh hùng múa kích một mình trên sa mạc, hiểu việc mình cần phải làm, lập sự nghiệp lớn lao hiển hách để giúp đỡ nhân dân nhưng cũng thức tỉnh sớm, biết phải đối mặt với nhiều khó khăn.

4. Thể hiện ở hình ảnh không gian cao rộng

- Các hình ảnh:

+ bốn phương

+ Trời bể mênh mang

+ Bốn bể

+ Gió mây, dặm khơi

+ Cánh chim bằng

=>Không gian khoáng đạt, kì vĩ, lớn rộng đã nâng tầm vóc người anh hùng mang hùng tâm tráng chí Từ Hải luôn sánh ngang với tầm vóc vũ trụ.

+ Thể hiện chí lớn của người anh hùng: khao khát được vẫy vùng, tung hoành giữa trời đất cao rộng giống như lời giới thiệu của Nguyễn Du “Đội trời đạp đất ở đời”.

- Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi: tái hiện hình ảnh người anh hùng Từ Hải: chim bằng tượng trưng cho khát vọng của người anh hùng tạo nên sự nghiệp lớn.

->Chim bằng bay lên cùng gió mây chính là hình ảnh người anh hùng Từ Hải trong giây phút lên đường.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:…Như nước Đại Việt ta từ trước,Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.Núi sông bờ cõi đã chia,Phong tục Bắc Nam cũng khác.Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,Song hào kiệt đời nào cũng có.Vậy nênLưu Cung tham công nên thất bại,Triệu Tiết...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

…Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

Vậy nên

Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

Việc xưa xem xét,

Chứng cứ còn ghi.

(Trích Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

 

1. Trong đoạn trích, Nguyễn Trãi đã đưa ra những cơ sở nào để khẳng định nền độc lập, chủ quyền của nước ta? Nêu nhận xét của em về những cơ sở đó.

2. Tìm và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích?

3. Bày tỏ cảm nghĩ của em về đoạn văn trên (học sinh có thể gạch ý)

0