Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

<...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

"Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông." 

                                                                                (Theo Tuốc – ghê – nhép)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. 

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên. 

Câu 3: Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau văn:

Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi.

Câu 4:  Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên? 

Câu 5: Từ câu chuyện trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2000 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu thương của giới trẻ hiện nay.

1

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

"Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông." 

                                                                                (Theo Tuốc – ghê – nhép)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. 

=> Tự sự

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên. 

=> Cậu bé đã dành tình yêu thương của mình cho ông cụ , không phải thứ vật chất mà là thứ xuất phát từ nội tâm. Tình cảm ấm áp được đong đầy xuất phát từ trái tim , tình yêu thương con người.

Câu 3: Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau văn:

Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi.

=>  Liệt kê

=>  Phân tích ngoại hình, nội tâm nhân vật một cách gián tiếp

Câu 4:  Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên? 

=> Vật chất không chỉ là thứ có thể trao đi mà ta còn có thể trao đi cả tình yêu thương ấm áp . Thứ tao trao đi ấy chính là tình cảm nồng cháy giữa những con người , xuất phát từ hơi ấm và trái tim . Hãy cứ trao đi cho dù ta không có gì cả

Suy nghĩ của em về nội dung câu chuyện sau:NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:- Xin ông...
Đọc tiếp

Suy nghĩ của em về nội dung câu chuyện sau:

NGƯỜI ĂN XIN

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông .

(Tuốc-ghê-nhép, dẫn theo Ngữ văn 9, tập Một, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005, trang 22).

Ko chép mạng. Thử sức mk.

1
12 tháng 9 2016

MIK THẤY BÀI NÀY HAY VÀ Ý NGHĨA BẠN THAM KHẢO NHÉ

“Hãy lau khô cuộc đời em bằng tình thương, lòng nhân ái của con người. Và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em, bằng tất cả trái tim con người Việt Nam”. Những câu hát ấy cứ mãi vang lên trong lòng tôi. Đôi lúc nó làm cho tôi tự hỏi: “Phải chăng con người sống rất cần sự yêu thương, tôn trọng, giúp đỡ của cộng đồng?”. Để lí giải cho điều đó ta hãy cùng đọc và suy nghĩ câu chuyện: “Người ăn xin” của Tuốc-ghê-nhép.
Một người già ăn xin với đôi mắt đỏ hoe, nước mắt giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi chìa tay ra “xin tiền tôi”. Thật không may, “tôi” chẳng có gì cả, ngay cả một đồng xu dính túi cũng không. Bàn tay tôi “nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông cố nói rằng tôi xin lỗi vì chẳng có gì để cho cho ông cả. Thế nhưng, đáp lại “tôi”, ông nói: “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Khi ấy “tôi” chợt hiểu ra: cả tôi nữa, “tôi” cũng vừa nhận được một cái gì đó từ ông lão. Có lẽ các bạn ngạc nhiên lắm vì rõ ràng cả “tôi” và ông lão trong câu chuyện đều cóp nhận được gì đâu mà bảo là nhận. Thế cái “đã cho” từ ông lão và “một cái gì đó” từ nhân vật “tôi” là gì? Đấy chính là tình yêu thương, sự cảm thông và chia sẻ mà họ cảm nhận được ở đối phương. Đó cũng chính là một triết lí, một phương châm sống mà mỗi con người chúng ta cần có.
Tình yêu thương – một thứ tình cảm thiêng liêng khó có thể định nghĩa được. Con người sống không có tình yêu thương đồng loại thì chẳng khác gì là một vật vô tri vô giác. Yêu thương đem lại cho ta một niềm vui, hạnh phúc mà khó có từ ngữ nào có thể diễn tả được. Chính tình yêu thương con người làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp. Những mảnh đời bất hạnh sẽ cảm nhận được tình người. Tình yêu thương luôn song hành với sự cảm thông và chia sẻ. Chính tình yêu thương là cội nguồn sản sinh ra điều đó. Biết cảm thông, chia sẻ ta sẽ biết được rằng trên đời vẫn còn vô số người cần sự giúp đỡ của ta. Ông bà ta có câu: “Cứu một mạng người còn hơn xây bảy cảnh chùa”. Đấy chính là một lời răn dạy về tình yêu thương, cảm thông và chia sẻ. Con người ta sẽ trở thành những con người có giá trị nếu biết yêu thương và chia sẻ với người khác. Đôi khi chỉ cần một hành động nhỏ của ta cũng giúp họ có được niềm tin vào cuộc sống. Không cần những gì quá cao cả, lớn lao, chỉ cần những sự động viên, yêu thương chân thật cũng đủ để xây dựng nên tình người trong cuộc sống. Hãy yêu thương con người để tưới mát cho tâm hồn ta và làm mát cho tâm hồn người khác.
Tình cảm giữa người ăn xin và “tôi” trong câu chuyện chính là một ví dụ cụ thể nhất. Rõ ràng là họ có cho nhau được bất kỳ thứ vật chất nào đâu. Họ đều là con người nghèo khổ, bất hạnh, cần sự giúp đỡ. Những thứ mà họ nhận được ở nhau chính là tình người. Tình người sưởi ấm tâm hồn họ trong đêm đông giá rét. Ông lão nhận được ở “tôi” sự cảm thông yêu thường và tôn trọng. Còn “tôi” nhận được ở ông lão sự đồng cảm, yêu thương. Đấy chính là giá trị tinh thần quý giá nhất. Hay trong “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen. Cái chết của cô bé chính là do sự bàng quang, thờ ơ của mọi người. Trong khi chỉ cần một hành động nhỏ thì có lẽ cô bé đã không phải chết thê thảm như thế trong sự vui vẻ, không khí ấm áp đêm ba mươi. Cả hai câu chuyện đều “vẽ” nên một hiện thực rằng tình yêu thương, sự cảm thông và chia sẻ là rất cần trong cuộc sống.
Bằng những hành động thiết thực nhất, con người ta ngày nay đã có những hành động rất đúng đắn để giúp đỡ người khác. Vô số trẻ em cơ nhỡ đã được nuôi dưỡng, xây dựng nhà tình thương, giúp đỡ người nghèo. Đó là những hành động rất đáng được trân trọng và phát huy.
Thế nhưng bên cạnh những mặt tốt thì trong xã hội ngày nay vẫn còn tồn tại số ít những mặt hạn chế. Họ sống thờ ơ đến lãnh đạm, bàng quang đến vô tình. Một cuộc sống chỉ có “ta với ta”, chẳng có ai xung quanh cả. Họ là những con người cần sự giáo dục đúng đắn từ cộng đồng và xã hội.
Tôi cũng như các bạn ngày nay thật mau mắn được sống trong tình yêu thương của mọi người. Nhưng không phải vì thế mà tôi sống một cách vô lo vô nghĩ. Khi đi dọc những con đường thành phố, tôi đã nhìn thấy vô số những người bất hạnh cần sự giúp đỡ. Có lẽ tôi cũng như “tôi” trong “Người ăn xin”, cũng nhận được một cái gì đó từ họ và họ cũng nhận được sự đồng cảm từ tôi.
Tình yêu thương, sự tôn trọng quả thật là món quà vô giá và kì diệu. Nó đưa con người ta thoát khỏi sự tầm thường và vươn lên từ nghịch cảnh. Chỉ cần một hành động nhỏ cũng sưởi ấm lòng ta. Để rồi câu hát ấy cứ mãi ngân vang trong lòng mỗi chúng ta: “Hãy lau khô cuộc đời em, bằng tình thương, lòng nhân ái của con người. Và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em bằng tất cả trái tim con người Việt Nam”.

13 tháng 9 2016

chép mạng

 

Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới         Chuyện người ăn xin Một gười ăn xin già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi mắt tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

         Chuyện người ăn xin

 Một gười ăn xin già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi mắt tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

 Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không còn gì để cho ông cả

 Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười

_ Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi

 Khi ấy tôi chợt hiểu ra: Cả tôi nữa, cũng vừa nhận được cái gì đó của ông

1. Những chi tiết nào thể hiện cahs ứng xử của cậu bé đối với người ăn xin? Nhận xét về những hành động và lời nói của cậu bé?

2. Qua câu chuyện, theo em cả ông lão và cậu bé đều nhận được điều gì từ nhau?

3. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?

4. Trong xã hội, thấy có những cách đối xử với người ăn xin như thế nào? Nêu ý kiến của em vè những cách đối xử ấy ( viết khoảng 5 cau văn )

4

Vẽ hai đường thẳng có dạng chéo ( không thể thẳng vì đường thẳng kéo dái mãi mãi . Nếu vẽ thẳng 2 đường đó thì chỉ có 1 đường thẳng duy nhất ) , chỉ có 1 điểm chung là giao điêm của 2 đường thẳng đó.

19 tháng 9 2018

1) - Từ tôi lục hết đến ... nắm chặt bàn tay run rẩy của ông .

    - Cậu bé tui Ko có gì nhưng vẫn có gắng giúp ông lão những gì mình có thể làm ! 

17 tháng 12 2021

câu thứ 2 ý bạn

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông : - Xin ông đừng giận cháu ! Cháu không có gì cho ông cả. Ông...
Đọc tiếp

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. 

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông : 

- Xin ông đừng giận cháu ! Cháu không có gì cho ông cả.

 Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười : 

-Cháu ơi, cẳm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra : cả tôi nữa , tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. 

1,Văn bản trên kể về điều gì,

2,Câu "xin ông đừng giận cháu" thuộc kiểu câu gì? Xác định hành động nói trong câu đó

3,Em hãy so sánh bàn tay run run của cậu bé và bàn tay run rẩy của ông lão

4,Xác định câu ghép trong đoạn đầu tiên

5,Theo em, cậu bé đã học được gì từ ông lão

6, Viết đoạn văn bàn về lòng nhân ái

 

0
Người ăn xinMột người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi.Ông chìa tay xin tôi.Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:-        Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có...
Đọc tiếp

Người ăn xin

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi.Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

-        Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

-        Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

 

Câu 3. Từ câu chuyện và hiểu biết thực tế, em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi làm rõ ý kiến: Nhu cầu cảm xúc cao nhất của một con người là cảm thấy được tôn trọng.

mong mn giúp mình gấp với mình cảm ơn !

0
Hãy đọc mẩu chuyện "Người ăn xin" và trả lời câu hỏi:"Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:-...
Đọc tiếp

Hãy đọc mẩu chuyện "Người ăn xin" và trả lời câu hỏi:

"Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

 Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười: 

- Cháu ơi,cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. 

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông

 (Theo Tuốc – ghê – nhép)

Câu 1:xác định PTBĐ chính của văn bản

Câu 2:Câu ''Xin ông đừng giận cháu !''  xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì?Thực hiện hành động nói gì?Hành động nói đó thực hiện bằng cách nào?

Câu 3:Từ câu chuyện trên em rút ra bài học gì cho bản thân

GIẢI GIÚP MÌNH VỚI Ạ!

1
14 tháng 3 2023

1. Tự sự.

2.  Kiểu câu cầu khiến.

Thực hiện hành động nói cảm xúc.

Thực hiện bằng cách bộc lộ nên giọng nói của NV qua lời văn.

3. Bài học:

- Cần biết "cho đi" nhưng đôi khi "cho đi" bằng tấm lòng còn quý hơn sự "cho đi" bằng vật chất.

- Yêu thương, thấu hiểu mọi người xung quanh nhiều hơn.

 

18 tháng 8 2021

giúp mình với

 

Bài tập 9: Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:                                           NGƯỜI ĂN XIN            Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ ho, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi:      Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi...
Đọc tiếp

Bài tập 9: Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:

                                           NGƯỜI ĂN XIN     

      Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ ho, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi:

      Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

-      Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

     Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười :

     -   Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

     Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của lão.

                                                                        (Theo Tuốc-ghê-nhép)

a.     Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó? Có thể rút ra bài học gì từ câu chuyện này?

1
21 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

-Bởi vì họ cảm thấy nhận được tình cảm từ nhau ;nhận được hơi ấm của tình người chứ không phải thứ của cải vật chất tầm thường.

-Bài học :trong cuộc sống vật chất không phải là tất cả mà tình người luôn được đề cao vì thế hãy sống để trái tim được ấm áp

22 tháng 7 2021

e ...

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚTMÔN :Ngữ văn 8  Em hãy đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:            “Tùng ... tùng ... tùng ....” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn,...
Đọc tiếp

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT

MÔN :Ngữ văn 8

 

 Em hãy đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

            “Tùng ... tùng ... tùng ....” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.

            - Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không? - một bạn nữ tiến đến.

            - Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả - tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụ cười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôi đang mừng thầm trong bụng thì cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm.”

(Nơi bắt đầu của tình bạn - Bùi Thị Hồng Ngọc)

Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 2: Nội dung đoạn trích trên khiến em liên tưởng đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8, kì 1. Trình bày vài nét về tác giả của văn bản em vừa tìm được.

Câu 3: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản đó.

Câu 4: Phát biểu cảm nghĩ về dòng cảm xúc của nhân vật chính trong truyện ngắn em vừa tìm được trong câu 2.

Câu 5: Tìm từ tượng thanh trong đoạn văn trên

0
Bài tập 3:Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !- Cụ bán rồi ?- Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa....
Đọc tiếp

Bài tập 3:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

 “Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !

- Cụ bán rồi ?

- Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:

- Thế nó cho bắt à ?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…

Em hãy đọc kỹ đoạn văn trên trả lời các câu sau:

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Xác định nội dung đoạn trích trên bằng một câu văn ngắn gọn.

Câu 2: Tìm các từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn.

Câu 3:  Đoạn văn trên được kể ở ngôi nào, ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào trong việc kể chuyện ?

Câu 4: Kể tên các tác phẩm và tác giả thuộc chủ đề Người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập một.

Câu 5: Nhận định về Lão Hạc, Hoàng Thị Hương trong vẻ đẹp con người có viết :"Tinh thần Lão Hạc mới kiên định làm sao! Như thành trì kiên cố xây bằng tình thương và lòng tự trọng. Đói khổ, đau đớn không phục nổi. Nhà văn Kim Lân tặng lão từ " bất khuất". Bất khuất trước kẻ thù còn dễ hiểu nhưng trước mình mới thật khó".
Bằng hiểu biết về truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao , em hãy viết đoạn văn diễn dịch làm sáng tỏ nhận định trên.

1
10 tháng 11 2021

Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão bảo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! - Cụ bán rồi? - Bán rồi! Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vui vẻė. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ẩng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chi ái ngại cho Lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à? Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nit. Lão hu hu khó..." ( (Sách Ngữ văn 8, tập một – Nhà xuất băn Giáo dục Việt Nam)

Câu 1. Đoạn văn trên được rút ra từ tác phẩm nào? Của ai?

=> Truyện ngắn Lão Hạc.

=> Của Nam Cao.

Câu 2. Tìm và chi ra tác dụng của các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn trên?

=> Tượng hình: móm mém, ầng ậng.

=> Tượng thanh: hu hu

Câu 3. Chép lại và phân tích một câu ghép trong đoạn trích. Chỉ rõ mối quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép.

=> Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ẩng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc .

=> Câu trên có ba chủ ngữ là "lão", "đôi mắt lão" và "tôi".

=> Dùng quan hệ từ, dấu câu để nối với nhau.

Câu 4: Tim trong đoạn trích những từ thuộc trường từu vựng bộ phận cơ thể người?

=> Trường từ vựng bộ phận cơ thể người: mặt, đầu, miệng.

Câu 5: Phải bán chó, lão Hạc mắt “ầng ậng nước", rồi “"hu hu khóc". Ông giáo thì “muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc". Hãy so sánh và chi ra ý nghĩa của tiếng khóc cùng những giọt nước.

- Tiếng khóc mang vẻ tiếc nuối, hối hận vì đã bán đi mà chưa suy nghĩ kĩ.

- Ông giáo muốn" òa khóc" lên là để có sự đồng cảm cúng như an ủi lão Hạc.

- Chính ông giáo cũng đã bán đi những quyển sách bao năm gắn kết của mình.

→ Tiếng khóc cùng giọt nước mắt đều mang vẻ tiếc nuối cùng đồng cảm cùng với cay cực trong cuộc đời nhưng cũng mênh mang tình thương và là biểu hiện thật đẹp đẽ của phẩm cách làm người. Họ đều là một người sở hữu phẩm chất cao cả, nhưng lại quá liều làm việc chưa nghĩ suy kĩ.

→ Với tác giả, Nam Cao, nước mắt vừa là tội nhục vừa là điều chứng minh phẩm chất cao đẹp: biểu tượng cay đăng hình thương người thương của cũng như nỗi buồn bã khó quên.