K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4

Đắp cho anh nấm đất mặn nơi này

Nơi anh ngã muối ngấm vào vết đạn

Xót thịt xót xương, xót người nằm xuống

Thủy triều lên nấm mộ cũng ngập chìm

(…)

Người còn sống đi đón người đã khuất

Xuống ghe đưa các anh về nghĩa trang

Từ hoang vắng mọi ngả rừng, gốc rạch

Các anh về đây ở thành xóm thành làng.

Múi mắt là biển khơi và rừng đước đại ngàn

Cồn cào gió và cồn cào sóng vỗ

Gốc đước già tạc mộ chí cho anh

Có đá của lòng người trong thớ gỗ.

Hàng chữ đọng sơn như mắt người ứa lệ

Như mắt người nhìn nhau

Như lời ai rơm rớm trên hàng bia mộ

Có những người không quê ở Cà Mau!

(Nấm mộ trong rừng đước – Nguyễn Duy)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản trên?

Câu 2: Chỉ ra và phân tích hiệu quả biểu đạt của những biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ:

Hàng chữ đọng sơn như mắt người ứa lệ

Như mắt người nhìn nhau

Như lời ai rơm rớm trên hàng bia mộ

Có những người không quê ở Cà Mau!

Câu 3: Tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm gì trong văn bản trên.

Câu 4: Anh chị viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về đoạn thơ trên ( trang khoảng từ 7 đến 10 dòng) .

0
15 tháng 10 2020
  1. Giải thích ý kiến

Đề tài:là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chon, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản
– Đôi mắt: tượng trưng cho cái nhìn, sự cảm nhận, đánh giá mang màu sắc riêng, thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan độc đáo của người nghệ sĩ.
Cả câu của Raxun Gamzatop thực chất muốn khuyên các nhà văn trẻ: cái quyết định tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm, giá trị của tài năng không phải ở đề tài. Vấn đề quan trọng là nhà văn phải có cái nhìn riêng, những khám phá riêng độc đáo về đề tài đó.

  1. Phân tích Tự tình II (Hồ Xuân Hương) và Thương vợ (Tú Xương) để làm sáng tỏ ý kiến trên

2.1. Tự tình II Thương vợđiểm gặp gỡ về phương diện đề tài
– Hai tác phẩm đều có sự gặp gỡ về đề tài: đó là hình tượng người phụ nữ. Đây vốn là một đề tài quen thuộc, từ văn học dân gian đến những sáng tác tiêu biểu của văn học trung đại đều dành sự quan tâm lớn cho hình tượng này.
– Điểm chung của Hồ Xuân Hương và Tú Xương khi viết về đề tài người phụ nữ
+ Phát hiện và cảm thông với nỗi khổ của người phụ nữ. Đó là nỗi khổ vì cuộc sống cơ cực, vất vả gánh vác lo toan chèo chống cả một gia đình mà thiếu sự đồng cảm sẻ chia về trách nhiệm (Thương vợ). Nỗi khổ vì cô đơn, khao khát hạnh phúc nhưng chỉ nhận lại sự bẽ bàng duyên phận (Tự tình II).
+ Khắc hoạ vẻ đẹp và khẳng định phẩm chất của người phụ nữ. Đó là tấm lòng khoan dung khi không nề hà trách nhiệm với gia đình dù phải đối diện với những gian lao trong cuộc sống (Thương vợ). Vẻ đẹp của một con người biết ý thức sâu sắc về giá trị bản thân để kiêu hãnh và mạnh mẽ ngay trong những tình thế bi đát nhất (Tự tình II).
2.2. Cách nhìn, cách cảm nhận riêng, khám phá riêng của mỗi nhà thơ
Hồ Xuân Hương với Tự tình II mang cái nhìn của người trong cuộc, hình tượng người phụ nữ trong thơ là chính con người của nhà thơ: vừa chân thành, thiết tha, vừa ngạo nghễ thách đố; vừa buồn đau tuyệt vọng vừa cứng cỏi mạnh mẽ. Tất cả đều biểu hiện một sự tự ý thức đầy cá tính, làm thay đổi ấn tượng về người phụ nữ trong xã hội xưa.
– Tú Xương với bài Thương vợ: mang cái nhìn của người khác phái – một nhà nho đầy tự trọng và một người đàn ông có tình, có ý thức về trách nhiệm của bản thân. Thế nên, cái nhìn ấy vừa trân trọng vừa xót xa. Qua cái nhìn ấy, chân dung bà Tú hiện lên hoàn chỉnh: từ quan hệ bươn trải với đời, đến quan hệ với gia đình, từ con người của công việc làm ăn đảm đang tháo vát đến con người của đức độ, thảo hiền, đầy tinh thần vị tha, xả kỉ.
– Cái nhìn độc đáo của Hồ Xuân Hương và Tú Xương khi viết về đề tài người phụ nữ còn thể hiện tài năng và tấm lòng của người nghệ sĩ.
+ Cả “Bà chúa thơ Nôm” (theo cách gọi của Xuân Diệu) lẫn “ông hoàng của thơ Nôm” (theo cách gọi của Nguyễn Tuân) đều thể hiện tài năng nghệ thuật đặc sắc của mình. Tiếp thu một cách có sáng tạo chất liệu ngôn ngữ và hình ảnh trong thơ ca dân gian để xây dựng hình tượng người phụ nữ vừa mang những vẻ đẹp truyền thống lại vừa có những nét riêng độc đáo; lựa chọn các chi tiết nghệ thuật đặc sắc với lối diễn đạt vừa giản dị, tự nhiên vừa sắc sảo để tạo sức hấp dẫn cho hình tượng.
+ Cái nhìn đó thể hiện bản lĩnh cứng cỏi và tấm lòng thiết tha với cuộc đời, với tình duyên của nữ sĩ họ Hồ; cho thấy nhân cách nhà nho trong sáng, vị tha của Tú Xương khi ông từ bỏ vẻ cao đạo của thói thường để thấu hiểu cuộc sống đời thường và sẻ chia, cảm thông với người phụ nữ.

  1. Đánh giá, nâng caoCái nhìn độc đáo, sự khám phá riêng của mỗi nhà thơ dù cùng viết về một đề tài chính là bản chất của nghệ thuật đích thực, là yêu cầu nghiệt ngã của sáng tạo văn chương mà chỉ những tài năng chân chính mới đủ sức vượt qua.
  2. – Những cảm nhận mới mẻ của Hồ Xuân Hương và Tú Xương đã góp phần làm phong phú vẻ đẹp của hình tượng người phụ nữ trong thơ ca Việt Nam thời trung đại.
    – Ý kiến của Raxun Gamzatop là bài học đối với người nghệ sĩ, đồng thời là gợi ý đối với những người đọc chân chính của văn chương: khi đọc một tác phẩm, không nên chỉ chạy theo “chủ nghĩa đề tài” mà cần có ý thức phát hiện cái nhìn riêng của từng tác giả.
Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa Ngàn năm trước con theo cha xuống biển Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc Các con nằm thao thức phía Trường Sơn Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng Sóng lớp lớp đè...
Đọc tiếp
Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc

Các con nằm thao thức phía Trường Sơn

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không?

1.em hiểu thế nào về ý nghĩa hai câu thơ sau :

"Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không?"
2.theo anh chị tại sao tác giả cho rằng :

"Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng"
3.câu thơ yêu thích nhất của em trong khổ thơ trên ? ý nghĩa ?

1
3 tháng 10 2019

Tham khảo:

1.em hiểu thế nào về ý nghĩa hai câu thơ sau :

"Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không?"

- Hình ảnh "sóng" trong câu 3 Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa không dừng lại ở nghĩa đen với những lớp sóng trào dâng cuồn cuộn trên đại dương, ý nghĩa của động từ "đè" đã đưa đến tầng nghĩa ẩn dụ với những liên tưởng về sự đe doạ, xâm lấn của kẻ thù từ thời này sang thời khác, hàng ngàn năm nay, hình ảnh gợi nỗi căm giận về dã tâm của kẻ thù luôn muốn xâm phạm chủ quyền thiêng liêng của dân tộc ta.

- Hình ảnh "sóng" trong câu 4 Trong hồn người có ngọn sóng nào không? mang ý nghĩa ẩn dụ chỉ những xúc cảm công dân trong tâm hồn mỗi con dân đất Việt, đó là lòng yêu nước, căm thù giặc, là ý chí kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm... Câu hỏi Trong hồn người có ngọn sóng nào không? cũng gieo vào lòng người những suy ngẫm sâu xa, chua xót về hiện tượng sống vô cảm của một bộ phận công dân thời hiện đại với vận mệnh Tổ Quốc!

2.theo anh chị tại sao tác giả cho rằng :

"Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng"

-> Hai câu thơ bi hùng ấy có thể xem là hay nhất trong bài thơ khiến người đọc cay xè mũi, rưng rưng. Mấy câu thơ ấy là câu hỏi lớn khi đất nước lâm nguy thì làm sao những người yêu nước lại có thể bình lặng được.

“Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến...
Đọc tiếp

“Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.”

Có ý kiến cho rằng: Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng song cũng đây dữ dội, khắc nghiệt. Ý kiến khác lại khẳng định: Đoạn thơ vẽ nên bức tượng đài về người chiến sĩ Tây Tiến kiêu hùng, bi tráng song cũng rất đỗi lãng mạn, hào hoa.

Từ cảm nhận của mình về đoạn thơ trên, anh (chị) suy nghĩ như thế nào về hai ý kiến trên?

0
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4: ... Riêng bác thơ mộc già buồn bã Thở khói thuốc lên trời Anh thợ điện trên mái nhà mắc dây Bà giáo về hưu ngồi dịch sách Dạy cậu con tiếng Pháp Suốt ngày chào “Bonjor” Phố của ta Phố nghèo của ta Những giọt nước sa Trên cành thánh thót Lũ trẻ lên gác thượng Thổi bay cao bong bong ...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

... Riêng bác thơ mộc già buồn bã

Thở khói thuốc lên trời

Anh thợ điện trên mái nhà mắc dây

Bà giáo về hưu ngồi dịch sách

Dạy cậu con tiếng Pháp

Suốt ngày chào “Bonjor”

Phố của ta

Phố nghèo của ta

Những giọt nước sa

Trên cành thánh thót

trẻ lên gác thượng

Thổi bay cao bong bong xà phòng

Em chờ anh trước cổng

Con chim sẻ của anh

Con chim sẻ tóc xù

Con chim sẻ của phố ta

Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa

Bác thợ mộc nói sai rồi

Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa

Tại sao cây táo lại nở hoa

Sao rãnh nước trong veo đến thế

Bác thợ mộc nói sai rồi

Con chim sẻ tóc xù ơi...

(Trích Phố ta - Lưu Quang Vũ)

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn thơ trên và lí giải vì sao tác giả lại lựa chọn thể thơ đó để biểu đạt những điều muốn chia sẻ?

Câu 2. Trong đoạn thơ, tác giả miêu tả “phố của ta” với những con người và hình ảnh nào? Anh/chị có nhận xét gì về không gian “phố của ta”?

Câu 3. Anh/ chị hãy nêu ý nghĩa của hình ảnh “con chim sẻ” được xuất hiện trong đoạn thơ.

Câu 4. Theo anh/ chị, vì sao tâm trạng của bác thợ mộc “buồn bã”?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề đặt ra trong đoạn thơ ở phần Đọc hiểu:

Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa

Tại sao cây táo lại nở hoa

Sao rãnh nước trong veo đến thế

Bác thợ mộc nói sai rồi

Please help me!Cảm ơn mọi người đã giúp đỡ ạ!Em đang cần gấp ạ

0
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Tầm nhìn sự hiểu biết của con người đôi lúc không phải xuất phát từ chỗ đứng mà nó còn do tâm hồn của mỗi con người định đoạt. Một người anh là phi công nói với tôi: “Em biết không? Anh đã làm chủ được cả bầu trời và đã phóng tầm mắt quan sát được mọi thứ từ trên cao”. Còn người anh khác làm kiểm lâm thì nói: “Anh bây...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Tầm nhìn sự hiểu biết của con người đôi lúc không phải xuất phát từ chỗ đứng mà nó còn do tâm hồn của mỗi con người định đoạt.

Một người anh là phi công nói với tôi: “Em biết không? Anh đã làm chủ được cả bầu trời và đã phóng tầm mắt quan sát được mọi thứ từ trên cao”.

Còn người anh khác làm kiểm lâm thì nói: “Anh bây giờ đang bảo vệ toàn bộ núi non, trùng điệp cùng với muôn loài chim thú”. Cả hai người anh đều nói về công việc của mình với vẻ đầy tự hào. Còn tôi lúc đó tuy còn nhỏ nhưng là một con người kém may mắn do tai nạn đang ngồi trên xe lăn ngày tháng chỉ quẩn quanh với “thế giới” là trong căn nhà nhỏ.

Thấy tôi hàng ngày tỏ vẻ buồn chán, mẹ đã động viên tôi: “Con trai! Mọi việc rồi sẽ qua. Tại sao con không đem bầu trời, đám mây, núi non và mọi thứ mà con nhìn thấy thu vào trong tâm hồn con? Như vậy con sẽ có được nhiều thứ hơn con tưởng”. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Tâm hồn của con rộng lớn vậy sao?”

Mẹ hiền từ nói: “Con ngốc nghếch của mẹ! Trên đời chỉ có tâm hồn là có thể lớn và có thể nhỏ. Nó to lớn khi con người ta có tấm lòng độ lượng khoan dung biết thương người như thể thương thân. Nếu con sống được như thế thì tâm hồn có thể chứa đựng được cả trời đất, vạn vật trong đó.

Ngược lại, nó có thể nhỏ khi con người ta sống ích kỷ, hẹp hòi, ghen ghét, đố kỵ, ham danh, háo sắc... biết mình mà không biết người thì đến ngay cả cái kim cũng khó có thể len vào được!”

Quả đúng thật vậy, sau một thời gian chạy chữa và tập luyện tôi đã đi được bằng đôi chân của mình. Ngẫm lại những lời mẹ nói quả thật không sai. Tấm lòng rộng lớn hay nhỏ hẹp đều do tâm hồn mà hình thành. Vì vậy, trong cuộc sống ta nên mở rộng tâm hồn mình ra và sẽ thấy cuộc đời tươi đẹp hơn.

(Tâm hồn con người, Võ Hoàng Nam

http://www.baovinhlong.com.vn/the-gioi-tre/201611/trang-viet-xanh-tam-hon-con-nguoi)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2. Theo tác giả, tại sao nhân vật tôi có tâm trạng buồn chán, còn hai người anh đầy tự hào? (0,5 điểm)

Câu 3. Nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật đối lập trong lời nói của người mẹ hiền từ. (1,0 điểm)

Câu 4. Anh(chị) có đồng tình hay không với câu nói:Tấm lòng rộng lớn hay nhỏ hẹp đều do tâm hồn mà hình thành. Nêu rõ lí do.

0
Đọc đoạn văn sau : “ …Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ có vẳng một tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy màng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí khói tỏ như đám cháy nhà, ánh sánh tỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu đang chăm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau :

“ …Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ có vẳng một tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy màng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.

Trong một không khí khói tỏ như đám cháy nhà, ánh sánh tỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa.

Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay con bút, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy và đỉnh đạc bảo:

- Ở đây lẫn lộn. ta khuyên thầy quản hãy thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không? …Tôi bảo thực đấy, thầy quản nên tìm về quê nhà mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.

Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất phòng giam, tàn lửa tắt nghe lèo xèo.

Ba người nhìn bức châm rồi lại nhìn nhau.

Ngục quan cảm động, vái người tử tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “ kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.”

(Trích “ Chữ người tử tù”Nguyễn Tuân)

Dựa vào những kiến thức của anh, (chị) về tác phẩm Chữ người tử tù và đoạn văn trên, Anh, chị hãy làm rõ ý kiến của tác giả về nhân vật viên quản ngục“là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản nhạc mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”. Liên hệ với hoàn cảnh sống của bản thân?

1
15 tháng 3 2020

Chữ người tử tù là truyện ngắn đặc sắc, là đỉnh cao trong nghệ thuật khắc hoạ cái đẹp của Nguyễn Tuân. Dù là trong hoàn cảnh tăm tối nhất của cuộc đời, là cảnh ngục tù chết chóc thì cũng chẳng thể nào vùi lấp được vẻ đẹp tuyệt mỹ trong tâm hồn con người. Cảnh cho chữ là chi tiết truyện xuất sắc góp phần to lớn tạo nên giá trị nhân văn cho toàn bộ tác phẩm. Qua đó, nhà văn khẳng định một chân lý bất diệt: Cái đẹp luôn trường tồn, thắng thế trước nghịch cảnh éo le của cuộc đời.

Nguyễn Tuân - nhà văn cả đời đi tìm cái đẹp với phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác ông đã làm lay động trái tim người đọc bằng những sáng tác của mình. Nhà văn luôn đặt con người dưới góc nhìn nghệ sĩ, nhìn sự vật hiện tượng dưới góc độ văn hoá, thẩm mỹ. Chữ người tử tù nằm trong tập truyện Vang bóng một thời, đây là một sáng tác được đánh giá hay nhất, tuyệt vời nhất và có giá trị nhân văn sâu sắc nhất của cả tập truyện. Tác phẩm là câu chuyện kể về những ngày cuối đời của người anh hùng Huấn Cao, trong cảnh ngục tù tăm tối cái đẹp vẫn hiện hữu và toả sáng hơn bao giờ hết. Có thể nói tác phẩm thành công là nhờ tài năng sáng tạo tình huống truyện độc đáo của Nguyễn Tuân, thế những để đẩy cảm xúc truyện lên cao trào, đạt đến độ hoàn mỹ của một thiên truyện thì phải nhắc đến cảnh cho chữ “có một không hai” đầy bất ngờ, gây sửng sốt cho người đọc.

Thuở xưa, chơi chữ đã trở thành lối văn hoá tao nhã, thanh cao của người Việt. Những câu đối, bài thơ với nét chữ bay bổng được treo trong nhà như một thú vui giúp cho tâm hồn con người thư thái, bình yên. Thưởng thức cái đẹp thanh cao hay là những thầy nho cho chữ trước nay đều ở trong những khung cảnh thơ mộng, nhẹ nhàng có thế cái đẹp mới được thoả sức bộc lộ hết những khía cạnh tươi mới của mình. Người ngắm nhâm nhi một tách trà nóng cùng nhau trò truyện ngâm thơ, đối chữ. Ấy vậy mà trong Chữ người tử tù Nguyễn Tuân đã tạo ra một cảnh tượng hết sức lạ lùng, vượt ra khỏi những chuẩn mực xưa cũ, tác giả gọi đó là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Chính chi tiết truyện mới mẻ này đã làm nên sức lôi cuốn, hấp dẫn cho người đọc.

Vào một đêm khuya vắng lặng tại trại giam tỉnh Sơn chỉ còn tiếng gõ mõ vọng canh, đây là một khoảng thời gian buồn tẻ nhất trong một ngày dài, tất cả vạn vật dường như đã chìm sâu vào im lặng nhường chỗ cho bóng tối thống trị, chỉ còn tiếng gõ mõ đều đều trong canh dài, không một bóng người lai vãng. Khung cảnh nhà giam hiện lên tù túng, chật hẹp, mệt mỏi với từng tiếng thở dài oán thán “buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Tác giả miêu tả thật sinh động, chân thực hoàn cảnh éo le của người anh hùng Huấn Cao, một người nghệ sĩ tài hoa, văn võ uyên bác giờ đây phải giam mình trong nhà tù tăm tối, đấy là nơi chôn vùi cuộc đời chẳng phải nơi mà con người có thể sinh sống. Thế nhưng chính tại nơi tầm thường, hạ đẳng ấy lại xảy ra một sự việc thật trọng đại, làm rung động trái tim của những con người tài hoa chân chính.

Một không gian tối tăm quanh năm không thấy ánh mặt trời, dù là ngày hay đêm đều nhuốm màu bóng tối thì giờ đây có ba người “đang chăm chú trên một tấm bạch còn nguyên vẹn lần hồ”. Buồng giam ngập tràn “khói toả như đám cháy nhà”, “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu”. Dường như họ đang chăm chú với niềm hạnh phúc dâng trào để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ. Sự đối lập giữa tư thế và vị thế của người cho chữ - Huấn Cao và người nhận chữ - viên quản ngục đã được Nguyễn Tuân khắc hoạ thật sinh động, “một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang đậm tô nét chữ trên tấm vải lụa trắng tinh, viên quản ngục “khúm núm”, thầy thơ lại “run run bưng chậu mực”. Có lẽ đứng trước cái đẹp trái tim con người bỗng rung động, như có thứ gì đó bóp nghẹt lại, không ai nói với nhau lời nào nhưng đủ để cảm nhận niềm hạnh phúc đang tuôn trào trong lồng ngực. Từ một viên quản ngục “quyền cao chức trọng” giờ đây phải cúi đầu trước vẻ đẹp tài hoa, trước người tử tù có tấm lòng thiên lương. Có tiếng “thở dài, buồn bã” của Huấn Cao khi những nét chữ cuối cùng đã viết xong, ông nói giọng đĩnh đạc: “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi.” Tấm lòng nhân hậu của Huấn Cao đã thức tỉnh, cứu rỗi tâm hồn của những người lương thiện nhưng lạc vào con đường tha hoá, rối ren. Viên quản ngục cảm động, vái người tử tù một vái “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” những giọt nước mắt lăn dài trên má như lời kính trọng sâu sắc dành cho vị anh hùng Huấn Cao.

Qua cảnh cho chữ đầy xúc động, Nguyễn Tuân đã ngầm khẳng định vị thế của cái đẹp thiên lương, nó không đơn độc mà mang một sức mạnh vô hình “nhân đạo hoá” cái ác, cái xấu xa đi vào con đường chân chính, tươi đẹp. Đoạn văn thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật tài hoa của Nguyễn Tuân, ông luôn đặt con người trong vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ. Ông có kiến thức phong phú về nhiều lĩnh vực, sức tưởng tượng vô cùng độc đáo. Nguyễn Tuân vẽ nên một bức tranh với hai mảng màu sáng tối đối chọi gay gắt, một bên là khung cảnh tăm tối ngục tù, một bên là ánh sáng chói loá của nét đẹp hoàn mỹ.

Cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù là một sáng tạo nghệ thuật mới mẻ của Nguyễn Tuân. Cảnh lạ lùng, hiếm có, khiến ta sửng sốt bội phần thế nhưng nhờ chi tiết truyện này hình ảnh cái đẹp hiện lên thật diệu kỳ, thể hiện tấm lòng trân trọng, nâng niu của tác giả trước nét thanh cao của nghệ thuật tuyệt mỹ.

18 tháng 3 2016

DÀN BÀI

1. Hình tượng người nông dân trong văn học Việt Nam trước “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc”.

- Trong văn học dân gian: họ là ngư, tiều, canh, mục – những con người lam lũ, cơ cực; là người lính thú tội nghiệp (Thùng thùng trống đánh ngũ liên/ Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa).

- Trong văn học trung đại: Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận thấy họ chỉ là những con  người thụ động, yếu đuối, mong sự ban ơn của bề trên (Mong mưa chan chứa lòng dân vọng/Trừ bạo tưng bừng đạo nghĩa binh). Nguyễn Trãi đã khẳng định vị trí, vai trò to lớn của họ đối với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nhưng cũng chỉ chung chung (Nhân dân bốn cõi một nhà/ Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới).

2. Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.

- Hoàn cảnh xuất thân: là những người lao động sống cuộc đời lam lũ, cơ cực (Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó); Họ chỉ quen với công việc đồng áng (chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ), hoàn toàn xa lạ với công việc binh đao (Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó).

- Những chuyển biến khi giặc Pháp xâm lược:

+ Tình cảm: Có lòng yêu nước (Trông tin quan như trời hạn trông mưa), căm thù giặc sâu sắc (Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ).

+  Nhận thức: Có ý thức trách nhiệm với Tổ quốc trong lúc lâm nguy (Một mối xa thư đồ sộ….treo dê bán chó).

+  Hành động tự nguyện và ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc (Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ…)

- Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân nghĩa sĩ:

+ Bằng bút pháp hiện thực, hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ hiện lên với vẻ đẹp mộc mạc, giản dị (gắn với những chi tiết chân thực: manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi) nhưng không kém chất anh hùng bởi tấm lòng mến nghĩa, tư thế hiên ngang, lẫm liệt, coi thường mọi khó khăn thiếu thốn (nào đợi tập rèn, không chờ bày bố, nào đợi mang, chi nài sắm…).

+ Hình tượng người anh hùng được khắc họa trên cái nền của một trận công đồn đầy khí thế tiến công: một loạt động từ mạnh (đánh, đốt, chém, đạp, xô…), dứt khoát (đốt xong, chém đặng, trối kệ); phép đối từ ngữ (trống kỳ/trống giục; đạn nhỏ/đạn to; đâm ngang/chém ngược…), đối ý (manh áo vải, ngọn tầm vông/đạn nhỏ, đạn to,tàu sắt, tàu đồng…), nhịp điệu đoạn văn nhanh, dồn dập…tái hiện trận công đồn khẩn trương, quyết liệt, sôi động. Trên nền đó là hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ với khí thế đạp trên đầu thù, không quản ngại bất kì khó khăn gian khổ nào, rất tự tin và đầy ý chí quyết thắng. Hình ảnh đó oai phong lẫm liệt như hình tượng các dũng sĩ trong các thiên anh hùng ca.

3. Đánh giá:

- Hình tượng người nông dân xuất hiện rải rác trong văn học nhưng rõ ràng phải đến Đồ Chiểu, hình tượng đó mới được phản ánh đầy đủ, rõ nét, đặc biệt khắc sâu vẻ đẹp tâm hồn cao quí của người nông dân: lòng yêu nước, ý chí quyết tâm bảo về Tổ quốc.

- Điểm mới mẻ đó khẳng định tầm cao tư tưởng, tình cảm, sự đóng góp lớn lao của Nguyễn Đình Chiểu trong văn học nước nhà.  

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: - Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà! - Ờ, cũng gần như vậy. Sao thầy lại chặc lưỡi? - Tôi thấy những người có tài thế mà đi làm giặc thì đáng buồn lắm. Dạ bẩm, giả thử tôi là đao phủ, phải chém những người như vậy, tôi nghĩ mà thấy tiêng tiếc. - Chuyện triều đình quốc gia, chúng ta biết gì mà bàn bạc cho thêm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

- Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà!

- , cũng gần như vậy. Sao thầy lại chặc lưỡi?

- Tôi thấy những người có tài thế mà đi làm giặc thì đáng buồn lắm. Dạ bẩm, giả thử tôi là đao phủ, phải chém những người như vậy, tôi nghĩ mà thấy tiêng tiếc.

- Chuyện triều đình quốc gia, chúng ta biết gì mà bàn bạc cho thêm lời. Nhỡ lại vạ miệng thì khốn…

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử từ)

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể loại văn học nào?

Câu 2. Phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 3. Chỉ ra nghĩa sự việc trong câu văn: “Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà!”.

Câu 4. Nêu rõ ý nghĩa của những từ ngữ mang nghĩa tình thái trong đoạn trích: Dạ bẩm, thế ra, chà chà, ờ, đáng, lắm, nhỡ lại.

1
20 tháng 2 2020

1. Đoạn trích được viết theo thể loại truyện ngắn.

2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự.

3. Nghĩa sự việc trong câu "Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà" là thầy thơ lại ca ngợi Huấn Cao là người văn võ song toàn.

4. Nghĩa tình thái:

- Dạ bẩm: thưa gửi, kính trọng

- Thế ra: phát hiện ngạc nhiên

- Chà chà: cảm thán

- Ờ: đồng tình

- Lắm: nhiều, tuyệt đối

- Nhỡ lại: sự việc không may, tiếc nuối

21 tháng 2 2020

Em lại không nghĩ phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên là tự sự ạ .
Vì gần như k có câu chuyện gì được kể qua những câu văn mà trong khi đó có cả trường tình thái từ bộc lộ tình cảm cảm xúc .
Cô có nghĩ PTBD chính của đoạn văn là Biểu cảm k ạ ?