Đọc văn bản sau:
Cánh đồng và mẹ
Lúa chưa kịp khô
Mưa đã trút nhọc nhằn lên vai mẹ
Mẹ như cánh đồng tháng năm không kịp thở để gieo vụ tháng mười
Mẹ gánh lúa về nhà
Con đèo gạo lên thị xã
Mẹ tưới mồ hôi xuống đất
Cấy hy vọng đời con.
Bao năm chưa về làng
Để mặc cánh đồng chiêm mùa lặn lội
Mẹ giờ tha thẩn tuổi già
Cánh đồng thay người cấy mới
Con vẫn xa như những ngày đèo gạo lên thị xã
Bỏ lại cánh đồng rạ rơm.
Con lâu chưa về làng
Không biết cánh đồng đang hẹp lại
Con đường lên thị xã
Mịt mờ ngoại ô.
Trưa nay bữa ăn ở phố
Bát cơm bốc khói quê nhà
Có phải cơm nấu từ gạo làng mình bởi những người cấy mới!
Bất chợt nhớ làng
Nhớ đồng
Nhớ mẹ
Ôi cánh đồng như lòng mẹ
Bao dung.
(Nguyễn Doãn Việt, Dẫn theo Hội nhà văn Việt Nam, vanvn.vn, 13/03.2024)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện nỗi vất vả của người mẹ trong khổ thơ thứ nhất.
Câu 3. Dựa vào ngữ cảnh, hãy xác định nghĩa của từ “cấy” trong trường hợp sau:
Mẹ tưới mồ hôi xuống đất
Cấy hy vọng đời con.
Câu 4. Trình bày tác dụng của 01 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ thứ tư.
Câu 5. Trong khổ thơ thứ hai, người con đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì?
Câu 6. Với tác giả, hình ảnh người mẹ và cánh đồng là một phần không thể thiếu trong kí ức. Với em, kí ức nào của tuổi thơ là khó quên? Hãy viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 câu chia sẻ cảm xúc của mình về kí ức đó.
Văn bản gì mà khó vậy
Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2: Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện nỗi vất vả của người mẹ trong khổ thơ thứ nhất:
Câu 3: Dựa vào ngữ cảnh, từ "cấy" trong trường hợp "mẹ tưới mồ hôi xuống đất/cấy hy vọng đời con" được hiểu theo nghĩa ẩn dụ:
Câu 4: Tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ thứ tư:
Câu 5: Trong khổ thơ thứ hai, người con đã thể hiện tình cảm, cảm xúc:
Câu 6: Kỉ niệm tuổi thơ khó quên: