K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2019


Diễn biến mặn trong khu vực khá phức tạp. Độ mặn lớn nhất thường xuất hiện chủ yếu vào tháng 4 hoặc tháng 5 do ảnh hưởng của thủy triều ở biển Đông, biển Tây hoặc cả hai. Ngoài ra, do lưu lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Công đổ về ít cũng là nhân tố chính ảnh hưởng đến tình hình xâm nhập mặn ở vùng cửa sông ven biển của ĐBSCL, trong đó thủy triều là nhân tố động lực, mang nước biển kèm theo độ mặn đi sâu vào nội đồng, trong khi lượng nước từ thượng lưu đổ về còn hạn chế. Bên cạnh đó, lượng mưa giảm, lượng nước bị bốc hơi cao cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xâm nhập mặn. Ngoài những yếu tố tự nhiên thì yếu tố con người cũng góp phần không nhỏ gây ra xâm nhập mặn như khai thác và sử dụng nước ngầm quá mức để đáp ứng nhu cầu phát triển, sản xuất và đời sống ở địa phương, thay đổi mục đích sử dụng đất cũng có ảnh hưởng nhất định đến tình hình xâm nhập mặn.
Xâm nhập mặn gây ra những hậu quả hết sức nặng nề, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của cả vùng ĐBSCL. Đặc biệt, cuối năm 2015 và những tháng đầu năm 2016, diễn biến xâm nhập mặn tại ĐBSCL được đánh giá nặng nề nhất trong 100 năm qua. Ngay từ tháng 2, độ mặn đã duy trì ở mức cao và nghiêm trọng. Trên sông Tiền và sông Hậu, độ mặn là trên 45‰, xâm nhập sâu tới 70 km tính từ cửa sông, thậm chí có nơi lên đến 85 km (trong khi theo Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai thì độ mặn bằng 4‰ đã được coi là bị xâm nhập mặn).
Tính từ cuối năm 2015 đến nay, cả 13 địa phương thuộc ĐBSCL đều đã bị nhiễm mặn, trong đó đã có 11/13 tỉnh/thành công bố tình trạng thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Ninh Thuận. Mặc dù đã có một số giải pháp được áp dụng để kiểm soát xâm nhập mặn ở địa phương như: Xây dựng hệ thống kênh rạch dẫn nước ở ĐBSCL (khoảng 5000 km kênh được đào khắp các tỉnh, 45 công trình thủy lợi với mục đích giảm thiểu lũ lụt và ngăn mặn); Các công trình ngăn mặn lớn tại ĐBSCL gồm hệ thống thủy nông Quản Lộ - Phụng Hiệp, hệ thống thủy lợi ngọt hóa và ngăn mặn ở tỉnh Bến Tre, cống đập Ba Lai và hệ thống đê biển cho toàn bộ hệ thống ven biển ĐBSCL, tuy nhiên, tình hình xâm nhập mặn vẫn diễn biến phức tạp. Ngày 07/3/2016, Bộ Ngoại giao đã có công hàm số 128/NG-ĐBA gửi Đại sứ quán nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc có biện pháp hỗ trợ gia tăng lưu lượng xả nước từ thủy điện Cảnh Hồng (Vân Nam) của Trung Quốc xuống Hạ lưu sông Mê Công để góp phần phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, giảm bớt thiệt hại cho nhân dân Việt Nam tại khu vực ĐBSCL. Các cơ quan chức năng Trung Quốc đã triển khai kế hoạch xả nước khẩn cấp trong thời gian từ ngày 15/3/2016 đến 10/4/2016. Đầu tháng 4/2016, nguồn nước này đã về đến Việt Nam và phần nào đẩy vùng xâm nhập mặn ra biển. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp lâu dài và chủ động mà chỉ là giải pháp tình thế trước mắt.
Để hạn chế và ứng phó với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn trong tương lai, mỗi địa phương cần thực hiện những biện pháp phù hợp với điều kiện của mình. Tuy nhiên, ở tầm vĩ mô, cần tiến hành một số giải pháp chung như:
(1) Tăng cường quan trắc, giám sát, nâng cao năng lực dự báo mặn;
(2) Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trong Ủy hội Mê Công và Trung Quốc để cùng chia sẻ lợi ích chung trong việc phát triển và thịnh vượng chung của cả khu vực theo Hiệp định Mê Công 1995, ký kết song phương với từng quốc gia hay đa phương;
(3) Điều chỉnh quy hoạch tổng thể và sản xuất nông nghiệp cho khu vực, quy hoạch sản xuất nông nghiệp phải nằm trong quy hoạch tổng thể gồm phát triển công nghiệp, du lịch và nông nghiệp, gia tăng diện tích trồng lúa và số vụ lúa mỗi năm, nâng cao kỹ thuật thâm canh lúa nhằm làm tăng chất lượng nước ngọt, giảm phèn, nhiễm mặn, ô nhiễm phân bón, thuốc sát trùng, thuốc diệt cỏ, đồng thời sử dụng hợp lý nguồn nước phù hợp với phát triển kinh tế, môi trường và tập quán ở địa phương;
(4) Lựa chọn cây trồng vật nuôi thích nghi với điều kiện khô hạn và môi trường nước mặn, nước lợ. Việc nghiên cứu tiến hành các biện pháp bền vững lâu dài cho phát triển kinh tế địa phương, cần phải từng bước lựa chọn và lai tạo các giống cây trồng, vật nuôi có thể tồn tại và phát triển trong môi trường khô hạn, nước mặn và nước lợ;
(5) Kiện toàn hệ thống đê và thành lập nhiều khu tứ giác là một trong những ưu tiên chính. Thành lập các khu vực bảo vệ trước lũ, xâm nhập mặn nhằm chủ động trong việc dẫn nước lũ vào cải tạo đồng ruộng và phục vụ nuôi trồng thủy sản là rất quan trọng nhằm đảm bảo đời sống sản xuất của người dân, tạo ra các vùng đất an toàn đối với lũ và xâm nhập mặn, đồng thời chủ động kiểm soát nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp hóa nông thôn;
(6) Xây dựng đập ngầm, đây là giải pháp mang tính tham khảo đối với Việt Nam, giải pháp này đã được áp dụng tại Hoa Kỳ. Khi nước mặn có tỉ trọng lớn hơn nước ngọt nên nước mặn sẽ nằm bên dưới nước ngọt tạo thành nêm mặn. Hình dáng nêm mặn thay đổi theo lưu lượng nước chảy. Việc xây dựng các đập ngầm vừa có tác dụng ngăn mặn, vừa không ảnh hưởng để sự di chuyển của tàu bè. Hiện nay, trên sông Tiền, chỉ cần 2 đập ngầm trên sông Cổ Chiên và sông Mỹ Tho;
(7) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống công trình giữ nước ngọt trong đồng bằng. Hiện nay nhiều vùng trong Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và vùng Duyên Hải đang thiếu nước ngọt do nước sông thiếu, kênh bị nhiễm mặn hoặc nhiễm phèn. Trước tình hình này đòi hỏi phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống công trình giữ nước ngọt cho toàn đồng bằng bao gồm: thiết lập hệ thống cống đầu kênh, nạo vét các sông, kênh và rạch, xây dựng hồ chứa nước và tận dụng nguồn nước mưa;
(8) Xây dựng hệ thống đê biển, đê sông, đây là dự án lâu dài, bền vững dọc theo biển Đông và biển Tây để ứng phó với mực nước biển dâng cao. Dự án bao gồm xây dựng đê bằng đất có bề mặt rộng vừa làm đường giao thông, hai bên bờ đê trồng cỏ Vetiver để chống xói mòn do gió và sóng biển, phía biển trồng rừng ngập mặn để ngăn sóng và tạo bồi lắng phù sa;
(9) Quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Đây là một trong những biện pháp tích cực và hiệu quả nhất để quản lý nguồn nước ngọt, gián tiếp đẩy lùi tình trạng xâm nhập mặn. Để thực hiện giải pháp này cần theo 4 nguyên tắc của Dublin, được đưa ra tại Hội nghị Nước và Môi trường năm 1992.
Nếu theo dự báo của một số nhà khoa học và Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), đến năm 2050, mực nước biển sẽ dâng cao 2 m so với hiện nay thì các vùng đất thấp ven biển như bãi cạn san hô, ốc đảo san hô sẽ có nguy cơ bị ngập và khả năng xâm nhập mặn của nước biển vào lục địa là một xu thế ở vùng ven biển.
ĐBSCL có vai trò vô cùng quan trọng đối với an ninh lương thực quốc gia. Dân số và kinh tế vùng ven biển ĐBSCL lại chiếm một vị trí trọng yếu cho quá trình phát triển của cả đồng bằng này. Do vậy, bất kỳ một tác động bất lợi nào làm mất ổn định cho vùng này, mà điển hình hơn cả là xâm nhập mặn ngày càng sâu, cần phải được xem xét và kiểm soát.

11 tháng 3 2021

Ai có đáp án ko giúp mik với

16 tháng 5 2019
Khái niệm mưa axit

Mưa axit còn được gọi là hiện tượng lắng đọng của axit. Hiểu theo cách khác, mưa axit là hiện tượng nước mưa có axit hay có độ chua. Hiện nay độ axit hiện nay được đo bằng thang pH. Trong đó, dung dịch có pH = 7 được gọi là các dung dịch trung tính. Khi độ pH trong nước mưa đo được nhỏ hơn 5,6, người ta gọi đó là mưa axit. Vậy tại sao trong nước mưa lại có axit? Hãy cùng tìm hiểu qua phần giải thích hiện tượng mưa axit dưới đây.

Giải thích hiện tượng mưa axit

Giải thích hiện tượng mưa axit hóa 9 chúng ta đã được tìm hiểu. Mưa axit là hiện tượng trong nước mưa axit có chứa thành phần chủ yếu là axit từ Nitơ và lưu huỳnh. Đây là 2 chất được tạo ra bởi lượng khí thải SO2 và NO từ các nhà máy điện, các phương tiện giao thông như ô tô và khu công nghiệp. Khi các chất này được thải ra môi trường và gặp nước sẽ tích tụ lại thành axit sunfuric ((H2SO4)) và axit Nitric (HNO3). Cuối cùng tạo thành mưa axit.

Ngoài ra, hiện tượng mưa axit cũng có thể bắt nguồn một phần từ núi lửa, cháy rừng hay sấm sét. Khi đó khí SO2 và NOx cũng kết hợp với hơi nước trong khí quyển và tạo thành axit dưới 2 dạng. Đó là khô như khí gas và ướt như mưa axit, tuyết, sương mù.

mưa axit là gì và giải thích hiện tượng mưa axit

Quá trình tạo nên mưa axit

Như đã giải thích ở trên, một trong những nguyên nhân mưa axit là do lượng khí NO và SO2được thải ra môi trường và gặp nước tạo thành axit. Trong thành phần các chất đốt tự nhiên được dùng nhiều trong các nhà máy, phương tiện như than đá và dầu mỏ có chứa một lượng lớn các chất lưu huỳnh, còn trong không khí lại chứa nhiều nitơ.

Khi trời mưa, các axit HNO3 và H2SO4 được tạo thành từ NO và SO2 sẽ tan lẫn vào cùng nước mưa. Qua đó khiến cho độ pH của nước mưa giảm. Khi nước mưa có độ pH < 5,6 sẽ tạo thành mưa axit gây hại cho đời sống của con người và thực vật.

Quá trình tạo mưa axit có thể được diễn ra theo các phản ứng hoá học sau:

  • Lưu huỳnh:

S+O2→SO2;

Lưu huỳnh khi được đốt cháy trong không khí oxy sẽ tạo ra lưu huỳnh điôxit.

2SO2+O2→2SO3;

Khí lưu huỳnh đioxit khi cháy trong không khí sẽ tạo thành SO3 (lưu huỳnh triôxít).

SO3(k)+H2O(l)→H2SO4(l);

Lưu huỳnh triôxít gặp hơi nước sẽ tạo ra axit sunfuric H2SO4. Đây chính là một trong những thành phần chủ yếu của mưa axit.

  • Nitơ:

N2+O2→2NO: Nitơ cháy trong không khí oxi sẽ tạo ra khi NO.
2NO+O2→2NO2: khí NO khi tiếp tục cháy trong không khí sẽ tạo ra NO2.

3NO2(k)+H2O(l)→2HNO3(l)+NO(k): khí NO2 gặp hơi nước sẽ tạo ra axit nitric (HNO3).
Axit nitric HNO3 chính là thành phần quan trọng của mưa axit.

giải thích hiện tượng mưa axit là do khói bụi từ các nhà máy là một trong nhiều nguyên nhân

Thực trạng mưa axit trên thế giới và Việt Nam Thực trạng mưa axit trên thế giới

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên ở Thuỵ Ðiển vào năm 1948. Những năm tiếp theo, người ta đã nhiều lần chứng kiến tác hại nghiêm trọng của mưa axit gây ra. Năm 1959, thảm họa mưa Axit ở Bắc Âu đã biến 15000 hồ ở khu vực này thành hồ chết do lượng axit quá cao và các sinh vật không thể sinh sống.

Đến 1984, khu rừng đen nổi tiếng ở Đức biến thành rừng chết do mưa axit. Hiện tượng này cũng gây ra một số thiệt hại nghiêm trọng khác cho những khu vực mắc phải. Thậm chí, người ta đã từng phát hiện lượng mưa axit với pH = 2. Đây là mức pH tương đương với một quả chanh. Đây là cơn mưa axit nguy hiểm nhất và nghiêm trọng nhất trong lịch sử.

Thực trạng mưa axit ở Việt Nam

Ở Việt Nam đã có sự xuất hiện của mưa axit tại Cà Mau năm 1998. Tiếp theo, mưa axit được phát hiện ở trạm đo Lào Cai. Đến năm 2002, mưa axit đã đo được trên 9 trạm quan trắc trên toàn quốc. Trong những ngày bị khói bụi bao phủ, người dân Hà Nội thấy khó thở, cay mắt. Khi trời mưa, các nhà khoa học đã đo được lượng axit trong nước mưa. Tuy nhiên, lượng axit này ở hàm lượng tương đối thấp.

giải thích hiện tượng mưa axit và hình ảnh những khu rừng bị tàn phá do mưa axit

Tác hại của mưa axit

Sau khi đã tìm hiểu và giải thích về hiện tượng mưa axit. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem tác hại mưa axit là gì nhé.

Do trong nước mưa độ chua khá lớn, chúng có thể hoà tan được một số bụi kim loại và oxit kim loại có trong không khí. Chẳng hạn như như oxit chì. Qua đó làm cho nước mưa trở nên độc hơn nữa đối với cây cối, vật nuôi và con người.

Trước hết, mưa axit ảnh hưởng đến ao hồ và hệ thủy sinh vật. Hiện tượng này sẽ rửa trôi các chất dinh dưỡng có trong đất. Đồng thời mang các chất độc rơi xuống ao hồ khiến cho nhiều sinh vật bị chết.

Hiện tượng mưa axit còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thực vật và đất. Nước mưa chứa axit rơi xuống có thể ngấm vào đất và làm tăng độ chua của đất. Từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh vật và hệ cân bằng sinh thái.

Ngoài ra, ta còn cần lưu ý ảnh hưởng của mưa axit đến khí quyển: Các hạt sulphate, nitrate tạo thành trong khí quyển có thể làm hạn chế tầm nhìn và gây ra ô nhiễm không khí. Mưa axit còn có thể làm mài mòn các bức tượng điêu khắc, công trình kiến trúc. Ảnh hưởng tới sức khỏe và đường hô hấp của con người.

Bên cạnh những tác hại, mưa axit cũng có một số lợi ích như làm giảm lượng metan ở các đầm lầy. Qua đó làm giảm hiện tượng nóng lên của Trái Đất.

16 tháng 5 2019

Giải thích hiện tượng thủng tầng ozon là gì & tác hại của nó

Ozon trong bầu khí quyển được tạo thành khi các tia cực tím chạm phải các phân tử ôxy (O2), chứa hai nguyên tử ôxy, tạo thành hai nguyên tử ôxy đơn, được gọi là ôxy nguyên tử. Ôxy nguyên tử kết hợp cùng với một phân tử ôxy tạo thành ôzôn (O3). Phân tử ôzôn có hoạt tính cao, khi bị tia cực tím chạm phải, lại tách ra thành phân tử ôxy và một ôxy nguyên tử, một quá trình liên tục gọi là chu kỳ ôxy-ôzôn. Trước khi bắt đầu xu hướng suy giảm ôzôn, lượng ôzôn trong tầng bình lưu được giữ ổn định nhờ vào cân bằng giữa tạo thành và phân hủy các phân tử ôzôn nhờ vào tia cực tím. Cùng VPEC đi tìm nguyên nhân hiện tượng của việc bị thủng tầng ozon là gì & giải thích những tác hại xảy ra khi bị thủng tầng ozon. Ảnh hưởng của nó đến đời sống của con người trên trái đất như thế nào? Tầng Ozon là gì? Khí Ozon gồm 3 nguyên tử oxy (03). Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu với ranh giới trên dao động trong khoảng độ cao 50 km. Ở ÐỘ CAO KHOẢNG 25 KM TRONG TẦNG bình lưu tồn tại một lớp không khí giàu khí Ozon (O3) thường được gọi là tầng Ozon. Hàm lượng khí Ozon trong không khí rất thấp, chiếm một phần triệu, chỉ ở độ cao 25 - 30 km, khí Ozon mới đậm đặc hơn (chiếm tỉ lệ 1/100.000 trong khí quyển). Người ta gọi tầng khí quyển ở độ cao này là tầng Ozon. Nếu tầng Ozon bị thủng, một lượng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống Trái đất. Con người sống trên Trái đất sẽ mắc bệnh ung thư da, thực vật không chịu nổi nhiều tia tử ngoại chiếu vào sẽ bị mất dần khả năng miễn dịch, các sinh vật dưới biển bị tổn thương và chết dần. Bởi vậy các nước trên thế giới đều rất lo sợ trước hiện tượng thủng tầng Ozon. Các nguyên nhân chính dẫn đến thủng tầng ozon Tháng 10 năm 1985, các nhà khoa học Anh phát hiện thấy tầng khí ozon trên không trung Nam cực xuất hiện một "lỗ thủng" rất lớn, bằng diện tích nước Mỹ. Năm 1987, các nhà khoa học Ðức lại phát hiện tầng khí ozon ở vùng trời Bắc cực có hiện tượng mỏng dần, có nghĩa là chẳng bao lâu nữa tầng ozon ở Bắc cực cũng sẽ bị thủng. Tin này nhanh chóng được truyền khắp thế giới và làm chấn động dư luận. Giải thích hiện tượng thủng tầng ozon là gì & tác hại của việc thủng tầng ozon

Tham khảo về: Hiện tượng thiên nhiên bí ẩn

Các nhà khoa học đều cho rằng, nguyên nhân này có liên quan tới việc sản xuất và sử dụng tủ lạnh trên thế giới. Sở dĩ tủ lạnh có thể làm lạnh và bảo quản thực phẩm được lâu là vì trong hệ thống ống dẫn khép kín phía sau tủ lạnh có chứa loại dung dịch freon thể lỏng (thường gọi là "gas"). Nhờ có dung dịch hoá học này tủ lạnh mới làm lạnh được. Dung dịch freon có thể bay hơi thành thể khí. Khi chuyển sang thể khí, freon bốc thẳng lên tầng ozon trong khí quyển Trái đất và phá vỡ kết cầu tầng này, làm giảm nồng độ khí ozon. Không những tủ lạnh, máy lạnh cần dùng đến freon mà trong dung dịch giặt tẩy, bình cứu hoả cũng sử dụng freon và các chất thuộc dạng freon. Trong quá trình sản xuất và sử dụng các hoá chất đó không tránh khỏi thất thoát một lượng lớn hoát chất dạng freon bốc hơi bay lên phá huỷ tầng ozon. Qua đó chúng ta thấy rằng, tầng zon bị thủng chính là do các chất khí thuộc dạng freon gây ra, các hoá chất đó không tự có trong thiên nhiên mà do con người tạo ra. Rõ ràng, con người là thủ phạm làm thủng tầng ozon, đe doạ sức khoẻ của chính mình, Sớm ngừng sản xuất và sử dụng các hoá chất dạng freon là biện pháp hữu hiệu nhất để cứu tầng ozon. Nhiều hội thảo quốc tế đã bàn tính các biện pháp khắc phục nguy cơ thủng rộng tầng ozon. 112 nước thuộc khối Cộng đồng Châu Âu (EEC) đã nhất trí đến cuối thế kỷ này sẽ chấm dứt sản xuất và sử dụng các hoá chất thuộc dạng freon. Vì vậy các nhà khoa học đang nghiên cứu sản xuất loại hoá chất khác thay thế các hoá chất ở dạng freon, đồng thời sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất cho các nước đang phát triển. Có như vậy, việc ngừng sản xuất freon mới trở thành hiện thực. Muốn đạt được yêu cầu thiết thực này, không chỉ riêng một vài nước mà cả thế giới đều phải cố gắng thì mới có thể bảo vệ được tầng ozon của Trái đất. Những tác hại của việc bị thủng tầng ozon là gì? Thủng tầng Ozone làm suy giảm sức khỏe con người và động vật Phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể người và động vật, làm tăng khả năng mắc bệnh cho con người và động vật: Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, sự giảm sút 10% tầng ozon trong khí quyển đã làm tăng lên 26% số trường hợp bị ung thư (khoảng 300 000 ca trên thế giới). Ngoài ung thư, tia tử ngoại còn gây bệnh đục thủy tinh thể, mắt sẽ bị lão hóa và mù lòa. Tại vị trí thẳng góc với lỗ thủng của tầng ozon ở Nam Cực gần Punta Arena (Chile), người chăn cừu suốt năm phải đội mũ và đeo kính râm, nhiều con cừu trong đàn đã bị mù do tia tử ngoại. Các tia bức xạ cực tím có năng lượng cao được hấp thụ bởi ozon được công nhận chung là một yếu tố tham gia tạo thành các khối u ác tính (ung thư da). Thí dụ như theo một nghiên cứu, tăng 10% các tia cực tím có năng lượng cao được liên kết với tăng 19% các khối u ác tính ở đàn ông và 16% ở phụ nữ. Thủng tầng Ozone hủy hoại các sinh vật nhỏ Làm mất cân bằng hệ sinh thái động thực vật biển: Chúng ta biết hơn 30% lượng đạm động vật cung cấp cho con người được lấy từ biển nên bất kỳ sự thay đổi nào của lượng UV-B cũng ảnh hưởng sự phát triển của hệ sinh thái biển. Tia tử ngoại UV-B tăng lên có thể làm giảm khối lượng các sinh vật phù du-nguồn thức ăn của nhiều loài sinh vật biển. Sự tăng lên của tia UV-B cũng có ảnh hưởng nghiêm trọng sự sinh trưởng của các loài cá, tôm, cua và nhiều sinh vật khác, chủ yếu là giảm khả năng sinh sản của chúng. Bức xạ UV-B tăng cũng làm thay đổi thành phần các loài. Thủng tầng Ozone làm giảm chất lượng không khí Suy giảm tầng ozon làm tăng lượng bức xạ tử ngoại UV-B đến mặt đất và làm tăng các phản ứng hóa học dẫn tới ô nhiễm khí quyển. Bức xạ tử ngoại UV-B kích thích tạo thành các phân tử có tác động hóa học mạnh, nhanh chóng tác dụng với các chất khác tạo thành các chất ô nhiễm mới. Khói mù và mưa a-xít sẽ tăng lên do các chất tạo thành mưa a-xít tăng lên cùng với sự tăng hoạt động của tia UV-B. Thủng tầng Ozone gây hại đến thực vật Vì quá trình phát triển của cây trồng phụ thuộc rất nhiều vào tia tử ngoại nên khi tăng tia tử ngoại UV-B có thể tác động các vi sinh vật trong đất, làm giảm năng suất lúa và của một số loại cây trồng khác. Sự tăng tia UV-B có thể làm giảm khả năng chịu đựng của cây trồng, nếu chiếu tia tử ngoại với liều cao vào ngô, lúa thì năng suất sẽ kém, chất lượng cũng giảm sút. Thủng tầng Ozone tác động tới vật liệu Bức xạ tử ngoại tăng sẽ làm giảm nhanh tuổi thọ của các vật liệu, làm chúng mất đi độ bền chắc. Sự phá hủy tầng ozon còn gây ra sự biến đổi về mặt khí hậu bởi lẽ tình trạng gia tăng tia tử ngoại cũng góp phần vào việc tăng cường hiệu ứng nhà kính.
10 tháng 9 2018

Chọn đáp án A

15 tháng 10 2019

Chọn đáp án: A

Giải thích: Phương pháp chính: Quansát, thí nghiệm và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.

10 tháng 7 2018

Đáp án A
Để tìm hiểu về cơ thể người, chúng ta có thể sử dụng cả 3 phương pháp 1, 2, 3

22 tháng 4 2022

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/benh-trung-ca-nguyen-nhan-co-che-hinh-thanh/

23 tháng 4 2022

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/benh-trung-ca-nguyen-nhan-co-che-hinh-thanh/

25 tháng 11 2021

Gãy xương là hiện tượng phá vỡ xương. Hầu hết các loại gãy xương cần một lực mạnh tác động lên xương bình thường. Ngoài gãy xương, còn có kèm theo các thương tổn phần mềm hệ cơ xươngCác chấn thương hệ cơ xương khớp rất thường gặp và đa dạng về cơ chế, mức độ nghiêm trọng cũng như điều trị.

Giải thích: