K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

Đại tướng Võ Nguyên Giáp:

a. Tiểu sử, cuộc đời:

-Tiểu sử:

+ Tên khai sinh: Võ Giáp, bí danh: Văn

+ Năm sinh: 1911-2013

+ Quê quán: làng An Xá, tổng Phong Lộc, huyện Lệ Thủy, phủ Quảng Ninh ( nay là xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình)

+ Là đại tướng đầu tiên và Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam

+ Là chỉ huy trưởng của chiến dịch quan trọng, như: Chiến dịch Biên Giới (9-10/1950), Trung Du (12/1950), Đồng Bằng (5/1951), Hòa Bình (12/1951- 2/1952),…

-Cuộc đời:

+ Tháng 12/ 1944, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam  tuyên truyền giải phóng quân

+ Tháng 8/1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Ủy viên Ủy ban Quân sự Bắc kì đồng thời là thành viên Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.

+ 1951-1982, Võ Nguyên Giáp là Ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ 1946-1980, là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

+ 1978-1992, là Phó thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ 2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần.

b. Sự nghiệp văn chương

+ Phong cách sáng tác: xoay quanh thể loại hồi kí viết về đề tài trong chiến tranh và kháng chiến

+ Các tác phẩm nổi tiếng: Những chặng đường lịch sử, Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng…

- Hồi kí Điện Biên Phủ- điểm hẹn lịch sử:

+ Là hồi kí của đại tướng Võ Nguyên Giáp ( do nhà văn Nguyễn Hữu Mai ghi lại)

+ Gồm 14 chương 

+ Kể lại toàn bộ diễn biến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 

+ Năm 2004, tác phẩm được nữ nhà văn, nhà báo người Mỹ - Lady Borton dịch ra tiếng Anh và xuất bản ở nhiều nước trên thế giới.

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)          Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:          “22h ngày 6/3/2020, thông tin về bệnh nhân 17 tràn ngập trên mạng xã hội. Bệnh nhân 17 được biết đến như người kết thúc chuỗi 22 ngày không có ca nhiễm mới ở Việt Nam. Cũng từ lúc này, Việt Nam liên tục công bố những ca nhiễm mới. Con số liên tục nhảy: 18, 19, 20, 21…. Và lúc này đây, 22h của 1 tuần sau đó,...
Đọc tiếp

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

          Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

          “22h ngày 6/3/2020, thông tin về bệnh nhân 17 tràn ngập trên mạng xã hội. Bệnh nhân 17 được biết đến như người kết thúc chuỗi 22 ngày không có ca nhiễm mới ở Việt Nam. Cũng từ lúc này, Việt Nam liên tục công bố những ca nhiễm mới. Con số liên tục nhảy: 18, 19, 20, 21…. Và lúc này đây, 22h của 1 tuần sau đó, con số đã là 47 bệnh nhân. Tôi nói đến điều này không hàm ý lên án, bài xích hay luận tội cá nhân bệnh nhân 17. Tuyệt đối không! Mà là có một “hội chứng bệnh nhân 17” đã và đang xảy ra trong Hà Nội nói riêng và cả Việt Nam nói chung. 

            Là những con phố vòng quanh hồ Trúc Bạch lúc 19h tối nay (13/3) khi tôi và vợ mình đi qua: Không một bóng người. Tôi không biết các giờ khác thế nào nhưng tối nay, lúc vợ chồng tôi đi qua thì quả thực, không một bóng người trên phố dù những ngôi nhà trên phố vẫn thắp đèn. Cứ như thể virus nCovy có thể nấp đâu đó và sẵn sàng nhảy ra bám lấy bất cứ ai đi qua vậy.

            Là siêu thị, chợ sáng 7/3/2020 thất thủ khi người dân ùn ùn đổ đi mua hàng hoá tích trữ. Là một loạt các địa danh bị liên đới như khu T18 nhà tôi, nơi có bác sỹ tại bệnh viện Hồng Ngọc thăm khám cho bệnh nhân 17 sinh sống cũng rộ lên tin đồn bị phong toả. Đêm 6/3/2020, inbox của tôi ngập tràn tin nhắn của bạn bè. Bố mẹ tôi cũng gọi điện hỏi han và thúc giục vợ chồng tôi đưa 3 đứa nhỏ sang nhà ông bà ngay và luôn để tránh dịch.

            Đêm đó, nhiều gia đình ở T18 và cả nhiều toà xung quanh cũng vội vã bỏ về quê ngay trong đêm. Dù đó chỉ là những tin giả lan truyền trên mạng. Vài cuộc hẹn của tôi cũng bị “delay” với lý do: Sếp em bận đột xuất. Chỉ vì tôi “lỡ” đăng status “khoe” tôi ở T18. Vài cư dân trong group cư dân kể: Gọi ship hàng đến T18 là tự động bị huỷ đơn. Là liên đới thôi mà đã khủng khiếp thế huống chi những người dân trong phố Trúc Bạch?

            “Hội chứng bệnh nhân 17” là sự hoảng loạn của cả Hà Nội trong suốt 1 tuần qua với hàng trăm cuộc “di cư” khiến hàng trăm quán xá buộc phải đóng cửa không mong muốn vì nhân viên bỏ về quê hết và là vì "không ai ra đường nữa", kinh doanh vừa khởi sắc tí chút đã lại rơi xuống vực thẳm lao đao. 

            Nhiều trung tâm giáo dục vừa thông báo mở lại trường đã ngay lập tức phải huỷ thông báo. Nhiều chuyến du lịch bị huỷ vé. Thậm chí, vài chương trình truyền hình có khán giả cũng phải hoãn tổ chức như chương trình Quán Thanh Xuân của VTV.

            Sự cẩn trọng là cần thiết trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp. Song sự cẩn trọng đến mức tỏ ra kỳ thị thì đáng sợ vô cùng. “Hội chứng bệnh nhân 17” chính là hội chứng của sự sợ hãi dẫn đến kỳ thị trên diện rộng. 

            Từ tâm dịch, phố Trúc Bạch đến các địa danh liên đới như T18, như bệnh viện Hồng Ngọc đều bị ảnh hưởng. Từ bệnh nhân 17 đi đâu, làm gì cũng bị cư dân mạng soi kỹ và phán quyết ngay lập tức dù đúng dù sai, dù chưa rõ hay chỉ là nghi ngờ. Hội chứng bệnh nhân 17 tấn công cả những người ở diện cách ly vì là F2, F3 thậm chí F4, F5. Cứ là đối tượng bị cách ly thì dù âm tính cũng sẽ bị đối xử kỳ thị.

            Như ở khu tôi sống, dù ban quản lý đã sắp xếp thang máy riêng thậm chí cử nhân viên lễ tân mang giúp hàng hoá, đồ ăn lên tận phòng thì đâu đó, trong group cư dân nhiều người vẫn “to tiếng” nói những lời không hay. Đội ngũ admin của group cư dân phải xoá đi bao nhiêu comment dạng đó.

            Bệnh nhân 17 bị cư dân mạng coi là tội đồ. Những người bị cách ly thôi cũng trở thành đối tượng bị “ném đá- ăn gạch”. Đúng nghĩa đen luôn, nhiều người bị ném đá vào nhà khi được phường xã thông báo cách ly tại nhà do có tiếp xúc với F2, F3 chứ không phải là tiếp xúc trực tiếp hay tiếp xúc gần. Nỗi hoảng sợ khiến người ta có những ứng xử như thời thượng cổ. Cuộc tháo chạy của nhiều người ngoại tỉnh cũng chính là thể hiện sự kỳ thị Hà Nội, nơi cho họ công ăn việc làm. Với họ, “kiếm tiền thì cả đời, không làm việc này thì làm việc khác” nên họ thà bỏ việc.

            “Hội chứng bệnh nhân 17” càng khiến cho những ai nghi ngờ mình bị nhiễm Covid-19 cũng không dám đến bệnh viện khám. Ai cũng sợ nếu mình đến khám thì dù xét nghiệm âm tính họ cũng không thoát khỏi cơn cuồng nộ của mạng xã hội dành cho họ. Như status của một người bạn tôi có chồng “nhỡ mồm” vào uống một chén với cậu bạn.

            Hai hôm sau nghe tin sếp của cậu bạn ấy bị cách ly tại nhà vì có mặt trong cuộc họp với bệnh nhân 21. Nên giờ thì chồng của bạn tôi bị coi là đối tượng cần cảnh giác. Thậm chí, bạn tôi, người vừa giật status ấy cũng đã bị “ném đá hội đồng” yêu cầu cũng nên đi khám ngay và luôn. Tôi thật lo cho doanh nghiệp của bạn tôi hẳn sẽ bị tẩy chay sau status “nhỡ mồm” này.

            “Hội chứng bệnh nhân 17” đang là thứ hội chứng đáng sợ nhất trên mạng xã hội và cả đời sống thực ngoài kia. Nơi mà cả con phố Trấn Vũ- Trúc Bạch đang vắng hoe như thế. Nơi mà người dân rỉ tai nhau những câu chuyện giả: “Cái A, con ông B, làm ở viện C có sếp là người đi cùng bệnh nhân D nghi nhiễm từ ông E đi qua vùng dịch F đấy. Đừng gần nó. Hãy cách xa nó ra kẻo lây là chết toi cả họ nhà mình”.

            Cẩn trọng là cần thiết trong mùa dịch dã này. Nhưng cẩn trọng bằng việc tạo ra những kỳ thị lại là thứ đáng sợ. Covid-19 dù nguy hiểm nhưng nó chưa giết chết ai ở Việt Nam, vậy mà những thứ virus tin giả đã và đang giết chết nhiều mối quan hệ xã hội, giết chết danh dự của nhiều người, đời sống riêng tư của nhiều người và cả những doanh nghiệp bị liên đới. Thứ đó, “hội chứng bệnh nhân 17” liệu bạn có đang mắc phải không?”

                             (Hoàng Anh Tú, Hội chứng bệnh nhân 17, Vietnamnet, ngày 14/3/2020) 

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: Theo tác giả, “Hội chứng bệnh nhân 17” thực chất là gì?

Câu 3: Kể ra ít nhất ba hậu quả mà “Hội chứng bệnh nhân 17” gây ra?

Câu 4: Cẩn trọng là cần thiết trong mùa dịch dã này. Nhưng cẩn trọng bằng việc tạo ra những kỳ thị lại là thứ đáng sợ. Anh/chị có đồng tình với quan điểm này của tác giả hay không? Vì sao? (trả lời trong khoảng từ 3-5 dòng)

1
31 tháng 8 2021

1. PTBD: Nghị luận

2. Thực chất là sự ''cẩn thận, kì thị và lo lắng'' quá mức của người dân HN khi nghe tin về bệnh nhân 17

3. Người dân khu liên đới bị kì thị, các cuộc hẹn bị ''delay'', người dân đổ xô đi mua đồ tích trữ, những cuộc ''di cư'' khỏi HN ngay trong đêm... (Bạn có thể chép cả câu văn chứa các ý này nhé!)

4. Mình đồng ý với quan niệm này. Cẩn thận trong mùa dịch là đúng, nhưng đôi khi cẩn thận quá mức lại thành không cần thiết. Không phải đôi khi người sống trong khu liên đới cũng bị nhiễm dịch, nghe tin đồn là không đúng. Chúng ta cần sáng suốt, tỉnh táo và chọn lọc những thứ cần thiết để trở thành một người công dân thông thái nhé

Câu 1:

Từ thuở xa xưa thanh niên Việt Nam đã ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với đất nước. Trong thời chiến họ luôn là lực lượng tiên phong trong các phong trào đánh giặc cứu nước, luôn là lực lượng nòng cốt của cách mạng, xả thân vì tổ quốc mà không tiếc thời tuổi trẻ. Vậy chúng ta những thanh niên may mắn được sinh ra trong thời bình, chúng là phải có trách nhiệm như thế nào để gìn giữ và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng đã được đổi bằng xương máu của biết bao thế hệ đi trước, phải làm gì để xứng đáng hưởng được những thành quả ngày hôm nay. Mỗi chúng ta phải xác định cho mình một lí tưởng sống cao đẹp, phải có ước mơ và hoạch định ra cho mình một kế hoạch cụ thể, phải rèn đức luyện tài, phải hiểu được vai trò đất nước đối với chúng ta, có như vậy chúng ta mới xác định được đúng đắn nhiệm vụ của mình đối với đất nước. Chúng ta ra sức học tập cũng là đang thực hiện nhiệm của của mình với đất nước, nó không phải là một cái gì đó sâu xa như các bạn nghĩ nó chỉ đơn giản là làm tốt bổn phận của mình để phấn đấu trở thành một công dân tốt góp phần xây dựng một đất nước giàu đẹp vững mạnh. Như vậy trách nhiệm của thanh niên ở thời chiến hay thời bình đều do ý thức mỗi con người tuy nhiên nó lại được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau.

Câu 2:

Bàn về kết thúc đoạn trích "Vợ chồng A Phủ"

– Ý kiến thứ nhất: hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước: Đánh giá kết thúc của truyện Vợ chồng A Phủ là bất ngờ với mạch truyện, tâm trạng nhân vật Mị và cả người đọc.

– Ý kiến thứ hai: Đó là là một kết thúc tự nhiên, tất yếu:  ý kiến này nhìn nhận, đánh giá kết thúc của tác phẩm trong mối quan hệ với lô gíc diễn biến tâm trạng nhân vật Mị và mạch vận động tất yếu của đời sống con người: khi bị dồn đẩy đến bước đường cùng, con người sẽ vùng lên tìm ánh sáng cho mình.

Bình luận các ý kiến:

 Cả hai ý kiến đều đúng, không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc hiểu rõ hơn về tài năng kể chuyện, miêu tả nội tâm nhân vật của nhà văn Tô Hoài. Đồng thời, ta càng trân trọng hơn .tấm lòng yêu thương, đồng cảm của tác giả đối với người dân nơi đây.

12 tháng 12 2021

-

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:[...] Văn hoá - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không ? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không ? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không ? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không ? Tôi cho là như vậy. Văn...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

[...] Văn hoá - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không ? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không ? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không ? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không ? Tôi cho là như vậy. Văn hoá nghĩa là tất cả những cái đó. Một người không thể hiểu được quan điểm của người khác tức là trong chừng mực nào đó anh ta có hạn chế về trí tuệ và văn hoá.

[...] Một trí tuệ có văn hoá, có cội nguồn từ chính nó, cần phải có những cánh cửa mở rộng. Nó cần có khả năng hiểu được đầy đủ quan điểm của người khác, mặc dù không phải bao giờ cũng đồng ý với quan điêm đó. Vấn đề đồng ý chỉ nảy sinh khi anh đã hiểu được sự việc. Nếu không, đó chỉ là sự cự tuyệt mù quáng, quyết không thể là cách tiếp cận có văn hoá đối với bất cứ vấn đề gì.

Đến đây, tôi sẽ để các bạn quyết định lấy văn hóa và sự khôn ngoan thật sự là gì. Chúng ta tiến bộ nhờ học tập, nhờ kiến thức và kinh nghiệm. Đến lúc tích lũy được một lượng khổng lồ các thứ đó, chúng ta lại trở nên không tài nào biết được mình đang ở đâu! Chúng ta bị tràn ngập bởi mọi thứ và không hiểu sao,  chúng ta lại có cảm giác rằng tất cả mọi thứ đó cộng lại chưa hẳn đã nhất thiết đại diện cho sự phát triển của trí khôn con người... Trong tương lai sắp tới, liệu chúng ta có thể kết hợp được tất cả sự phát triển của khoa học, của tri thức và những tiến bộ của con người với sự khôn ngoan thật sự hay không ? Tôi không biết. Đó là một cuộc chạy đua giữa các lực lượng khác nhau. Tôi nhớ đến một người rất thông thái - một nhà thơ Hi Lạp nổi tiếng, đã nói :

“Sự khôn ngoan là gì,

Chính là sự cố gắng của con người,

Vượt lên sợ hãi,

Vượt lên hận thù,

Sống tự do,

Thở hít khí trời và biết chờ đợi,

Dành trọn tình yêu cho những gì tươi đẹp”

(Gi. Nê-ru, theo Nhân dân chủ nhật, tháng 12 - 1997)

a) Vấn đề mà J. Nê-ru đưa ra để nghị luận là gì? Căn cứ vào nội dung cơ bản của vấn đề ấy, hãy đặt tên cho văn bản.

1
6 tháng 4 2017

a, Vấn đề mà tổng thống Ấn Độ Nê-ru nêu ra là văn hóa và những biểu hiện ở con người.

Có thể đặt tên: Con người văn hóa

     UBND QUẬN LÊ CHÂN              KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRUNG TÂM GDNN – GDTX                                  BÀI THI: NGỮ VĂN 12 I/. ĐỌC - HIỂU (3 điểm).Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:                                            Giá trị bản thân khi biết cách cho đi       Ngôi sao Hồng Kông Lí Liên Kiệt, trong một lần trả lời phỏng vấn, đã kể câu chuyện của bản thân anh ấy.       Người...
Đọc tiếp

     UBND QUẬN LÊ CHÂN              KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

 TRUNG TÂM GDNN – GDTX                                  BÀI THI: NGỮ VĂN 12

 

I/. ĐỌC - HIỂU (3 điểm).

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

                                            Giá trị bản thân khi biết cách cho đi

       Ngôi sao Hồng Kông Lí Liên Kiệt, trong một lần trả lời phỏng vấn, đã kể câu chuyện của bản thân anh ấy.

       Người dẫn chương trình hỏi: “Anh đóng phim, vừa có tiền bạc, lại có danh tiếng, đã quá bận rộn mà sao vẫn không ngừng vất vả bỏ công sức, tiền bạc làm từ thiện? Qua những việc ấy, anh có được niềm vui như thế nào?”.

       Lí Liên Kiệt nói: “Thứ cho đi mới là của bạn!”.

       Người dẫn chương trình nghi ngờ hỏi: “Chẳng phải thông thường chúng ta cho rằng, thứ mang về mới là của mình sao?”.

       Lí Liên Kiệt nói: “Có một câu chuyện như thế này. Tôi có một chiếc đồng hồ, là bạn tôi tặng sinh nhật, vô cùng quý giá. Thường thì những món quà chúng ta đã tặng đi rồi sẽ không còn nhớ tới nữa. Chiếc đồng hồ này tôi đeo mười năm rồi, mỗi lần đeo chiếc đồng hồ này tôi lại nhớ đến người bạn ấy. Đồng hồ đeo trên người tôi, nhưng kết quả vẫn của anh ấy”.

       Lí Liên Kiệt nói tiếp: “Cho đi mới là của bạn! Thứ giữ trên người bạn, chỉ là tạm thời bảo quản, cuối cùng khi bạn nằm xuống, cho dù bạn có muốn cho hay không thì đều phải bỏ lại chúng”.

       Đúng như Lí Liên Kiệt đã nói, […] nếu không biết tài sản kiếm được là để có thể cho đi nhiều hơn, thì cho dù chúng ta đeo vàng đầy người thì cũng như không có gì. Bởi vì, chúng ta không làm chính mình, chỉ đang làm nô lệ cho công thức gen. Cái tôi thật sự là cái tôi có thể cho đi. Cho dù thứ cho người khác là tiền bạc hay nụ cười và sự quan tâm, cho dù chúng ta cho đi bao nhiêu, chỉ cần chúng ta có thể cho đi, đó chính là đang làm cái tôi thật sự.

       Giá trị của chúng ta chính là ở bản thân chúng ta, niềm vui của chúng ta cũng vậy. Bản thân bạn chính là bạn bạn lúc này, hãy thử nghĩ xem hiện tại, có thể đem cho người khác điều gì, bạn sẽ hiểu mình đang làm cái tôi thật sự hay nô lệ của gen. Tìm lại cái tôi đã mất, còn phải phát hiện: “Cái tôi có nghĩa là có thể cho đi”.

(Tìm lại cái tôi đã mất – Trinh Chí Lương, dẫn theo https:// www.downloadsachmienphi.com)

Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thưc biểu đạt chính nào?

Câu 2: “Nô lệ của công nghệ gen” có thể hiểu như thế nào? Theo tác giả, khi nào ta là “nô lệ cho công thức gen?”.

Câu 3: Anh/Chị có đồng tình vời quan điểm “thứ cho đi mới là của bạn”.

Câu 4: Theo anh/chị, thứ quý giá nhất mà ta có thể cho đi trong cuộc đời này là gì?

II/. Làm văn (7 điểm).

Câu 1 (2 điểm):

Bàn luận về ý kiến: “Giá trị của chúng ta chính là ở bản thân chúng ta”.

Câu 2 (5 điểm):

Cảm nhận về hành động nhân vật Mị chạy theo A Phủ (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) và hành động theo Trang của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt – Kim Lân) trong hai đoạn văn sau:

“Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

- A Phủ cho tôi đi

A Phủ chưa kịp hỏi, Mị lại nói:

- Ở đây thì chết mất”.

(Trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài)

“Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở:

- Hà, ngon ! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.

Hắn cười:

- Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.

Nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật.

(Trích Vợ nhặt của Kim Lâm)

Từ đó làm nổi bật được giá trị nhân đạo mà hai nhà văn gửi gắm.

 

 

 

 

1
19 tháng 6 2021

Tham Khảo !

I / Đọc hiểu : 

Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thưc biểu đạt chính nào?

=> Văn bản sử dụng phong cách ngôn ngữ chính luận.

Câu 2: “Nô lệ của công nghệ gen” có thể hiểu như thế nào? Theo tác giả, khi nào ta là “nô lệ cho công thức gen?”.

=> Nô lệ của công thức gen là khi bạn “không làm chính mình”, bạn bị chi phối bởi những điều được quy định sẵn trong gen.

Theo tác giả, ta sẽ chỉ là nô lệ cho công thức gen nếu như “không biết tài sản kiếm được là để có thể cho đi nhiều hơn”, vì “cái tôi thực sự là cái tôi có thể cho đi”..

Câu 3: Anh/Chị có đồng tình vời quan điểm “thứ cho đi mới là của bạn”.

 Nêu quan điểm của bản thân: đồng tình, không đồng tình,...

+ Bàn luận ngắn gọn làm rõ cho ý kiến cá nhân. Sau đây là một gợi ý:

=> “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Người biết cho đi cǜng là người giàu có hơn hết. Bởi lẽ, thứ cho đi mới là của bạn. Bạn cho đi được tức bạn đã thực sự quyết định được vận mệnh của vật đó. Và quan trọng hơn, tuyệt vời làm sao khi người nhận mang vật bạn cho bên mình mà không bao giờ quên người mang đến cho họ chính là bạn. Và có những thứ bạn cho đi, bạn không thấy mất gì cả, những người nhận thì được nhiều biết bao nhiêu. Đó là gì mà thần kì vậy? Không Không hệ thần kì, mà là kì diệu. Là nụ cười. Là tình yêu. Là sự tử tế ở đời...

Câu 4: Theo anh/chị, thứ quý giá nhất mà ta có thể cho đi trong cuộc đời này là

=> + Tự nêu theo quan điểm cá nhân về điều quý giá nhất có thể cho đi: trí tuệ, lòng trắc ẩn, tiền của,...

+ Đưa ra lí lẽ thuyết phục

2 tháng 6 2019

+ Tạo tác: sự sáng tạo của dân tộc

    + Đồng hóa: tiếp thu cách chủ động, có sàng lọc, giá trị văn hóa bên ngoài

    + Khẳng định của tác giả: có căn cứ, cơ sở

    + Dân tộc trải qua thời gian bị đô hộ, đồng hóa, nhiều giá trị văn hóa bị mai một, xóa nhòa

→ Không chỉ trông cậy vào sự tạo tác

    + Tiếp thu văn hóa từ bên ngoài nhưng không rập khuôn máy móc mà có sự chọn lọc, biến đổi phù hợp

- Trong chữ viết, thơ ca

    + Tiếp thu chữ Hán → sáng tạo ra chữ Nôm

    + Tiếp thu các thể loại văn học Trung Quốc: thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú → sáng tạo song thất lục bát, biến thể thơ bát cú

13 tháng 5 2017

+ Tạo tác: sự sáng tạo của dân tộc.

+ Đồng hóa: tiếp thu một cách chủ động, có sàng lọc những giá trị văn hóa bên ngoài.

- Khẳng định của tác giả: có cơ sở và căn cứ.

+ Dân tộc ta trải qua thời gian dài bị đô hộ, đồng hóa, nhiều giá trị văn hóa bị mai một, xóa nhòa => không thể chỉ trông cậy vào sự tạo tác.

+ Chúng ta tiếp thu văn hóa bên ngoài những không rập khuôn và máy móc mà có sự chọn lọc và biến đổi cho phù hợp.

Ví dụ:

- Trong chữ viết, thơ ca:

+ Tiếp thu chữ Hán và dùng trong thời gian dài => sau đó sáng tạo ra chữ Nôm.

+ Tiếp thu các thể loại văn học của Trung Quốc: thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú ... => sáng tạo ra song thất lục bát, những biến thể trong thơ bát cú....

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:[...] Văn hoá - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không ? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không ? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không ? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không ? Tôi cho là như vậy. Văn...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

[...] Văn hoá - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không ? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không ? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không ? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không ? Tôi cho là như vậy. Văn hoá nghĩa là tất cả những cái đó. Một người không thể hiểu được quan điểm của người khác tức là trong chừng mực nào đó anh ta có hạn chế về trí tuệ và văn hoá.

[...] Một trí tuệ có văn hoá, có cội nguồn từ chính nó, cần phải có những cánh cửa mở rộng. Nó cần có khả năng hiểu được đầy đủ quan điểm của người khác, mặc dù không phải bao giờ cũng đồng ý với quan điêm đó. Vấn đề đồng ý chỉ nảy sinh khi anh đã hiểu được sự việc. Nếu không, đó chỉ là sự cự tuyệt mù quáng, quyết không thể là cách tiếp cận có văn hoá đối với bất cứ vấn đề gì.

Đến đây, tôi sẽ để các bạn quyết định lấy văn hóa và sự khôn ngoan thật sự là gì. Chúng ta tiến bộ nhờ học tập, nhờ kiến thức và kinh nghiệm. Đến lúc tích lũy được một lượng khổng lồ các thứ đó, chúng ta lại trở nên không tài nào biết được mình đang ở đâu! Chúng ta bị tràn ngập bởi mọi thứ và không hiểu sao,  chúng ta lại có cảm giác rằng tất cả mọi thứ đó cộng lại chưa hẳn đã nhất thiết đại diện cho sự phát triển của trí khôn con người... Trong tương lai sắp tới, liệu chúng ta có thể kết hợp được tất cả sự phát triển của khoa học, của tri thức và những tiến bộ của con người với sự khôn ngoan thật sự hay không ? Tôi không biết. Đó là một cuộc chạy đua giữa các lực lượng khác nhau. Tôi nhớ đến một người rất thông thái - một nhà thơ Hi Lạp nổi tiếng, đã nói :

“Sự khôn ngoan là gì,

Chính là sự cố gắng của con người,

Vượt lên sợ hãi,

Vượt lên hận thù,

Sống tự do,

Thở hít khí trời và biết chờ đợi,

Dành trọn tình yêu cho những gì tươi đẹp”

(Gi. Nê-ru, theo Nhân dân chủ nhật, tháng 12 - 1997)

b) Để nghị luận, tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào ? nêu ví dụ.

1
19 tháng 1 2017

b, Thao tác lập luận:

   + Giải thích+ chứng minh

   + Phân tích + bình luận

Làm hộ I. Lịch sử Việt Nam 1. Trong trận chiến trên sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt đã làm gì để răn đe kẻ thù và khích lệ quân ta? A: Hát rock B: Hát rap C: Đọc thơ D: Hát chèo E: Múa 2. Trong chiến thắng lẫy lừng của Trần Hưng Đạo trên sông Bạch Đằng, đạo quân của ông dùng vũ khí gì? A: Thủy Lôi B: Súng C: Tàu Ngầm D: Quân ta đứng trên bờ ném đá quân địch E: Quân ta dùng điện 500 KW...
Đọc tiếp

Làm hộ 

I. Lịch sử Việt Nam 

1. Trong trận chiến trên sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt đã làm gì để răn đe kẻ thù và khích lệ quân ta? 
A: Hát rock 
B: Hát rap 
C: Đọc thơ 
D: Hát chèo 
E: Múa 


2. Trong chiến thắng lẫy lừng của Trần Hưng Đạo trên sông Bạch Đằng, đạo quân của ông dùng vũ khí gì? 
A: Thủy Lôi 
B: Súng 
C: Tàu Ngầm 
D: Quân ta đứng trên bờ ném đá quân địch 
E: Quân ta dùng điện 500 KW dí xuống nước giật chết quân địch . 


3. Trận Điện Biên Phủ trên không khác với Trận Điện Biên Phủ ở điểm nào? 
A: khác ở chỗ “ trên không “ và “dưới đất” 
B: Làm gì có những trận chiến đó 
C: Không biết 
D: Điện Biên Phủ là ở đâu vậy trời, chịu 


4. Theo bạn tại sao chúng ta lại tổ chức cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân? 
A: Bộ đội đi làm thêm vào ngày tết thì lương sẽ cao hơn 
B: Vì bọn địch ăn uống no say rồi oánh bạc, ko đề phòng ta nhân cơ hội oánh nó 
C: Vì tết thời tiết đẹp, đi chơi hay đi nổi dậy đều thích như nhau 
D: Hôm đó em bận đi chơi tết. Ko đi nổi dậy nên em không bít 


5. 3 anh hùng Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót đã có những hành động dũng cảm: thân mình lấp lỗ châu mai, lấy thân mình làm giá súng và lấy thân mình chèn Pháo. Sắp xếp theo thứ tự nào là đúng? 
A: Giót – Súng, Đàn – Mai, Diện - Pháo 
B: Giót – Mai, Đàn –Pháo, Diện – Súng 
C: Giót – Pháo, Đàn – Súng, Diện – Mai 
D: Giót – Đàn, Pháo – Mai, Diện – Diện 


6. Theo bạn ai là người đẹp trai nhất trong lịch sử Việt Nam, lý do? 
A: Lý Công Uẩn – Vì tên xấu chắc người đẹp 
B: La Văn Cầu – Vì tên xấu chắc người đẹp 
C: Thánh Gióng – Có xe đẹp (thì con ngựa sắt đó) 
D: Thủy Tinh – Người cá: Hoàng Tử Đại Dương 

 

II. Lịch sử thế giới 

1. Chiến tranh lạnh diễn ra giữa các nước nào? 
A: Liên Xô và Mĩ 
B: Liên Xô và Nga 
C Mĩ và Hoa Kì 
D: Nam cực và Bắc cực vì 2 chỗ này lạnh nhất 
E: Tủ lạnh và điều hòa 


2. Đã có cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ 2, theo bạn liệu có thể có chiến tranh thế giới thứ 4, 5 hay 6 .... vân vân... không ? 
A: Không biết nhưng bản thân em yêu màu xanh và chim bồ câu biểu tượng của hòa bình. Ghét chiến tranh, em hy vọng sẽ ko có chiến tranh để mọi người được lo ấm, xã hội bình đẳng bác ái. 
B: Không biết nhưng em yêu màu đỏ của máu và chiến tranh, ghét màu xanh hòa bình, em hy vọng sẽ có chiến tranh nhiều thiệt là nhiều cho thế giới thêm phần gay cấn. 


3. Trong lịch sử các nước như Pháp, Anh rất thích xâm chiếm thuộc địa. Theo bạn lý do vì sao? 
A Các nước này muốn "phủ sóng toàn cầu, mọi lúc mọi nơi" như Mobifone nhà ta . 
B: Các nước này muốn "không ngừng vươn xa" giống Vinaphone nhà ta . 
C: Có bao nhiêu thí sinh trả lời giống bạn, soạn tin nhắn Dudoan X Y gửi 6886, hoặc gọi tổng đài 19001234 và làm theo hướng dẫn. 1 phần quà là 1 chuyến du lịch tới Agola đang đợi bạn. 

III. Câu hỏi đặc biệt 

Câu hỏi như sau : 
"Trong chiến tranh thế giới thứ 2, đã có bao nhiêu người thiệt mạng, hãy kể tên, tuổi khi họ thiệt mạng, nghề nghiệp và nơi sinh"

5
12 tháng 12 2019

chảnh vl :))

12 tháng 12 2019

mày nghĩ gì vậy thằng não chó mày tự nghĩ ra câu hỏi linh tinh này mà ko biết câu chả lời à đúng là óc chó hơn học sinh mẫu giáo

16 tháng 3 2021

Ai cũng có ước mơ cho riêng mình. Biết ước mơ là một điều thật hạnh phúc. Nhưng theo đuổi ước mơ để nó trở thành hiện thực còn đáng trân trọng hơn. Tôi cũng có ước mơ cho riêng mình: ước mơ trở thành ca sĩ. Có lẽ niềm đam mê ấy trong tôi chẳng bao giờ tắt.

Từ khi còn nhỏ,tôi đã được xem trên vô tuyến rất nhiều những chương trình văn nghệ. Tôi cảm thấy thật thích thú khi nghĩ đến việc được đứng trên sân khấu. Đó là một nơi rộng rãi, tuyệt đẹp khi được trang trí hoa văn, màu sắc, rực rỡ những ánh đèn pha màu làm nổi bật lên người biểu diễn. Họ được khoác trên mình những bộ cánh lộng lẫy, đẹp đẽ. Tiếng ca của họ ngân lên, lúc trầm, lúc bổng làm cho mọi người phải lặng yên lắng nghe, ngước nhìn và dành tặng họ những tràng pháo tay tán thưởng. Chính khoảnh khắc ấy khiến tôi lần đầu tiên mơ ước về nghề ca sĩ.

Sau này, khi lớn hơn, tôi hiểu rõ hơn về nghề này. Như bao nghề khác, nó chẳng hào nhoáng như tôi đã từng nghĩ. Người ca sĩ cũng phải làm việc vất vả, cực nhọc, luyện tập ngày đêm và phải được mọi người ủng hộ mới có được chỗ đứng trong lòng khán giả. Từng phút, từng giây trên sân khấu, họ đem tiếng hát của mình mang lại niềm vui cho mọi người. Dù khó khăn, vất vả nhưng càng biết thêm về nghề này, tôi càng yêu nó hơn. Tôi yêu nghề không bởi vì nó nổi tiếng, nhiều tiền, sang trọng mà là vì tôi thích được cất giọng lên góp vui cho cuộc sống. Và rồi khán giả sẽ lắng nghe và theo dõi tôi. Mỗi khi nghĩ đến đó, tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng.

Ước mơ của tôi tuy khó thực hiện nhưng môi trường học tập này luôn tạo điều kiện cho tôi. Mỗi tuần tôi đều đi sinh hoạt câu lạc bộ Âm nhạc và được các thầy cô chỉ bảo nhẹ nhàng, tận tình từng nốt nhạc, khúc hát. Đó như một cái đà giúp tôi thực hiện ước mơ này. Bên cạnh đó, tôi còn có gia đình, thầy cô động viên. Tập hát là một môn văn thể mỹ, vì thế nó sẽ chiếm một phần thời gian học tập của tôi. Nhưng bố mẹ vẫn ủng hộ tôi. Khi tôi đi biểu diễn, bố mẹ đi cùng và xem tôi diễn. Những lúc ấy, tôi thấy ấm áp vô cùng. Tôi không còn run nữa, mà tự tin hơn hẳn. Cả cô giáo tôi cũng vậy. Tuy đi văn nghệ sẽ làm gián đoạn đến các tiết học chính khóa. Vậy mà cô lại tin tưởng tôi có thể hoàn thành tốt cả hai công việc và sẵn sàng để tôi tham gia tập luyện. Tôi có cảm giác, niềm đam mê ấy không chỉ của riêng tôi, mà còn là của người thân tôi nữa vậy.

Có đôi lúc, tôi mường tượng đến khi ước mơ của tôi đã trở thành sự thật. Và ngay thời điểm này, ở chính sân khấu của ngôi trường Trần Văn Ơn đây, tôi biểu diễn phục vụ các bạn. Nhìn xuống, tôi thấy gương mặt các bạn rạng rỡ, tươi tắn, thích thú vô cùng. Dường như những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập của các bạn biến mất. Và rồi khi lớn, đứng trên một sân khấu hoành tráng, tôi sẽ đem tiếng hát của mình xua tan đi những bộn bề, phiền muộn hằng ngày của những người luôn đầu tắt mặt tối, hết lòng vì công việc và giờ họ được thư giãn. Tiếng hát đó sẽ không chỉ mang đến cho những thành phố nhộn nhịp, sáng rực ánh đèn sân khấu, mà còn là vùng hải đảo xa xôi, miền núi hẻo lánh, hiểm trở, để giúp người dân nơi đây thêm lạc quan, vui vẻ hơn trong công việc. Tôi sung sướng làm sao khi được dùng tài năng của mình giúp ích cho đời.

Trên con đường thực hiện ước mơ, tôi sẽ còn gặp nhiều trở ngại. Nhưng tôi tin chắc, bố mẹ, thầy cô và bạn bè luôn luôn ở bên giúp đỡ tôi. Và tôi sẽ tiếp tục phấn đấu, rèn luyện để một ngày không xa, ước mơ của tôi sẽ trở thành hiện thực hay dù chỉ là một thành công nho nhỏ.

Tôi nghĩ rằng, không chỉ riêng tôi, mà cả bạn và tất cả mọi người đều có những ước mơ thật cao đẹp cho riêng mình. Hãy nung nấu, theo đuổi ước mơ đến cùng, rồi bạn sẽ thành công. Thành công không phải là một ngôi sao sáng rực trên bầu trời, mà là khi bạn đặt niềm tin và nỗ lực hết mình vào việc đó, tức là bạn đã thành công.