K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
28 tháng 11 2023

Tìm hiểu về tác giả Bình Nguyên:

- Bình Nguyên: Tên thật là Nguyễn Đăng Hào.

- Sinh ngày 25 tháng 1 năm 1959. Quê quán xã Ninh Phúc, Tp Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

- Sự nghiệp văn học: Ông vừa là nhà thơ vừa là Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Hiện nay tác giả Bình Nguyên đang làm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Bình. Nhà thơ của cố đô Hoa Lư này đã nhận tới hai giải “Thơ lục bát” (Giải A-2003; Giải Ba-2010) trên báo Văn Nghệ.

- Các tác phẩm tiêu biểu: Tập thơ Lang thang trên giấy (NXB Văn học - 2009) và Những ngọn gió đồng (NXB Hội Nhà văn - 2015).

17 tháng 11 2021

Bình Nguyên Lộc (7 tháng 3 năm 1914 - 7 tháng 3 năm 1987), tên thật là Tô Văn Tuấn, là một nhà văn lớn, nhà văn hóa Nam Bộ trong giai đoạn 1945-1975. Ngoài bút danh Bình Nguyên Lộc, ông còn có các bút danh Phong Ngạn, Hồ Văn Huấn,...

Bình Nguyên Lộc sinh tại làng Tân Uyên, tổng Chánh Mỹ Trung, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương). Ông xuất thân trong một gia đình trung lưu đã có mười đời sống tại Tân Uyên.[2] Cha là ông Tô Phương Sâm (1878-1971) làm nghề buôn gỗ. Mẹ là bà Dương Thị Mão (hay Mẹo) (1876-1972)

17 tháng 11 2021

“À ơi tay mẹ” là bài thơ bày tỏ tình cảm của người mẹ với đứa con nhỏ bé của mình. Qua hình ảnh đôi bàn tay và những lời ru, bài thơ đã khắc họa thành công một người mẹ Việt Nam điển hình: vất vả, chắt chiu, yêu thương, hi sinh...đến quên mình

chúc bạn học tốt

D
datcoder
CTVVIP
29 tháng 11 2023

Tìm hiểu về tác giả Văn Công Hùng

- Cuộc đời:

+ Văn Công Hùng sinh ngày 19-5-1958, quê quán Điền Hoà, Phong Điền, Thừa Thiên Huế.

+ Ông sinh ra và lớn lên, học phổ thông ở Thanh Hoá, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Huế năm 1981,

 - Sự nghiệp:

+ Xung phong lên Gia Lai-Kon Tum công tác, từng làm cán bộ Sở Văn hoá thông tin, sưu tầm nghiên cứu văn hoá dân gian, phóng viên báo Văn hoá, Thư ký toà soạn tạp chí Văn nghệ Gia Lai, giảng dạy tại Trường Trung học Văn hoá nghệ thuật Gia Lai...

+ Ông hiện là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá 8, Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai, Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Gia Lai.

- Tác phẩm đã xuất bản: Bến đợi (thơ, 1992) / Hát rong (thơ, 1999) /Ngựa trắng bay về (trường ca, 2002)

4 tháng 10 2023

ý nghĩa: Hình ảnh “bàn tay mẹ” trong bài thơ tượng trưng cho những gian truân, vất vả mà người mẹ đã trải qua và đồng thời đó cũng là sự dịu dàng, ấm áp của tình mẫu tử thiêng liêng, vĩ đại của người mẹ dành cho người con bé bỏng của mình.

4 tháng 10 2023

phân tích : có thể tham khảo đường link dưới đây nhé 
https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-6/tu-van-ban-a-oi-tay-me-hay-phan-tich-hinh-anh-ban-tay-me-faq842106.html

D
datcoder
CTVVIP
29 tháng 11 2023

Giới thiệu về tác giả Nguyên Hồng và hồi kí “Những ngày thơ ấu”

- Tác giả Nguyên Hồng

+ Nguyễn Nguyên Hồng (1918 – 1982) sinh ra ở Nam Định

+ Tuổi thơ cơ cực sống trong cảnh gia đình không hạnh phúc, cha mẹ lấy nhau không có tình yêu thương sau đó cha mất sớm, mẹ bị gia đình chồng ruồng bỏ, khinh miệt phải bỏ đi Thanh Hóa kiếm sống → Cuộc đời của cậu bé Hồng vô cùng khó khăn và thiếu thốn

+ Tuy nhiên ông say mê viết với ông “viết văn là một lẽ sống”

+ Ông để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938)/ Bảy Hựu (truyện ngắn, 1941)/ Những ngày thơ ấu (hồi ký, đăng báo lần đầu năm 1938, xuất bản năm 1940)/ Qua những màn tối (truyện, 1942)

- Hồi kí  Những ngày thơ ấu

+ Hồi kí được viết năm 1938 và đến năm 1940 thì được in trọn vẹn thành sách. Đó là một tập hồi kí gồm 9 chương ghi lại một cách trung thực những năm tháng tuổi thơ cay đắng của tác giả. Sinh ra trong gia đình sa sút, bất hòa, cha mất sớm, mẹ phải bỏ đi làm ăn xa, họ hàng cay nghiệt và thái độ dửng dưng tàn nhẫn của xã hội. Điều duy nhất còn lại để nâng đỡ tâm hồn cậu bé hồng là tình mẫu tử thiêng liêng với mẹ.

+ “Trong lòng mẹ” là chương thứ 4 của tập hồi kí

D
datcoder
CTVVIP
30 tháng 11 2023

Giới thiệu đôi nét về tác giả Tô Hoài

Bài học đường đời đầu tiên

- Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam).

- Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... nhưng có những lúc thất nghiệp.

- Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.

- Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.

Giới thiệu về tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký”

- Dế Mèn phiêu lưu ký là tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi.

- Thuộc thể truyện đồng thoại

- Truyện gồm 10 chương, kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn qua thế giới muôn màu muôn vẻ của những loài vật nhỏ bé.

+ Chương 1: kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

+ Chương 2: tới chương 9 kể về những cuộc phiêu lưu của Mèn, cùng người bạn đường là Dế Trũi.

+ Chương 10: kể về việc Mèn cùng Trũi về nhà và nghỉ ngơi, dự tính cuộc phiêu lưu mới.

D
datcoder
CTVVIP
28 tháng 11 2023

Tác giả Đinh Nam Khương

-  Đinh Nam Khương sinh năm 1949, quê Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. Ông là phó chủ tịch Hội Đông y Mỹ Đức, Hà Nội, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, sinh sống và làm việc tại Hà Nội.

- Giải thưởng:

+ Giải A cuộc thi thơ 1981-1982 - Báo Văn nghệ

+ Tặng thưởng bài thơ hay nhất 1992 - Báo Văn nghệ Quân đội

+ Tặng thưởng chùm thơ hay nhất 2001 - Báo Văn nghệ

+ Giải B cuộc thi thơ Lục bát 2002-2003

- Các tác phẩm tiêu biểu: Về thăm mẹ, Lã Vọng, Nhớ Trường Sơn, Nhớ trăng, Cỏ may,...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 11 2023

- Tác giả Bùi Đình Phong quê ở Tùng Ảnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh.

- Thời chống Mỹ ông là lính đặc công chính hiệu. 

- Hòa bình lập lại ông học tại khoa Lịch Sử - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau đó được giữ lại làm giảng viên của trường.
- Một thời gian sau, người ta xin ông sang xây dựng bộ môn mới ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: Bộ môn Hồ Chí Minh, nay là Viện Hồ Chí Minh và Các lãnh tụ của Đảng.

- Bùi Đình Phong là cây bút hăng say và đầy nhiệt huyết với nghề của mình. Ông là chuyên gia hàng đầu của Việt Nam trong nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Bất cứ cuộc hội thảo nào về Bác đều không thể thiếu ông. Bởi nhắc tới ông người ta nghĩ ngay tới người suốt đời nghiên cứu về Bác.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Hồ Chí Minh sáng tạo, đổi mới, Giá trị di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay, Hồ Chí Minh trí tuệ và văn hóa, Văn hóa Minh Triết Hồ Chí Minh.

19 tháng 9 2021

Soạn bài À ơi tay mẹ - Cánh diều Ngữ văn lớp 6

Với soạn bài À ơi tay mẹ (Bình Nguyên) Ngữ văn lớp 6 sách Cánh diều được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học: trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc sẽ giúp các em dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn lớp 6.

1. Chuẩn bị 

Hiển thị nội dung

2. Đọc hiểu

a. Trong khi đọc

Hiển thị nội dung

b. Sau khi đọc

Câu 1 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Tìm hình ảnh, chi tiết thể hiện “phép nhiệm mầu” của bàn tay mẹ. Những dòng thơ nào nói lên đức hi sinh của người mẹ?

Trả lời:

Hình ảnh, chi tiết thể hiện “phép nhiệm mầu” của bàn tay mẹ:

+ Chắn mưa sa, chặn bao qua mùa màng.

+ Thức cả một đời, mai sau thế nào tay mẹ vẫn còn hát ru, ru cho mềm ngọn gió thu, cho tan đám sương mù, cho con lớn khôn.

- Những dòng thơ nói lên đức hi sinh của người mẹ:

- Bàn tay mẹ chắn mưa sa

Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng.

- Bàn tay mẹ thức một đời

À ơi này cái Mặt Trời bé con…

Mai sau bể cạn non mòn

À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru

- Bàn tay mang phép nhiệm mầu

Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.

- Ru cho sóng lặng bãi bồi

Mưa không chỗ dột ngoại ngồi vá khâu

Ru cho đời nín cái đau

À ơi… Mẹ chẳng một câu ru mình.

Câu 2 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng những từ ngữ nào? Cách gọi đó nói lên điều gì về tình cảm mẹ dành cho con?

Trả lời: 

Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng những từ ngữ: cái trăng vàngcái trăng tròncái trăngMặt Trời bé con.

- Qua cách gọi đó, ta thấy được tình cảm yêu thương dạt dào, bao la của người mẹ dành cho đứa con của mình.

Câu 3 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Trong bài thơ, cụm từ “à ơi” được lặp lại nhiều lần. Hãy phân tích tác dụng của sự lặp lại ấy.

Trả lời: 

Tác dụng của việc lặp lại cụm từ “à ơi” nhiều lần:

- Tạo ra âm điệu du dương, êm ái giống như một lời hát ru.

- Bộc lộ tình cảm yêu thương của người mẹ dành cho người con.

Câu 4 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: “Bàn tay mang phép nhiệm mầu / Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.”. Em có đồng ý với tác giả không? Vì sao?

Trả lời: 

Em có đồng ý với tác giả về câu thơ “Bàn tay mang phép nhiệm mầu / Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi” vì người mẹ đã chịu đựng những nỗi vất vả, trải qua nhiều mưa nắng, nguyện hi sinh cả cuộc đời mà không màng đến bản thân. Bàn tay ấy đã chống đỡ, gặp phải biết bao gian khó để mang đến cho người con một cuộc sống tốt đẹp nhất có thể.

Câu 5 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Hình ảnh “bàn tay mẹ” trong bài thơ tượng trưng cho điều gì?

Trả lời: 

Hình ảnh “bàn tay mẹ” trong bài thơ tượng trưng cho những gian truân, vất vả mà người mẹ đã trải qua và đồng thời đó cũng là sự dịu dàng, ấm áp của tình mẫu tử thiêng liêng, vĩ đại của người mẹ dành cho người con bé bỏng của mình.

Câu 6 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Em thích khổ thơ nào nhất trong bài thơ? Vì sao?

Trả lời: 

Em thích nhất khổ thơ thứ hai, vì qua đó em thấy được tình cảm yêu thương da diết của người mẹ dành cho đứa con thông qua những tên gọi hết sức chân tình. 

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Cán

22 tháng 9 2021

thanks