K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 10 2023

- Nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước:

+ Chính sách về phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số: hướng đến phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc; gắn với kế hoạch phát triển chung của cả nước, đưa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cùng cả nước tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

+ Chính sách xã hội tập trung vào các vấn đề: giáo dục - đào tạo, văn hoá, y tế, nhằm nâng cao năng lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tạo tiền đề và cơ hội để các dân tộc có đầy đủ điều kiện tham gia quá trình phát triển, trên cơ sở đó không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào…

+ Chính sách liên quan đến quốc phòng - an ninh: hướng đến củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá

- Ý nghĩa: các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hưởng tới khai thác mọi tiềm năng của đất nước để phục vụ đời sống nhân dân các dân tộc, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

12 tháng 10 2023

Nghệ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam rất đa dạng và phong phú, phản ánh sự đa dạng về văn hóa và lịch sử của các dân tộc. Dưới đây là những nét chính về nghệ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam:
1. Nghệ thuật truyền thống: Nghệ thuật truyền thống của các dân tộc Việt Nam thường được thể hiện qua các hoạt động biểu diễn, như múa rối nước, múa sạp, cồng chiêng, hoát xoan, hát xẩm, hát chầu văn, hát cải lương, v.v. Những hoạt động này thường được tổ chức trong các lễ hội, đám cưới, tang lễ và các dịp đặc biệt khác.
2. Nghệ thuật thủ công: Nghệ thuật thủ công của các dân tộc Việt Nam rất đa dạng, bao gồm thêu, dệt, đan, khắc, chạm, vẽ, v.v. Những sản phẩm thủ công này thường được làm từ các vật liệu tự nhiên như tre, nứa, gỗ, đá, v.v. và có tính ứng dụng cao trong đời sống hàng ngày.
3. Nghệ thuật kiến trúc: Nghệ thuật kiến trúc của các dân tộc Việt Nam thường được thể hiện qua các công trình kiến trúc đặc trưng của từng dân tộc, như nhà rông của người Tây Nguyên, nhà sàn của người Mường, nhà đình của người Kinh, v.v. Những công trình này thường được xây dựng từ các vật liệu tự nhiên như gỗ, đá, tre, nứa, v.v. và có tính ứng dụng cao trong đời sống hàng ngày.
4. Nghệ thuật điêu khắc: Nghệ thuật điêu khắc của các dân tộc Việt Nam thường được thể hiện qua các tác phẩm điêu khắc trên gỗ, đá, đồng, v.v. Những tác phẩm này thường có tính chất tôn giáo, phản ánh các giá trị văn hóa và lịch sử của từng dân tộc.

12 tháng 10 2023

- Các dân tộc thiểu số có trên 1 triệu người là: Tày, Thái, Mường, Hmông, Khơ-me, Nùng.

- Các dân tộc thiểu số có dưới 5000 người là: Lô Lô; Mảng; Cờ Lao; Bố y; Cống; Ngái; Si La; Pu Péo; Ra Măm; Brâu; Ơ Đu.

13 tháng 10 2023

- Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc:

+ Chính sách dân tộc được Đảng và nhà nước Việt Nam coi đó là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay.

+ Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính sách dân tộc là nhất quán theo nguyên tắc “các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”. Đây cũng là nguyên tắc cơ bản, chỉ đạo việc xây dụng quan hệ giữa các dân tộc - tộc người trong quá trình phát triển đất nước.

11 tháng 10 2023

* Thành tựu cơ bản:

- Sáng chế và cải tiến máy hơi nước: Giêm Oát kế thừa thành quả nghiên cứu trước, cải tiến máy hơi nước từ sức nước thành máy hơi nước đơn hướng thành song hướng. Máy hơi nước của Giêm Oát được phổ biến ở Anh.

- Sáng chế động cơ đốt trong:  Với sự ra đời và cải tiến không ngừng, động cơ đốt trong thúc đẩy sản xuất cơ giới hóa ( từ thủ công sang áp dụng khoa học kỹ thuật), nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

- Lĩnh vực giao thông vận tải: Đầu thế kỷ 20, xuất hiện đầu máy tàu thủy hơi nước và xe lửa hơi nước. Đến năm 1814, G.Xti-phen-xơn sáng chế đầu máy xe lửa. Năm 1825, đoạn đường sắt đầu tiên trên thế giới được khánh thành ở Anh.

* Thành tựu có vai trò quan trọng nhất:

Thành tựu sáng chế ra máy hơi nước của Giêm-Oát là thành tựu quan trọng nhất. Vì đến đầu thế kỷ XIX, việc sử dụng máy hơi nước trở nên phổ biến.Các nhà máy không cần xây dựng gần bờ sông, xa khu dân cư và mùa đông nước đóng băng tạo điều kiện khó khăn cho quá trình sản xuất.Đây được coi là sự khởi đầu của quá trình công nghiệp hóa.

12 tháng 10 2023

- Cơ sở xã hội hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc:

+ Xã hội có sự phân hoá thành: tầng lớp quý tộc, nông dân tự do, nô tì. Quý tộc là những người giàu, có thế lực. Nông dân tự do sinh sống trong các công xã nông thôn và chiếm đại đa số dân cư. Nô tì là tầng lớp thấp nhất trong xã hội.

+ Quá trình giao lưu, trao đổi sản phẩm đã hình thành mối liên kết giữa các cộng đồng cư dân Việt cổ.

12 tháng 10 2023

Những thành tựu cơ bản:

- Máy tính điện tử

- Internet

- Công nghệ thông tin phát triển mang tính bùng nổ phạm vi toàn cầu. Máy vi tính được sử dụng khắp mọi nơi hình thành mạng thông tin toàn cầu .

- Thiết bị điện tử làm tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, cải thiện điều kiện làm việc.

- Thành tựu trên các lĩnh vực: vật liệu mới, chinh phục vũ trụ, giao thông vận tải, thông tin liên lạc,sử dụng nguồn năng lượng mới, công nghệ sinh học,…

Thành tựu tiêu biểu nhất là sáng chế ra máy tính:

Máy tính điện tử ra đời lần đầu tiên vào năm 1946 ở Mỹ, chạy bằng điện tử chân không. Máy tính ENIAC (Electronic Numerical Integrator And Computer) là công trình khoa học của giáo sư Mô-sờ-ly và học trò, được dựng bản thiết kế năm 1943, hoàn thành năm 1946. Đây là chiếc máy tính với kích thước khổng lồ chiều dài 20m.Máy tính có khả năng tính 5.000 phép toán cộng trong một giây.

12 tháng 10 2023

Thành tựu tiêu biểu về giáo dục của Đại Việt

- Về hệ thống giáo dục:

+ Năm 1070, nhà Lý cho dựng Văn Miếu, tạc tượng Chu Công, Khổng Tử. Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài, Năm 1076, vua Lý cho mở Quốc Tử Giám để dạy học cho hoàng tử, công chúa.

+ Từ thời Trần, triều đình lập Quốc học viện cho con em quan lại học tập. Các lớp học tư nhân ở các làng xã cũng được mở ra.

+ Từ thời Lê sơ, hệ thống trường học mở rộng trên cả nước; nhà nước tăng cường khuyến khích nhân dân học tập, tiêu biểu như việc ban Chiểu khuyến học thời Tây Sơn.

- Về phương thức thi cử, tuyển chọn quan lại:

+ Nhà nước chính quy hoá việc thi cử để tuyển chọn người tài

+ Thể lệ thi cử được quy định chặt chẽ, các kì thi được tổ chức chính quy, hệ thống (thi Hương, thi Hội, thi Đình)

12 tháng 10 2023

- Thành tựu tiêu biểu về đời sống tinh thần:

+ Sử dụng chữ viết từ sớm; các loại văn tự có loại giống chữ Hán, chữ Phạn.

+ Cư dân Phủ Nam có tư duy thẩm mĩ phát triển ở trình độ khá cao, thể hiện qua kĩ thuật chế tác đồ trang sức, kĩ thuật dệt vải, làm gốm, điêu khắc, kiến trúc.

+ Về tin ngưỡng và tôn giáo: có tín ngưỡng sùng bái núi thiêng và nàng công chúa rắn; tiếp thu Hin-đu giáo và Phật giáo từ Ấn Độ…

Câu 1. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng chủ trương của Đảng và nhà nước Việt Nam trong chính sách dân tộc về kinh tế?A. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng dân tộc, vùng miền.B. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. C. Phát triển nền kinh tế nhiều ngành, quy mô, trình độ công nghệ.D. Phát triển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp.Câu 2. Trên lĩnh vực...
Đọc tiếp

Câu 1. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng chủ trương của Đảng và nhà nước Việt Nam trong chính sách dân tộc về kinh tế?

A. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng dân tộc, vùng miền.

B. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 

C. Phát triển nền kinh tế nhiều ngành, quy mô, trình độ công nghệ.

D. Phát triển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp.

Câu 2. Trên lĩnh vực văn hóa, nội dung bao trùm trong chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước Việt Nam là gì?

A. Tiếp thu mọi giá trị văn hóa du nhập từ bên ngoài vào.    

B. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.

C. Chỉ tiếp thu văn hóa của các quốc gia đồng văn, đồng chủng.

D. Xây dựng văn hóa bản địa, không tiếp thu văn hóa bên ngoài.

Câu 3. Chủ trương của Đảng và nhà nước Việt Nam trong chính sách dân tộc trên lĩnh vực an ninh quốc phòng là gì?

A. Giải quyết tốt quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người.            

B. Củng cố và mở rộng lãnh thổ trên đất liền và trên biển.

C. Giữ gìn và củng cố mối quan hệ với các nước láng giềng.            

D. Tôn vinh những giá trị truyền thống của các dân tộc.

Câu 4. Một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm trong lịch sử dân tộc Việt Nam là

A. truyền thống đoàn kết     B. sự viện trợ của bên ngoài    

C. vũ khí chiến đấu hiện đại     D. thành lũy, công sự kiên cố.

Câu 5. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: đại đoàn kết dân tộc là

A. đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam.        

B. công việc cần phải được nhà nước quan tâm chú ý.

C. sách lược quan trọng cần được vận dụng linh hoạt.        

D. yếu tố góp phần vào sự thành công của cách mạng.

Câu 6. Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam không được hình thành trên cơ sở nào sau đây?

A. Nhu cầu đoàn kết lực lượng để đấu tranh chống ngoại xâm.

B. Nhu cầu mở rộng giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng.

C. Các chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể của nhà nước.

D. Yêu cầu liên kết để làm thủy lợi, phục vụ sản xuất nông nghiệp.

1
31 tháng 5 2023

Câu 1. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng chủ trương của Đảng và nhà nước Việt Nam trong chính sách dân tộc về kinh tế?

A. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng dân tộc, vùng miền.

B. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 

C. Phát triển nền kinh tế nhiều ngành, quy mô, trình độ công nghệ.

D. Phát triển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp.

Câu 2. Trên lĩnh vực văn hóa, nội dung bao trùm trong chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước Việt Nam là gì?

A. Tiếp thu mọi giá trị văn hóa du nhập từ bên ngoài vào.    

B. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.

C. Chỉ tiếp thu văn hóa của các quốc gia đồng văn, đồng chủng.

D. Xây dựng văn hóa bản địa, không tiếp thu văn hóa bên ngoài.

Câu 3. Chủ trương của Đảng và nhà nước Việt Nam trong chính sách dân tộc trên lĩnh vực an ninh quốc phòng là gì?

A. Giải quyết tốt quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người.

B. Củng cố và mở rộng lãnh thổ trên đất liền và trên biển.

C. Giữ gìn và củng cố mối quan hệ với các nước láng giềng.            

D. Tôn vinh những giá trị truyền thống của các dân tộc.

Câu 4. Một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm trong lịch sử dân tộc Việt Nam là?

A. Truyền thống đoàn kết.

B. Sự viện trợ của bên ngoài.

C. Vũ khí chiến đấu hiện đại.     

D. Thành lũy, công sự kiên cố.

Câu 5. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đại đoàn kết dân tộc là?

A. Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam.        

B. Công việc cần phải được nhà nước quan tâm chú ý.

C. Sách lược quan trọng cần được vận dụng linh hoạt.        

D. Yếu tố góp phần vào sự thành công của cách mạng.

Câu 6. Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam không được hình thành trên cơ sở nào sau đây?

A. Nhu cầu đoàn kết lực lượng để đấu tranh chống ngoại xâm.

B. Nhu cầu mở rộng giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng.

C. Các chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể của nhà nước.

D. Yêu cầu liên kết để làm thủy lợi, phục vụ sản xuất nông nghiệp.