Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những thành tựu chủ yếu của văn minh Trung Hoa cổ - trung đại:
- Về chữ viết: cư dân Trung Hoa cổ đại sáng tạo ra chữ viết của mình từ đời nhà Thương, trải qua nhiều loại hình khác nhau như Giáp cốt văn, Kim văn, Tiểu triện,...
- Về tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho giáo là Khổng Tử. Đạo giáo chính thức ra đời vào vào cuối thế kỉ II, là một trong những tôn giáo lớn của Trung Hoa. Phật giáo phát triển, nhiều ngôi chùa lớn được xây dựng.
- Về sử học: khởi đầu từ Tây hán và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng.
- Về văn học: đa dạng, nhiều thể loại.
- Về kiến trúc, điêu khắc: tiêu biểu là Vạn Lí Trường Thành, Tử Cấm Thành, tượng Phật chùa Lạc Sơn,....
- về toán học: Cửu chương toán thật được biên soạn dưới thời nhà Hán nêu ra các phương pháp tính diện tích, khối lượng,...
- Về kĩ thuật: có 4 phát minh quan trọng là kĩ thuật in, kĩ thuật làm giấy, thuốc súng và la bàn.
Ý nghĩa của những thành tựu đó"
- Về chữ viết: có ảnh hưởng đến chữ viết của nhiều nước lân cận như Nhật Bản, Việt Nam,....
- Về tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo từng bước trở thành công cụ phục vụ cho Nhà nước, là hệ tư tưởng của chế độ quân chủ ở Trung Hoa, có ảnh hưởng lớn tới nhiều nước như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam. Các nhà sư Trung Hoa đã tìm đường sang Ấn Độ để tìm hiểu giáo lí của Phật giáo. Ngược lại, nhiều nhà sư của Ấn Độ cũng đến Trung Hoa để truyền đạo.
- Về văn học: Thờ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Văn học thể hiện trình độ phát triển về tư duy và có ảnh hưởng lớn tới khu vực châu Á.
- Về kiến trúc điêu khắc: nhiều công trình có giá trị còn tồn tại đến ngày nay.
- Về kĩ thuật: la bàn có tác động lớn đến lĩnh vực hàng hải, mở ra khả năng tìm kiếm thị trường mới, mở đường cho sự xâm nhập và xâm lược của chủ nghĩa thực dân.
Những thành tựu của văn minh Ấn Độ cổ - trung đại:
- Về chữ viết: cư dân Ấn Độ sớm tạo ra chữ viết, điển hình là chữ Phạn.
- Về văn học: tiêu biểu là Kinh Vê-đam sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.
- Về tôn giáo: là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn như Hin-đu giáo, Phật giáo, là nơi du nhập, phát triển Đạo hồi.
- Về kiến trúc và điêu khắc: phổ biến là những công trình được khoét trong núi đá. Gắn liền với những ngôi chùa là những pho tượng Phật được tạc bằng đá rất tinh xảo.
- Về toán học: sáng tạo ra hệ thống chữ số tự nhiên, đặc biệt là phát minh ra chữ số 0. Tính được căn bậc 2, căn bậc 3.
Ý nghĩa của những thành tựu văn minh đó: Phản ánh trình độ tư duy cao của người dân Ấn Độ ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác, các công trình kiến trúc vừa thể hiện ảnh hưởng tôn giáo tới nghệ thuật, vừa thể hiện trình độ phát triển cao của con người. Nhiều thành tựu nghệ thuật Ấn Độ đã trở thành di sản văn hóa có giá trị lớn của nhân loại.
Những thành tựu cơ bản:
- Máy tính điện tử
- Internet
- Công nghệ thông tin phát triển mang tính bùng nổ phạm vi toàn cầu. Máy vi tính được sử dụng khắp mọi nơi hình thành mạng thông tin toàn cầu .
- Thiết bị điện tử làm tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, cải thiện điều kiện làm việc.
- Thành tựu trên các lĩnh vực: vật liệu mới, chinh phục vũ trụ, giao thông vận tải, thông tin liên lạc,sử dụng nguồn năng lượng mới, công nghệ sinh học,…
Thành tựu tiêu biểu nhất là sáng chế ra máy tính:
Máy tính điện tử ra đời lần đầu tiên vào năm 1946 ở Mỹ, chạy bằng điện tử chân không. Máy tính ENIAC (Electronic Numerical Integrator And Computer) là công trình khoa học của giáo sư Mô-sờ-ly và học trò, được dựng bản thiết kế năm 1943, hoàn thành năm 1946. Đây là chiếc máy tính với kích thước khổng lồ chiều dài 20m.Máy tính có khả năng tính 5.000 phép toán cộng trong một giây.
Yêu cầu số 1: Các thành tựu văn minh tiêu biểu của Ai Cập cổ đại
- Các thành tựu tiêu biểu:
+ Chữ viết: người Ai Cập cổ đại sáng tạo ra chữ tượng hình, chữ được viết trên giấy làm từ vỏ cây Pa-pi-rút.
+ Toán học: phát minh ra phép đểm lấy số 10 làm sơ sở; giỏi về hinh học; tính được số Pi bằng 3,16.
+ Về kiến trúc và điêu khắc: cư dân Ai Cập cổ đại đã xây dựng những công trình kiến trúc, điêu khắc đồ sộ, như kim tự tháp, tượng Nhân sự,...
+ Ngoài ra, cư dân Ai Cập cổ đại còn có nhiều thành tựu văn minh trên các lĩnh vực khác, như: Lịch pháp, Thiên văn học, Văn học, Y học
- Giới thiệu về Tượng nhân sư canh giữ Kim tự tháp Kê-ốp:
+ Tượng Nhân sư khổng lồ được làm bằng đá vôi, tạc hình dáng đầu người, thân sư tử nằm trong tư thế phủ phục canh gác cho Kim tự tháp kê-ốp, trên cao nguyên Giza, bờ Tây sông Nin của Ai Cập.
+ Đây là bức tượng nguyên khối lớn nhất thế giới, dài 73,5 mét và cao 20,22 m.
+ Theo quan niệm của người Ai Cập, tượng nhân sư (có phần đầu là nam giới, phần thân là sư tử) tượng trưng cho trí tuệ và sức mạnh.
=> Tượng Nhân sư đã cho thấy sự tinh tế, bài tay tài hoa và sự miệt mài sáng tạo nghệ thuật của của người Ai Cập cổ đại.
Yêu cầu số 2: Ý nghĩa những thành tựu văn minh:
- Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
- Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Ai Cập cổ đại.
- Nhiều thành tựu văn minh của Ai Cập cổ đại đã đóng góp cho sự phát triển của các lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và vẫn được sử dụng cho tới hiện nay. Ví dụ: phép đếm lấy số 10 làm cơ sở…
- Thành tựu tiêu biểu về đời sống tinh thần:
+ Sử dụng chữ viết từ sớm; các loại văn tự có loại giống chữ Hán, chữ Phạn.
+ Cư dân Phủ Nam có tư duy thẩm mĩ phát triển ở trình độ khá cao, thể hiện qua kĩ thuật chế tác đồ trang sức, kĩ thuật dệt vải, làm gốm, điêu khắc, kiến trúc.
+ Về tin ngưỡng và tôn giáo: có tín ngưỡng sùng bái núi thiêng và nàng công chúa rắn; tiếp thu Hin-đu giáo và Phật giáo từ Ấn Độ…
Thành tựu tiêu biểu về giáo dục của Đại Việt
- Về hệ thống giáo dục:
+ Năm 1070, nhà Lý cho dựng Văn Miếu, tạc tượng Chu Công, Khổng Tử. Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài, Năm 1076, vua Lý cho mở Quốc Tử Giám để dạy học cho hoàng tử, công chúa.
+ Từ thời Trần, triều đình lập Quốc học viện cho con em quan lại học tập. Các lớp học tư nhân ở các làng xã cũng được mở ra.
+ Từ thời Lê sơ, hệ thống trường học mở rộng trên cả nước; nhà nước tăng cường khuyến khích nhân dân học tập, tiêu biểu như việc ban Chiểu khuyến học thời Tây Sơn.
- Về phương thức thi cử, tuyển chọn quan lại:
+ Nhà nước chính quy hoá việc thi cử để tuyển chọn người tài
+ Thể lệ thi cử được quy định chặt chẽ, các kì thi được tổ chức chính quy, hệ thống (thi Hương, thi Hội, thi Đình)
* Thành tựu cơ bản:
- Sáng chế và cải tiến máy hơi nước: Giêm Oát kế thừa thành quả nghiên cứu trước, cải tiến máy hơi nước từ sức nước thành máy hơi nước đơn hướng thành song hướng. Máy hơi nước của Giêm Oát được phổ biến ở Anh.
- Sáng chế động cơ đốt trong: Với sự ra đời và cải tiến không ngừng, động cơ đốt trong thúc đẩy sản xuất cơ giới hóa ( từ thủ công sang áp dụng khoa học kỹ thuật), nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Lĩnh vực giao thông vận tải: Đầu thế kỷ 20, xuất hiện đầu máy tàu thủy hơi nước và xe lửa hơi nước. Đến năm 1814, G.Xti-phen-xơn sáng chế đầu máy xe lửa. Năm 1825, đoạn đường sắt đầu tiên trên thế giới được khánh thành ở Anh.
* Thành tựu có vai trò quan trọng nhất:
Thành tựu sáng chế ra máy hơi nước của Giêm-Oát là thành tựu quan trọng nhất. Vì đến đầu thế kỷ XIX, việc sử dụng máy hơi nước trở nên phổ biến.Các nhà máy không cần xây dựng gần bờ sông, xa khu dân cư và mùa đông nước đóng băng tạo điều kiện khó khăn cho quá trình sản xuất.Đây được coi là sự khởi đầu của quá trình công nghiệp hóa.
Thành tựu văn hóa Phục hưng là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử châu Âu, diễn ra từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17. Đây là thời kỳ mà nghệ thuật, văn hóa và kiến trúc châu Âu đã trải qua một cuộc cách mạng lớn, đánh dấu sự phục hưng sau thời kỳ Trung Cổ.
Một tài liệu hay nhất để sưu tầm về thành tựu văn hóa Phục hưng là cuốn sách "The Renaissance: A Short History" của Paul Johnson. Cuốn sách này cung cấp một cái nhìn tổng quan về thời kỳ Phục hưng, giải thích về các yếu tố chính như sự phát triển của nghệ thuật, văn hóa, triết học và khoa học trong thời kỳ này.
Tư liệu này có ý nghĩa quan trọng vì nó giúp người đọc hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và ảnh hưởng của thành tựu văn hóa Phục hưng. Nó giúp ta nhận thức được sự thay đổi lớn trong tư duy và quan niệm xã hội trong thời kỳ này, từ việc khám phá lại di sản cổ đại, sự phát triển của nghệ thuật và văn hóa, cho đến sự tiến bộ trong khoa học và triết học.
Đọc và nghiên cứu tư liệu này sẽ giúp ta có cái nhìn tổng quan về thành tựu văn hóa Phục hưng và hiểu rõ hơn về sự phát triển của châu Âu trong giai đoạn quan trọng này.
Phải không ta?
- Thành tựu thủ công nghiệp:
+ Thủ công nghiệp truyền thống tiếp tục duy trì và phát triển ở các địa phương với nhiều ngành nghề (dệt lụa, làm đồ gốm, đồ trang sức, rèn sắt, đúc động, làm giây, nhuộm,...).
+ Nhiều nghề khác xuất hiện, như làm tranh sơn mài, làm giấy, khắc bản in,…
+ Thế kỉ XVI - XVII, đã xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng cả nước, như: dệt La Khê, gốm Bát Tràng (Hà Nội), gốm Chu Đậu (Hải Dương),... với sản phẩm phong phú, đa dạng và tinh xảo
+ Thủ công nghiệp nhà nước do triều đình trực tiếp quản lý được chú trọng. Cục Bạch tác và các quan xưởng tại Thăng Long là nơi sản xuất đồ dùng phục vụ nhà nước, vua, quan trong triều đình. Các hoạt động sản xuất chủ yếu là đúc tiền kim loại, đóng thuyền lớn, sản xuất vũ khí cho quân đội,...
- Tác động: sự phát triển của thủ công nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nước, vừa tạo ra được những mặt hàng quan trọng để trao đổi với thương nhân nước ngoài.
Sơ đồ tư duy văn minh Hy Lạp và La Mã thời cổ đại:
Sơ đồ tư duy văn minh thời Phục hưng
- Những thành tựu của văn minh Phục hưng:
+ Về văn học: đạt được nhiều thành tựu lớn, tiêu biểu là các tác phẩm Thần khúc, Đôn-ki-hô-tê,...
+ Về triết học: kịch liệt phê phán triết học duy tâm, lên án chế độ phong kiến, đề cao tri thức, lí trí con người. Đại diện là Mông-ten-nhơ, La Ra-mê,... Về khoa học: tiêu biểu là Cô-péc-nich, Bru-nô,...
+ Về nghệ thuật: bức họa nàng Mô-na-li-sa, Bữa ăn tối cuối cùng,....
- Ý nghĩa của những thành tựu văn minh: Tất cả những thành tựu đạt được của văn minh thời Phục hưng là một bước tiến lớn trong lịch sử văn minh ở Tây Âu. Đó là tinh thần nhân văn và tiến bộ trong tư tưởng và văn học, là sự sáng tạo và phát minh trong khoa học với những ý tưởng đi trước thời đại, là chủ nghĩa hiện thực trong nghệ thuật. Nền văn minh này là cầu nối từ văn hóa phong kiến sang văn hóa tư sản. Đó vừa là cơ sở, vừa là giai đoạn khởi đầu của văn minh Tây Âu thời cận đại.