Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Ngoại lực
- Khái niệm: Là lực diễn ra trên bề mặt Trái Đất như tác động của gió, mưa, nước chảy, sóng biển, băng, sinh vật và con người.
- Nguyên nhân sinh ra: chủ yếu do nguồn năng lượng bức xạ mặt trời.
* Tác động của quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất
- Quá trình phong hóa (3 quá trình):
+ Phong hóa vật lí: làm thay đổi kích thước của đá (không thay đổi về thành phần hóa học) do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước.
Ví dụ: Ở hoang mạc, do sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ban ngày và ban đêm (Các khoáng vật tạo đá có khả năng dãn nở khi nhiệt độ cao và co lại khi nhiệt độ thấp) => Đá bị vỡ vụn tạo thành cát.
+ Phong hóa hóa học: làm biến đổi thành phần và tính chất hóa học của đá và khoáng do tác động của nước, các chất hòa tan trong nước.
Ví dụ: Các dạng địa hình karst trong động Phong Nha – Quảng Bình là kết quả của sự hòa tan đá vôi do nước.
+ Phong hóa sinh học: làm thay đổi cả về kích thước và thành phần hóa học của đá, do tác động của sinh vật.
Ví dụ: Rễ cây bám vào đá khiến cho các lớp đá bị rạn nứt, làm thay đổi thành phần hóa học của đá.
- Quá trình bóc mòn: làm dời chuyển các sản phẩm phong hóa ra khỏi vị trí ban đầu, dưới tác động của nước chảy, sóng biển, gió, băng hà,…
+ Xâm thực (do nước chảy)
Ví dụ: Các dòng chảy tạm thời ở miền núi khiến địa hình bị xâm thực.
+ Mài mòn (do sóng biển và băng hà)
Ví dụ: Sóng vỗ vào vách biển hình thành dạng địa hình hàm ếch.
+ Thổi mòn (do gió)
Ví dụ: Các nấm đá ở sa mạc hình thành do gió thổi.
- Quá trình vận chuyển và bồi tụ: vận chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác (vận chuyển), sau đó tích tụ tạo thành dạng địa hình mới (bồi tụ).
Ví dụ: Khi mưa, các vật liệu dạng hòa tan, lơ lửng (phù sa) từ miền núi theo dòng nước chảy xuống thấp bồi tụ cho các đồng bằng.
Núi lửa đã ngưng hoạt động Chư Đăng Ya, Gia Lai, Việt Nam
Núi Chư Đăng Ya
Núi Chư Đăng Ya thuộc địa phận xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, cách trung tâm thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) khoảng 30km về hướng đông bắc, cách điểm du lịch Biển Hồ 20 km.
Chư Đăng Ya là một ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động hàng triệu năm, miệng núi lửa có hình phễu, cao khoảng 500m so với mực nước biển. Núi lửa Chư Đăng Ya nằm ẩn mình giữa rừng xanh đại ngàn hùng vĩ.
Đến với Chư Đăng Ya, du khách có thể chiêm ngưỡng sự thay đổi của những sắc màu rực rỡ theo từng mùa. Vào mùa khô, núi lửa Chư Đăng Ya được phủ kín màu vàng rực của hàng vạn bông dã quỳ đua nhau khoe sắc. Đặc biệt, vào tháng 11 là thời điểm hàng trăm ngàn bông hoa dã quỳ đua nhau khoe sắc, phủ vàng trên khắp các nẻo đường và đồi núi.
- Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ trụ, trước hết là Mặt Trời.
- Các tầng khí quyển:
+ Tầng đối lưu: từ 0 km đến 8 – 15 km.
+ Tầng bình lưu: từ 8 – 15 km đến 51 – 55 km.
+ Tầng giữa: từ 51 – 55 km đến 80 – 85 km.
+ Tầng nhiệt: 80 – 85 km đến 800 km.
+ Tầng khuếch tán: trên 800 km.
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí:
- Khái niệm: Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.
- Biểu hiện:
+ Trong vỏ địa lí, bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần tác động và phụ thuộc lẫn nhau.
+ Nếu 1 thành phần thay đổi => sự thay đổi các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Có thể dự báo trước về sự thay đổi các thành phần tự nhiên khi sử dụng chúng.
+ Cần nghiên cứu tỉ mỉ, chính xác tất cả các đặc điểm địa lí của mọi lãnh thổ trước khi sử dụng, khai thác.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 1 (Quy luật địa đới).
Lời giải chi tiết:
- Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và các cảnh quan theo vĩ độ (từ Xích đạo về cực).
- Biểu hiện:
+ Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất: phụ thuộc lượng bức xạ mặt trời.
+ Sự phân bố các đai khí áp và gió trên Trái Đất: các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ nhau qua đai áp thấp xích đạo.
+ Các đới khí hậu trên Trái Đất: sự phân hóa theo vĩ độ, hình thành 7 đới khí hậu từ Xích đạo về 2 cực.
+ Sự hình thành các đới đất và các đới thực vật trên Trái Đất.
- Ý nghĩa: Có tầm quan trọng đặc biệt với đời sống và sản xuất.
- Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và các cảnh quan theo vĩ độ (từ Xích đạo về cực).
- Biểu hiện:
+ Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất: phụ thuộc lượng bức xạ mặt trời.
+ Sự phân bố các đai khí áp và gió trên Trái Đất: các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ nhau qua đai áp thấp xích đạo.
+ Các đới khí hậu trên Trái Đất: sự phân hóa theo vĩ độ, hình thành 7 đới khí hậu từ Xích đạo về 2 cực.
+ Sự hình thành các đới đất và các đới thực vật trên Trái Đất.
- Ý nghĩa: Có tầm quan trọng đặc biệt với đời sống và sản xuất.
- Khái niệm: Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
- Nguyên nhân hình thành sóng biển: chủ yếu do gió. Ngoài ra, hiện tượng sóng thần do động đất ở ngoài biển và đại dương gây ra.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 2 (Quy luật phi địa đới).
Lời giải chi tiết:
Quy luật phi địa đới:
- Khái niệm: Là quy luật phân bố của các thành phần địa lí và các cảnh quan không phụ thuộc vào sự phân bố của bức xạ mặt trời (địa đới).
- Biểu hiện: Sự phân hóa địa ô và sự hình thành các vành đai theo vĩ độ.
Quy luật địa ô:
+ Khái niệm: là sự phân hóa theo kinh độ của các thành phần tự nhiên tùy theo mức độ xa bờ đại dương tới trung tâm lục địa.
+ Nguyên nhân: ảnh hưởng của biển không đồng nhất và địa hình.
+ Biểu hiện: sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ.
Quy luật đai cao:
+ Khái niệm: là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo độ cao địa hình.
+ Nguyên nhân: nhiệt độ giảm theo độ cao, sự thay đổi lượng mưa và độ ẩm.
+ Biểu hiện: sự phân bố các vành đai đất, thực vật theo độ cao.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Tác động đến sự phân bố nhiệt, ẩm trên Trái Đất và quyết định thành phần khoáng của đất, nước, các chất hữu cơ,…
+ Làm đa dạng, phong phú các đới thiên nhiên => phát triển kinh tế - xã hội (đặc biệt là nông nghiệp).
- Khái niệm: Quy luật phi địa đới là quy luật về sự phân bố của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ và theo độ cao.
- Biểu hiện:
+ Theo kinh độ (quy luật địa ô):
Là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ.
Sự phân bố lục địa và đại dương => khí hậu và một số thành phần tự nhiên (nhất là thực vật) thay đổi từ đông sang tây.
+ Theo đai cao (quy luật đai cao):
Là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo độ cao địa hình.
Sự thay đổi nhiệt ẩm theo độ cao ở miền núi kéo theo sự phân bố các vành đai thực vật và nhóm đất theo độ cao địa hình.
- Ý nghĩa thực tiễn: Quy luật đai cao cho phép xác định được các định hướng chung và biện pháp cụ thể để ứng xử với tự nhiên một cách hợp lí trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống hằng ngày.
- Ví dụ minh họa: Gần biển có tính chất đại dương rõ rệt, càng vào sâu trong lục địa thì tính chất lục địa càng tăng.
* Nội dung thuyết kiến tạo mảng
- Thuyết kiến tạo mảng ra đời vào những năm 60 của thế kỉ XX trên cơ sở thuyết “Lục địa trôi” của nhà bác học người Đức A.Về-ghe-ne (Alfred Wegener).
- Dựa vào sự ăn khớp về hình thái bờ biển, địa chất và di tích hóa thạch ở bờ các lục địa, ông cho rằng đại Cổ sinh, trên Trái Đất chỉ có một lục địa thống nhất, sau đó bị tách thành nhiều bộ phận rồi trôi dạt tạo nên các lục địa và đại dương ngày nay.
- Theo thuyết kiến tạo mảng, vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành đã bị gãy vỡ, tách ra thành những mảng cũng gọi là mảng kiến tạo.
* Các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển: Mảng Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Âu - Á, châu Phi, Nam Cực, Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a và Thái Bình Dương.
* Giải thích các mảng kiến tạo có thể di chuyển: Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp man-ti và dịch chuyển trên lớp này do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng man-ti trên. Trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể tách rời nhau hoặc xô vào nhau.
- Khái niệm: Nội lực là lực sinh ra trong lòng Trái Đất, liên quan tới nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.
Nội lực được sinh ra do nhiều yếu tố:
+ Trái Đất tự quay quanh trục
+ Sự phân hủy các chất phóng xạ
+ Các phản ứng hóa học tỏa nhiệt
+ Sự sắp xếp vật chất theo tỉ trọng,…
- Các dạng địa hình được hình thành chủ yếu do tác động của nội lực là: các châu lục, các dãy núi cao,…