Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
1.
- Tên một số đảo: đảo Cát Bà (Hải Phòng), đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), đảo Phú Quốc (Kiên Giang ), đảo Phú Quý (Bình Thuận ),…
- Tên một số quần đảo: quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa), quần đảo Thổ Chu (Kiên Giang),…
2.
Đặc điểm
- Địa hình ven biển rất đa dạng, bao gồm: các dạng bờ biển bồi tụ, bờ biển mài mòn, vịnh cửa sông, bãi cát phẳng, đầm, phá, đảo ven bờ,...
- Địa hình thềm lục địa có sự tiếp nối với địa hình trên đất liền. Vùng thềm lục địa rộng, bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung.
- Đáy biển có nhiều khối núi ngầm.
- Địa hình đảo và quần đảo:
+ Việt Nam có hàng nghìn đảo. Ba đảo lớn nhất nước ta là: đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Cát Bà (Hải Phòng) và Cái Bầu (Quảng Ninh), còn lại chủ yếu là đảo nhỏ. Hệ thống đảo ven bờ tập trung chủ yếu ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa.
+ Việt Nam có hai quần đảo xa bờ là: Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hoà).
+ Các đảo và quần đảo đóng vai trò quan trọng về kinh tế - chính trị và an ninh quốc phòng.
Tham khảo
1.
2.
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước:
+ Việt Nam có 2360 con sông có chiều dài dài trên 10km.
+ 93% các sông nhỏ và ngắn. Một số sông lớn là: sông Hồng, sông Mê Công,…
- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam (sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà,...) và hướng vòng cung (sông Thương, sông Lục Nam,…); một số sông chảy theo hướng tây - đông.
- Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta có hai mùa rất rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Trung bình lượng nước trong mùa lũ chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm.
- Sông ngòi nước ta có nhiều nước (hơn 800 tỉ m3/ năm) và lượng phù sa khá lớn (khoảng 200 triệu tấn/năm).
Tham khảo
*Một số hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo nước ta:
- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
- Khai thác tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ và khí tự nhiên,…)
- Phát triển nghề sản xuất muối.
- Phát triển hoạt động du lịch biển.
- Xây dựng các cảng nước sâu.
- Khai thác năng lượng điện gió, điện thủy triều.
*Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế vùng biển
- Thuận lợi:
+ Tài nguyên biển đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế biển.
+ Vùng biển nước ta dễ tiếp cận với các tuyến hàng hải quan trọng trong khu vực, dọc bờ biển có nhiều vịnh kín để xây dựng các cảng nước sâu,… đây là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.
+ Các hoạt động kinh tế biển góp phần quan trọng cung cấp thực phẩm, năng lượng và nguyên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
- Khó khăn:
+ Vùng biển nước ta có nhiều thiên tai và hiện tượng thời tiết bất lợi: bão, nước dâng, sóng lớn, xói lở bờ biển,... gây thiệt hại về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển.
+ Ở một số nơi, tài nguyên thiên nhiên có dấu hiệu suy giảm, ảnh hưởng đến môi trường và phát triển bền vững.
tham khảo
* Yêu cầu số 1: Một số hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo nước ta:
- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
- Khai thác tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ và khí tự nhiên,…)
- Phát triển nghề sản xuất muối.
- Phát triển hoạt động du lịch biển.
- Xây dựng các cảng nước sâu.
- Khai thác năng lượng điện gió, điện thủy triều.
* Yêu cầu số 2: Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế vùng biển
- Thuận lợi:
+ Tài nguyên biển đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế biển.
+ Vùng biển nước ta dễ tiếp cận với các tuyến hàng hải quan trọng trong khu vực, dọc bờ biển có nhiều vịnh kín để xây dựng các cảng nước sâu,… đây là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.
+ Các hoạt động kinh tế biển góp phần quan trọng cung cấp thực phẩm, năng lượng và nguyên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
- Khó khăn:
+ Vùng biển nước ta có nhiều thiên tai và hiện tượng thời tiết bất lợi: bão, nước dâng, sóng lớn, xói lở bờ biển,... gây thiệt hại về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển.
+ Ở một số nơi, tài nguyên thiên nhiên có dấu hiệu suy giảm, ảnh hưởng đến môi trường và phát triển bền vững.
Tham khảo
Những hành động khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa của nhà nước Việt Nam qua các thời kì lịch sử:
- Giai đoạn từ thế kỉ XV - XIX:
+ Thế kỉ XV - XVI: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) của thừa tuyên Quảng Nam, sau là phủ Quảng Ngãi rồi tỉnh Quảng Ngãi.
+ Năm 1635, Chúa Nguyễn thành lập hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải để khai thác Hoàng Sa, Trường Sa và các đảo thuộc Biển Đông.
+ Năm 1786, triều Tây Sơn tiếp tục duy trì đội Hoàng Sa, sai Hội Đức Hầu chỉ huy đội Hoàng Sa dẫn 4 thuyền ra Hoàng Sa khảo sát và khai thác mang về kinh đô dâng nộp theo lệ.
+ Năm 1815, vua Gia Long cử Phạm Quang Ảnh dẫn đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để khảo sát và đo đạc đường biển.
+ Năm 1916, vua Gia Long lệnh cho thuỷ quân cùng đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa để khảo sát và đo đạc đường biển.
+ Năm 1833, vua Minh Mạng chỉ thị cho bộ Công dựng miếu, lập bia, trồng nhiều cây cối trên quần đảo Hoàng Sa.
+ Năm 1834, vua Minh Mạng cử đội trưởng giám thành Trương Phúc Sĩ cùng thuỷ quân hơn 20 người ra Hoàng Sa vẽ bản đồ.
+ Năm 1835, vua Minh Mạng sai cai đội thuỷ quân Phạm Văn Nguyên đem lính và thợ giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Nghĩa, Bình Định, chuyên chở vật liệu đến Hoàng Sa dựng miếu. Bên trái miếu dựng bia đá, phía trước miếu xây bình phong.
+ Năm 1836, chuẩn y lời tâu của bộ Công, vua Minh Mạng sai suất đội thuỷ quân Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền ra Hoàng Sa đo đạc, vẽ bản đồ.
- Giai đoạn từ thế kỉ XIX - hiện nay:
+ Khi thiết lập chế độ bảo hộ đối với Việt Nam (1884), chính quyền thực dân Pháp đã tiếp tục thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
+ Năm 1956, quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội Quốc gia Việt Nam, về sau là Việt Nam Cộng hoà, đã tiếp quản và khẳng định quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
+ Sau khi nước Việt Nam thống nhất (1975), Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lí toàn bộ lãnh thổ đất nước, trong đó, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Chính phủ Việt Nam thành lập huyện đảo Hoàng Sa (trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) và huyện đảo Trường Sa (trực thuộc tỉnh Đồng Nai).
+ Hiện nay, huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. Năm 2007, thị trấn Trường Sa cùng hai xã đảo Song Tử Tây và Sinh Tồn được thành lập, trực thuộc huyện đảo Trường Sa.
- Cùng với quá trình xác lập chủ quyền, Nhà nước Việt Nam kiên quyết bảo vệ, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quyền, lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
Tham khảo
- Giai đoạn từ thế kỉ XV - XIX:
+ Thế kỉ XV - XVI: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) của thừa tuyên Quảng Nam, sau là phủ Quảng Ngãi rồi tỉnh Quảng Ngãi.
+ Năm 1635, Chúa Nguyễn thành lập hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải để khai thác Hoàng Sa, Trường Sa và các đảo thuộc Biển Đông.
+ Năm 1786, triều Tây Sơn tiếp tục duy trì đội Hoàng Sa, sai Hội Đức Hầu chỉ huy đội Hoàng Sa dẫn 4 thuyền ra Hoàng Sa khảo sát và khai thác mang về kinh đô dâng nộp theo lệ.
+ Năm 1815, vua Gia Long cử Phạm Quang Ảnh dẫn đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để khảo sát và đo đạc đường biển.
+ Năm 1916, vua Gia Long lệnh cho thuỷ quân cùng đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa để khảo sát và đo đạc đường biển.
+ Năm 1833, vua Minh Mạng chỉ thị cho bộ Công dựng miếu, lập bia, trồng nhiều cây cối trên quần đảo Hoàng Sa.
+ Năm 1834, vua Minh Mạng cử đội trưởng giám thành Trương Phúc Sĩ cùng thuỷ quân hơn 20 người ra Hoàng Sa vẽ bản đồ.
+ Năm 1835, vua Minh Mạng sai cai đội thuỷ quân Phạm Văn Nguyên đem lính và thợ giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Nghĩa, Bình Định, chuyên chở vật liệu đến Hoàng Sa dựng miếu. Bên trái miếu dựng bia đá, phía trước miếu xây bình phong.
+ Năm 1836, chuẩn y lời tâu của bộ Công, vua Minh Mạng sai suất đội thuỷ quân Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền ra Hoàng Sa đo đạc, vẽ bản đồ.
- Giai đoạn từ thế kỉ XIX - hiện nay:
+ Khi thiết lập chế độ bảo hộ đối với Việt Nam (1884), chính quyền thực dân Pháp đã tiếp tục thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
+ Năm 1956, quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội Quốc gia Việt Nam, về sau là Việt Nam Cộng hoà, đã tiếp quản và khẳng định quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
+ Sau khi nước Việt Nam thống nhất (1975), Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lí toàn bộ lãnh thổ đất nước, trong đó, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Chính phủ Việt Nam thành lập huyện đảo Hoàng Sa (trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) và huyện đảo Trường Sa (trực thuộc tỉnh Đồng Nai).
+ Hiện nay, huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. Năm 2007, thị trấn Trường Sa cùng hai xã đảo Song Tử Tây và Sinh Tồn được thành lập, trực thuộc huyện đảo Trường Sa.
- Cùng với quá trình xác lập chủ quyền, Nhà nước Việt Nam kiên quyết bảo vệ, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quyền, lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
- Đối với khí hậu:
+ Vị trí địa lí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, trong khu vực hoạt động của Tín phong và gió mùa châu Á, lại tiếp giáp với Biển Đông nên khí hậu thể hiện rõ tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa; với nhiệt độ trung bình năm cao, lượng mưa và độ ẩm lớn, trong năm có hai mùa gió (gió mùa hạ và gió mùa đông).
+ Hoạt động của các khối khí và bức chắn địa hình còn làm cho khí hậu nước ta phân hoá từ bắc xuống nam và từ đông sang tây.
+ Tuy nhiên, vị trí địa lí cũng làm cho nước ta chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai và biến đổi khí hậu như: bão, lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng,…
- Đối với sinh vật:
+ Do vị trí địa lí nằm trên đường di lưu và di cư của sinh vật nên Việt Nam có tài nguyên sinh vật rất phong phú, đa dạng.
+ Ngoài sinh vật nhiệt đới, nước ta còn có cả các loài sinh vật cận nhiệt đới và ôn đới.
- Đối với khoáng sản: Do vị trí địa lí nằm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng với nhiều loại như: than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, đồng, bô-xít, a-pa-tít, đá vôi, sét, cao lanh,...
tham khảo
Vị trí địa lí và phạm vị lãnh thổ là nhân tố quan trọng làm cho thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hoá đa dạng. Đặc điểm này được thể hiện rất rõ qua các thành phần tự nhiên:
Khí hậu: do nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, lại tiếp giáp với Biển Đông => khí hậu có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Đặc điểm lãnh thổ kết hợp với hoạt động của các khối khí và bức chắn địa hình còn làm cho khí hậu nước ta phân hoá từ bắc xuống nam và từ đông sang tây. Chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai, biến đổi khí hậu.
Sinh vật: Do vị trí địa lí năm trên đường di lưu và di cư của sinh vật => tài nguyên sinh vật rất phong phú. đa dạng: sinh vật nhiệt đới, sinh vật cận nhiệt đới và ôn đới.
Khoáng sản: Do vị trí địa lí năm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải => nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng: than, dầu mỏ. khí tự nhiên, sắt, dòng, bô-xit, a-pa-tit, đá vôi. sét. cao lanh....
Tham khảo
- Phạm vi
+ Biển Đông nằm ở rìa tây Thái Bình Dương, trải rộng từ vĩ độ 30 N đến vĩ độ 260 Bắc và từ kinh độ 1000 đến 1210 Đông.
+ Biển Đông có diện tích khoảng 3447 nghìn km2 (là biển lớn thứ 3 trong các biển trên thế giới).
+ Biển Đông có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.
- Các nước có chung Biển Đông với Việt Nam là:
+ Trung Quốc, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xia, Bờ-ru-nây, Ma-lay-xia, Xing-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia.
+ Vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam là: Đài Loan.
- Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông, có diện tích khoảng 1 triệu km2
Tham khảo
- Biển Đông có diện tích khoảng 3,447 triệu km2, là biển lớn thứ hai của Thái Bình Dương và lớn thứ ba thế giới, nằm trong khoảng từ vĩ độ 3°N đến vĩ độ 26°B và từ kinh độ 100°Đ đến kinh độ 121°Đ.
- Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 trên Biển Đông, bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
- Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo bao gồm các yếu tố về: địa hình, khí hậu, hải văn, sinh vật và khoáng sản.
Đọc thông tin và quan sát hình 11.1, hãy xác định phạm vi, vị trí của vùng biển và hải đảo Việt Nam.
Tham khảo
♦ Phạm vi:
- Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2, là một phần của Biển Đông.
- Theo Luật biển Việt Nam năm 2012 (phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982), vùng biển Việt Nam bao gồm 5 bộ phận là: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
♦ Vị trí:
- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.
- Các đảo và quần đảo phân bố rộng khắp trên vùng biển nước ta.
+ Các đảo và quần đảo gần bờ tập trung nhiều ở vùng biển đông bắc (tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng) và vùng biển tây nam (tỉnh Kiên Giang).
+ Hai quần đảo xa bờ là quần đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) nằm giữa Biển Đông.
- Vùng biển và hải đảo Việt Nam còn có vị trí chiến lược do nằm trên đường hàng hải và hàng không quốc tế hoạt động rất nhộn nhịp, nối liền các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, châu Á và các châu lục khác.
- Vùng biển và hải đảo nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giữa các vùng lãnh thổ trong nước, cho việc giao thương mở đường ra Biển Đông của một số nước và khu vực xung quanh.
Tham khảo
1.
- Trên đất liền:
+ Phía Bắc giáp Trung Quốc.
+ Phía Tây giáp Lào, Campuchia.
- Trên biển: vùng biển Việt Nam giáp với các nước như: Trung Quốc, Philippin, Brunây, Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia.
2.
- Vùng đất liền của Việt Nam gồm toàn bộ phần đất liền và các đảo, quần đảo đảo trên Biển Đông
+ Tổng diện tích lãnh thổ là 331.212 km².
+ Biên giới trên đất liền dài hơn 4600 km, phần lớn nằm ở khu vực miền núi: Phía Bắc giáp Trung Quốc (dài hơn 1400 km); phía Tây giáp Lào (gần 2100 km); phía Tây Nam giáp Campuchia (hơn 1100 km).
+ Vùng biển Việt Nam có hàng nghìn hòn đảo lớn, nhỏ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa) thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Lãnh thổ nước ta là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời.
-Vùng đất: có diện tích 331 212 km2, bao gồm toàn bộ phần đất liền và hải đảo; Biên giới trên đất liền giáp với Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia; Đường bờ biển dài khoảng 3 260 km, từ thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) đến thành phố Hà Tiên (Kiên Giang).
-Vùng biển: thuộc Biển Đông, có diện tích khoảng 1 triệu km2, gồm 5 bộ phận: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
-Vùng trời: khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta, bao gồm không gian trên đất liền, mở rộng đến hết ranh giới ngoài của lãnh hải và không gian trên các đảo, quần đảo.
Một số đảo và quần đảo của nước ta: Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quốc, Cá Bà, Cái Bầu, Cô Tô,...
Tham khảo
♦ Yêu cầu số 1: Lãnh thổ Việt Nam thống nhất và toàn vẹn, bao gồm ba bộ phận: vùng đất, vùng biển và vùng trời.
- Vùng đất: bao gồm toàn bộ phần đất liền, đảo và quần đảo có tổng diện tích là khoảng 331344 km2 (theo Niên giám Thống kê năm 2021).
+ Đường biên giới trên đất liền có tổng chiều dài là 5000 km, tiếp giáp với ba quốc gia: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
+ Đường bờ biển nước ta kéo dài 3260 km, từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).
- Vùng biển:
+ Vùng biển của Việt Nam thuộc Biển Đông, có tổng diện tích là 1 triệu km2
+ Trong vùng biển Việt Nam có hàng nghìn đảo, quần đảo; trong đó có hai quần đảo lớn, xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.
- Vùng trời rộng lớn bao trùm lên trên lãnh thổ, bao gồm không gian trên đất liền, mở rộng đến hết ranh giới ngoài của lãnh hải và không gian trên các đảo, quần đảo.
♦ Yêu cầu số 2: Kể tên một số đảo và quần đảo:
- Quần đảo: Quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng); quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa); quần đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu),…
- Đảo: đảo Phú Quý; đảo Cát Bà; đảo Lí Sơn; đảo Cồn Cỏ; đảo Bạch Long Vĩ,…