Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhận xét của em:
1. Giúp đỡ bạn trong học tập thể hiện sự quan tâm đến bạn.
2. Phá đám khi bạn đang chơi thể hiện thái độ vô duyên, nghịch ngợm không nghĩ cho bạn bè.
3. Cho bạn mượn đồ dùng học tập khi bạn thiếu thể hiện sự thân thiện, quan tâm tới bạn.
4. Không cho bạn chơi cùng thể hiện sự tầy chay, ích kỷ không hoà đồng với tất cả bạn bè.
5. Đỡ bạn khi bạn ngã thể hiện sự quan tâm tới bạn của mình.
6. Trêu chọc bạn thể hiện sự nghịch ngợm, vô duyên không quan tâm tới bạn bè.
- Mẹ của Nam vui vẻ tha lỗi vì Nam đã nói thật với mẹ về lí do đi về muộn, xin lỗi mẹ và hứa sẽ không vi phạm lần sau nữa còn bố Huy lại tức giận vì Huy đã nói dối bố, không dám nhận lỗi
- Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ mang lại:
+ Được mọi người tin tưởng, yêu quý
+ Rèn luyện được tính thật thà
- Nếu không biết nhận lỗi và sửa lỗi thì sẽ không được mọi người tin tưởng, yêu quý, trở thành một người dối trá,...
Trong tình huống này, em sẽ khuyên Bin như sau:
- Bin đã làm thiệp sinh nhật trước (dù việc này chưa gấp), do vậy không kịp làm bài tập (là việc quan trọng hơn).
- Bin chưa biết sắp xếp công việc và sử dụng thời gian hợp lí.
- Bin nên vẽ xong tranh dự thi trước để kịp nộp cho thầy; việc làm thiệp sinh nhật tặng Cốm nên thực hiện sau khi vẽ tranh dự thi hoặc làm vào hôm sau.
Trong tình huống này, em sẽ khuyên Bin như sau:
- Bin đã làm thiệp sinh nhật trước (dù việc này chưa gấp), do vậy không kịp làm bài tập (là việc quan trọng hơn).
- Bin chưa biết sắp xếp công việc và sử dụng thời gian hợp lí.
- Bin nên vẽ xong tranh dự thi trước để kịp nộp cho thầy; việc làm thiệp sinh nhật tặng Cốm nên thực hiện sau khi vẽ tranh dự thi hoặc làm vào hôm sau.
- Tin và Bin đã làm vỡ chậu cây nhưng khi cô giáo hỏi Tin và Bin thì lại bảo không biết. Tin và Bin không biết nhận lỗi và sửa lỗi. Nếu là Tin và Bin, chúng em sẽ nói cô giáo là do chúng em làm vỡ chậu cây, xin lỗi cô và hứa với cô lần sau chúng em sẽ không tái phạm nữa
a. Mèo con đã gặp phải một người lạ nguy hiểm khi đang chơi một mình ở trước sân nhà. Người lạ đã giả vờ bị mệt, nhờ Mèo dìu đến chỗ ô tô đang đậu bên hè phố nhằm mục đích bắt cóc Mèo con.
b. Mèo con đã không nghe theo lời của người lạ vì cô đã thấy vừa rồi người lạ bước đi rất nhanh nhẹn, giờ thì kêu mệt và mèo đã gọi to bố đến giúp.
c. Em rất đồng tình với việc làm của Mèo con. Vì Mèo con đã nhận ra hành vi xấu của người lạ, không nghe theo người lạ và gọi bố đến giúp. Việc làm này của Mèo đã giúp bạn ấy thoát khỏi mục đích của kẻ xấu.
- Tranh 1: Hai bạn trong tranh đang chỉ bài cho nhau
- Tranh 2: Các bạn trong tranh đang chơi bịt mắt bắt dê
- Tranh 3: Các bạn trong tranh đang quyên góp, ủng hộ cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn
- Tranh 4: Hai bạn trong tranh đang có ý định nhặt sách, vở cho nhau
- Tranh 5: Các bạn trong tranh đang cùng nhau học tập
- Tranh 6: Hai bạn trong tranh đang chia sẻ đồ ăn với nhau
- Những việc làm trên đã thể hiện sự quan tâm, yêu thương, đoàn kết với nhau
- Em cần làm việc sau đây thể hiện sự yêu quý bạn bè:
+ Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn
+ Cùng nhau tiến bộ trong học tập
+ Cùng nhau chia sẻ niềm vui
Hình 1:
Na đã được mẹ mua cho một chiếc áo khoác mới mà na rất thích và được mẹ dặn rằng phải giữ gìn chiếc áo cẩn thận.
Hình 2:
Khi tan học, Na đã cởi áo khoác ra để chơi cùng các bạn nhưng không cất chiếc áo cẩn thận mà vứt dưới gốc cây.
Hình 3:
Quá mải chơi, lúc về, Na đã quên không cầm theo áo khoác. Thấy Na không mặc áo khoác, mẹ đã hỏi: “Con để áo khoác ở đâu?” nhưng bạn ấy không nhớ.
Hình 4:
Vì không mặc áo khoác khi trời lạnh nên bạn Na đã bị ốm.
a. Do mải chơi, không chú ý cẩn thận trong việc giữ gìn đồ dùng cá nhân, bạn Na đã vứt chiếc áo khoác mẹ mua cho dưới gốc cây, khi được mẹ hỏi thì bạn không nhớ để chiếc áo khoác đó ở đâu và nó đã bị mất.
b. Việc bạn Na để mất chiếc áo khoác dẫn đến nhiều tác hại: bạn Na bị cảm lạnh, bố mẹ lo lắng, buồn bã, có thể sẽ mất thêm tiền để mua chiếc áo khoác mới cho Na.
c. Câu chuyện trên giúp em rút ra một bài học là cần phải biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân, cất giữ cẩn thận khi không dùng đến, không để tùy tiện mọi nơi, mọi chỗ.
a. Các bạn xa lánh Bin vì Bin rất hay nổi nóng và cáu giận với mọi người
b. Mẹ đã khuyên Bin hãy hít thở thật sâu và đếm chậm trong đầu
c. Việc kiềm chế được cơn nóng giận đã giúp Bin trở nên vui vẻ hơn xưa, bạn bè yêu quý Bin nhiều hơn