Đọc thầm:

               <...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc thầm:

               Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung

Vua Hùng thứ ba có một nàng công chúa tên là Tiên Dung xinh đẹp tuyệt trần, nhiều hoàng tử láng giềng đến cầu hôn nhưng nàng đều từ chối. Nàng chỉ thích ngao du sơn thủy.

Hồi đó ở Chử Xá có một người đánh cá tên là Chử Cù Vân và con trai là thằng bé Chử. Tuy nghèo, họ vẫn sống vui vẻ trong túp lều dựng trên bãi cát. Không may một hôm cha con đi câu vắng, ở nhà lửa bén cháy sạch chả còn tí gì. Hai cha con chỉ còn có một bộ đồ nghề và mỗi một chiếc khố vải đang mặc. Chiếc khố độc nhất ấy dùng để làm vật che thân cho cả hai mỗi lần ra ngoài. Lúc sắp chết, ông Chử trối: “ Có... một chiếc khố... con ... giữ mà... mặc...!”. Thương cha, Tử dùng chiếc khố duy nhất ấy để khâm liệm cho cha mà không giữ lại dùng như cha dặn. Không còn khố che thân, đêm xuống, anh mới đi mò cá; mờ sáng, lội ngập nửa người đến bến đổi cá lấy gạo.

Một hôm, đang đổi gạo thì thấy một chiếc thuyền lớn đi tới, Tử bèn bới cát vùi mình lại. Cũng lúc đó, Tiên Dung sai dừng thuyền, lên bãi, quây màn, đun nước thơm để tắm. Nào ngờ, chỗ quây màn lại là nơi Tử vùi mình. Nước dội, cát trôi gần hết, Tử ngượng ngùng nhỏm dậy, công chúa kinh ngạc. Nhưng thấy chàng có vẻ hiền lành, nàng trấn tĩnh, hỏi nguyên do. Nghe chàng trai lạ kể nỗi mình, nàng không cầm được nước mắt.

Cảm phục tấm lòng chí hiếu của Tử, nàng quyết định lấy chàng. Nghe tin nhà vua tức giận, cấm cửa vợ chồng nàng. Hai vợ chồng ở lại Chử Xá sinh sống. Họ giúp đỡ mọi người và dạy dân làng trồng bông, dệt vải, buôn bán,... Dân làng ai cũng yêu quý vợ chồng nàng.

Sau khi Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung mất, dân làng lập miếu thờ, nay vẫn còn.

(Theo TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM)

 

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho từng câu hỏi sau:

1.     Đoạn đầu của câu chuyện nhằm giới thiệu nhân vật nào?

a.      Vua Hùng thứ ba, có cô con gái xinh đẹp, không thích lấy chồng.

b.     Vua Hùng thứ ba và cô công chúa Tiên Dung thích ngao du sơn thủy.

c.   Công chúa Tiên Dung xinh đẹp tuyệt trần, chỉ thích ngao du sơn thủy.

2.     Câu chuyện trên nhằm nói về những nhân vật nào?

a.      Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung.

b.     Cha con Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung.

c.      Vua Hùng, công chúa Tiên Dung và Chử Đồng Tử.

3.     Tại sao công chúa Tiên Dung không cầm được nước mắt khi nghe Chử Đồng Tử kể về thân phận mình?

a.      Thương Chử Đồng Tử mồ côi cha.

b.     Thương Chử Đồng Tử đi mò cá để đổi gạo sinh sống qua ngày.

c.      Thương Chử Đồng Tử quá nghèo khổ, không có cả chiếc khố che thân.

4.     Tại sao công chúa Tiên Dung quyết định lấy Chử Đồng Tử?

a.      Vì thương  Chử Đồng Tử quá nghèo khổ.

b.     Vì thấy Tử hiền lành và nàng mướn ở lại Chử Xá.

c.      Vì cảm phục tấm lòng hiếu thảo vô bờ của Chử Đồng Tử.

5.     Vì sao dân làng tôn thờ vợ chồng công chúa Tiên Dung?

a.      Vì công chúa Tiên Dung là con gái yêu của Hùng Vương thứ ba.

b.     Vì vợ chồng công chúa Tiên Dung đã cho dân làng gạo, vải vóc.

c.      Vì vợ chồng nàng đã ở lại, dạy dân làng trồng bông, dệt vải, buôn bán.

6.     Chủ ngữ trong câu “Nước dội, cát trôi gần hết, Tử ngượng ngùng nhỏm dậy, công chúa kinh ngạc.” là những từ ngữ nào?

a.      Nước dội, Tử, công chúa.

b.     Nước, Tử, công chúa.

c.      Nước, cát, Tử, công chúa.

7.     Các vế của câu “ Vì Tử rất thương cha, nên anh dùng chiếc khố duy nhất ấy để khâm liệm cho cha.” được nối với nhau bằng những từ ngữ nào?

a.      Vì , nên.

b.     Vì, nên, để.

c.      Vì, nên, để, cho.

8.     Hai câu:  “Vua Hùng thứ ba có một nàng công chúa tên là Tiên Dung xinh đẹp tuyệt trần, nhiều hoàng tử láng giềng đến cầu hôn nhưng nàng đều từ chối. Nàng chỉ thích ngao du sơn thủy.” liên kết với nhau bằng cách nào?

a.      Thay thế từ ngữ (nàng thay công chúa).

b.     Dùng từ ngữ nối (nhưng).

c.      Lặp từ ngữ (nàng).

9.     Những từ nào trong hai câu sau: “Hồi đó ở Chử Xá có một người đánh cá tên là Chử Cù Vân và con trai là thằng bé Chử. Tuy nghèo, họ vẫn sống vui vẻ trong túp lều dựng trên bãi cát.” là đại từ?

a.      Đó, con trai, thằng, họ.

b.     Đó, thằng, họ.

c.      Đó, họ.

10.  Vị ngữ trong câu “Nhưng thấy chàng có vẻ hiền lành, nàng trấn tĩnh, hỏi nguyên do.” là những từ ngữ nào?

a.      Có vẻ hiền lành, trấn tĩnh hỏi nguyên do.

b.     Hiền lành, hỏi nguyên do.

c.      Trấn tĩnh, hỏi nguyên do.   

GIÚP MIK NHA THANKS MN

2
19 tháng 1 2022

1) b

2) c

3) c

4) c

5) b

6) c

7) c

8) a

9 ) chịu

10) chịu

dc từng ấy thoi !!! í kiến ko

19 tháng 1 2022

1: B. 
2: C 

3: C

Chiếc kén bướm       Một cậu bé tìm thấy cái kén của con bướm. Một hôm, cái kén mở ra một cái khe nhỏ . Cậu bé ngồi yên và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi nó gắng sức để chui qua cái khe nhỏ ấy. Nhưng có vẻ như nó không đạt được gì cả. Dường như nó đã gắng hết sức và không thể đi xa hơn, nên nó dừng lại. Do đó, cậu bé quyết định giúp con bướm. Cậu bé...
Đọc tiếp

Chiếc kén bướm

       Một cậu bé tìm thấy cái kén của con bướm. Một hôm, cái kén mở ra một cái

khe nhỏ . Cậu bé ngồi yên và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi nó gắng sức để chui qua cái khe nhỏ ấy. Nhưng có vẻ như nó không đạt được gì cả. Dường như nó đã gắng hết sức và không thể đi xa hơn, nên nó dừng lại. Do đó, cậu bé quyết định giúp con bướm. Cậu bé lấy và cắt cái khe của cái kén cho to hẳn ra.

      Con bướm chui ra ngay. Nhưng cơ thể nó bị phồng lên, cánh của nó bị co lại. Cậu bé quyết định quan sát con bướm, hi vọng rồi cái cánh sẽ đủ lớn để đỡ được cơ thể nó . Nhưng chẳng có chuyện gì xảy ra cả.

      Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình căng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Cậu bé, dù tốt bụng nhưng vội vàng, đã không hiểu rằng chính cái kén chật chội làm cho con bướm phải nỗ lực thoát ra cái lỗ nhỏ xíu kia là quy luật tự nhiên để nó có thể bay được khi nó thoát ra ngoài kén.

 

Em hày ghi lại một câu ghép có trong bài đọc trên và phân tích câu ghép ấy.

 

 

1
25 tháng 7 2021

ai giúp đi

Chiếc kén bướm       Một cậu bé tìm thấy cái kén của con bướm. Một hôm, cái kén mở ra một cái khe nhỏ . Cậu bé ngồi yên và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi nó gắng sức để chui qua cái khe nhỏ ấy. Nhưng có vẻ như nó không đạt được gì cả. Dường như nó đã gắng hết sức và không thể đi xa hơn, nên nó dừng lại. Do đó, cậu bé quyết định giúp con bướm. Cậu bé...
Đọc tiếp

Chiếc kén bướm

       Một cậu bé tìm thấy cái kén của con bướm. Một hôm, cái kén mở ra một cái

khe nhỏ . Cậu bé ngồi yên và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi nó gắng sức để chui qua cái khe nhỏ ấy. Nhưng có vẻ như nó không đạt được gì cả. Dường như nó đã gắng hết sức và không thể đi xa hơn, nên nó dừng lại. Do đó, cậu bé quyết định giúp con bướm. Cậu bé lấy và cắt cái khe của cái kén cho to hẳn ra.

      Con bướm chui ra ngay. Nhưng cơ thể nó bị phồng lên, cánh của nó bị co lại. Cậu bé quyết định quan sát con bướm, hi vọng rồi cái cánh sẽ đủ lớn để đỡ được cơ thể nó . Nhưng chẳng có chuyện gì xảy ra cả.

      Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình căng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Cậu bé, dù tốt bụng nhưng vội vàng, đã không hiểu rằng chính cái kén chật chội làm cho con bướm phải nỗ lực thoát ra cái lỗ nhỏ xíu kia là quy luật tự nhiên để nó có thể bay được khi nó thoát ra ngoài kén.

qua câu chuyện trên em rút ra bài học gì sâu sắc? 

 

 

 

2
25 tháng 7 2021

Từ câu chuyện nhỏ về cậu bé và “sự giúp đỡ sai lệch” đối với con bướm, mỗi người nên tự rút ra bài học cho mình về mối quan hộ giữa khó khăn và giúp đỡ. Khi gặp khó khăn, chớ vội đánh mất ý chí và chỉ biết trông chờ, mong đợi vào người khác, hãy hiểu rõ rằng khó khăn chính là lò luyện thành công và cố gắng vượt qua nó. Và đối với những tấm lòng chân thành muốn giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, hãy nhận thức đúng về sự giúp đỡ và đặt lòng tốt đúng lúc, đúng chỗ. Có vậy thì lòng tốt mới được gửi tới những người xung quanh một cách có ích.

25 tháng 7 2021

thanks nha

Chiếc kén bướm       Một cậu bé tìm thấy cái kén của con bướm. Một hôm, cái kén mở ra một cái khe nhỏ . Cậu bé ngồi yên và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi nó gắng sức để chui qua cái khe nhỏ ấy. Nhưng có vẻ như nó không đạt được gì cả. Dường như nó đã gắng hết sức và không thể đi xa hơn, nên nó dừng lại. Do đó, cậu bé quyết định giúp con bướm. Cậu bé...
Đọc tiếp

Chiếc kén bướm

       Một cậu bé tìm thấy cái kén của con bướm. Một hôm, cái kén mở ra một cái

khe nhỏ . Cậu bé ngồi yên và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi nó gắng sức để chui qua cái khe nhỏ ấy. Nhưng có vẻ như nó không đạt được gì cả. Dường như nó đã gắng hết sức và không thể đi xa hơn, nên nó dừng lại. Do đó, cậu bé quyết định giúp con bướm. Cậu bé lấy và cắt cái khe của cái kén cho to hẳn ra.

      Con bướm chui ra ngay. Nhưng cơ thể nó bị phồng lên, cánh của nó bị co lại. Cậu bé quyết định quan sát con bướm, hi vọng rồi cái cánh sẽ đủ lớn để đỡ được cơ thể nó . Nhưng chẳng có chuyện gì xảy ra cả.

      Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình căng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Cậu bé, dù tốt bụng nhưng vội vàng, đã không hiểu rằng chính cái kén chật chội làm cho con bướm phải nỗ lực thoát ra cái lỗ nhỏ xíu kia là quy luật tự nhiên để nó có thể bay được khi nó thoát ra ngoài kén

 

Em hày ghi lại một câu ghép có trong bài đọc trên và phân tích câu ghép ấy.

0
25 tháng 3 2018

từ nối câu là Nhưng  cuối cùng

từ nối đoạn là sau đó

13 tháng 12 2021

Quan hệ từ "Nhưng"Biểu thị của mối quan tương phản!                                                                                                                                          Nhớ k đúng cho mik nha bạn!Mà cái này dễ ợt à!~

13 tháng 12 2021

Cảm ơn Linh đã k đúng cho mik nha!~

Chiếc kén bướm       Một cậu bé tìm thấy cái kén của con bướm. Một hôm, cái kén mở ra một cáikhe nhỏ . Cậu bé ngồi yên và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi nó gắng sức để chui qua cái khe nhỏ ấy. Nhưng có vẻ như nó không đạt được gì cả. Dường như nó đã gắng hết sức và không thể đi xa hơn, nên nó dừng lại. Do đó, cậu bé quyết định giúp con bướm. Cậu bé...
Đọc tiếp

Chiếc kén bướm

       Một cậu bé tìm thấy cái kén của con bướm. Một hôm, cái kén mở ra một cái

khe nhỏ . Cậu bé ngồi yên và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi nó gắng sức để chui qua cái khe nhỏ ấy. Nhưng có vẻ như nó không đạt được gì cả. Dường như nó đã gắng hết sức và không thể đi xa hơn, nên nó dừng lại. Do đó, cậu bé quyết định giúp con bướm. Cậu bé lấy và cắt cái khe của cái kén cho to hẳn ra.

      Con bướm chui ra ngay. Nhưng cơ thể nó bị phồng lên, cánh của nó bị co lại. Cậu bé quyết định quan sát con bướm, hi vọng rồi cái cánh sẽ đủ lớn để đỡ được cơ thể nó . Nhưng chẳng có chuyện gì xảy ra cả.

      Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình căng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Cậu bé, dù tốt bụng nhưng vội vàng, đã không hiểu rằng chính cái kén chật chội làm cho con bướm phải nỗ lực thoát ra cái lỗ nhỏ xíu kia là quy luật tự nhiên để nó có thể bay được khi nó thoát ra ngoài kén.

qua câu chuyện trên em rút ra bài học gì sâu sắc? 

ai giúp mik đi
 
2
25 tháng 7 2021

Trong cuộc sống, ai cũng có những lần gặp phải khó khăn, gian khổ. Mỗi lần như vậy chúng ta đều cần đến sự giúp đỡ của những người xung quanh. Nhưng giúp đỡ thế nào cho đúng, để ta vẫn có thể đứng bằng đôi chân của chính mình mà không ỷ lại, lại là một vấn đề mà không phải ai cũng biết. Điều này xảy ra rất thường xuyên trong cuộc sống và được đề cập trong nhiều câu chuyện. Câu chuyện này cũng vậy, cũng chứa đựng bài học về sự giúp đỡ.

       Mỗi con bướm đều cần tự thoát ra khỏi kén để chất lưu trong cơ thể nó chuyển vào cánh, để nó có thể bay được. Đó là quy luật tự nhiên. Nhưng vì không biết đến điều kiện tự nhiên ấy, cậu bé đã vô tình làm hại con bướm bằng cách cắt khe hở ở cái kén cho to hẳn ra. Con bướm chui ra được ngay nhưng cả cuộc đời nó không thể bay được. Một con bướm mà lại không thể bay thì chắc nó cũng chẳng được gọi là bướm nữa. Tuy cậu bé không cố tình, trái lại, có thành ý muốn giúp đỡ con bướm nhưng sự giúp đỡ của cậu thành ra là hại con bướm.

      Từ câu chuyện trên, tác giả chắc hẳn muốn người đọc liên hệ đến thực tế. Cuộc sống xung quanh ta đầy rẫy những khó khăn, vất vả và mỗi người đều phải vượt qua. Mỗi lần tự vượt qua khó khăn là một lần ta trưởng thành hơn, là một lần làm ta thêm cứng cáp, hoàn thiện. Nói cách khác, khó khăn chính là điều kiện để con người tôi luyện, rèn giũa bản thân. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, phải tự mình đối mặt với gian nan mới có thể thành công được. Nếu không tự vượt qua, mỗi người sẽ tự hình thành cho mình thói quen ỷ lại, “há miệng chờ sung”, không biết làm gì ngoài chờ đợi, chờ có người đến làm thay mình. Một lần, hai lần khó khăn, có thể có người giải quyết cho ta nhưng họ có thể giúp mình, giải quyết khó khăn hộ ta mãi được không? Chỉ có chính bản thân ta mới có thể giúp đỡ ta mãi mãi.

       Tuy đúng là bản thân phải tự vượt qua khó khăn, gian khổ nhưng mỗi người vẫn cần đến sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, xã hội. Giúp là tốt. Nhưng giúp thế nào cho đúng lại là một điều vô cùng quan trọng. Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều trường hợp như cậu bé trong câu chuyện xảy ra. Ví dụ gần gũi và quen thuộc nhất với học sinh chúng ta chính là khi không làm được bài, hầu như đều có bạn khác làm hộ hoặc cho chép bài. Học sinh luôn nghĩ đó là tốt ? Như vậy sẽ đủ bài tập? Nhưng có mấy ai hiểu được tại sao giáo viên luôn cấm hành vi cho bạn chép bài và chép bài bạn, thậm chí người cho bạn chép bài còn bị phạt nặng hơn. Đó là vì cho bạn chép bài không phải là giúp bạn, mà chính là hại bạn. Nếu ta cứ để bạn chép mà không cho bạn có cơ hội nào để suy nghĩ, kiến thức trong đầu bạn sẽ không được vận dụng, từ sau bạn sẽ ỷ lại và không làm được bài. Cứ cho rằng khi ở trên lớp sẽ có người cho chép bài, nhưng đến khi đi thi thì chép của ai, những lúc phải tự mình làm bài thì lấy đâu ra kiến thức để làm. Nhưng đó chỉ là một hiện tượng xảy ra trong học đường – một mảng của cuộc sống. Hằng ngày, liên tục có những trường hợp lòng tốt thể hiện không đúng chỗ như vậy, thậm chí còn dẫn đến hậu quả tai hại hơn. Mặc dù bắt nguồn từ lòng nhiệt thành muốn giúp đỡ những người xung quanh, nhưng do sự thiếu hiểu biết và thiếu ý thức, vô tình ta đã làm hại họ. Có người nói: “Cho người ta một chiếc cần câu hơn là cho một con cá”. Nếu ta cho một con cá, thì người nhận cũng chỉ nhận được duy nhất một con cá đó thôi, nhưng nếụ ta cho họ một chiếc cần cầu, thì bằng chính khả năng của họ, họ có thể câu thêm nhiều con cá khác. Giúp đỡ để cho người ta còn phần để tự cố gắng mới là đúng nghĩa và sự giúp đỡ khi ấy mới có hiệu quả cao.

      Từ câu chuyện nhỏ về cậu bé và “sự giúp đỡ sai lệch” đối với con bướm, mỗi người nên tự rút ra bài học cho mình về mối quan hộ giữa khó khăn và giúp đỡ. Khi gặp khó khăn, chớ vội đánh mất ý chí và chỉ biết trông chờ, mong đợi vào người khác, hãy hiểu rõ rằng khó khăn chính là lò luyện thành công và cố gắng vượt qua nó. Và đối với những tấm lòng chân thành muốn giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, hãy nhận thức đúng về sự giúp đỡ và đặt lòng tốt đúng lúc, đúng chỗ. Có vậy thì lòng tốt mới được gửi tới những người xung quanh một cách có ích.

- GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ: 

Câu chuyện trên đã để lại trong em một bài học ấn tượng sâu sắc khó quên. Đó chính là bài học về sự tự nỗ lực trong cuộc sống và sự đương đầu với những thử thách, khó khăn và gian nan ở đời.

- GIẢI THÍCH VẤN ĐỀ

Trong câu chuyện trên, chú bướm ban đầu vô cùng khó khăn để có thể chui ra được khỏi chiếc kén đó. Vì thế cậu bé ấy đã cắt chiếc kén đó để giúp chú bướm chui ra. Nhưng điều không thể ngờ tới đó chính là, chính vì con bướm không còn tốn một chút sức lực nào để chui ra khỏi chiếc vỏ ấy nữa mà nó mãi mãi phải bò trườn suốt cuộc đời còn lại, không thể trở thành một chú bướm xinh đẹp có thể bay lượn tự do.

- BIểu hiện

Và đối với con người thì bài học này cũng có nguyên giá trị như thế. Chính những khó khăn, thử thách mà ta gặp phải trong cuộc sống chính là thứ tôi luyện và rèn giũa chúng ta. Chỉ có bằng cách chấp nhận chúng như một phần tất yếu của cuộc sống, tìm cách đương đầu và vượt qua chúng thì chúng ta mới có thể trở thành phiên bản tốt đẹp hơn của chính mình, dần dần hoàn thiện bản thân mình. Chính những khó khăn ấy rèn giũa chúng ta trưởng thành và tôi luyện chúng ta hoàn thiện hơn. Chỉ có bằng việc tự nỗ lực vượt qua những thử thách ấy, ta mới có thể biết rằng mình là ai trong cuộc đời này, ta mới khẳng định được chính bản thân mình và ít nhất là chiến thắng bản thân mình. Một cuộc sống thoải mái sẽ phải trả giá bằng việc sống một cuộc đời vô dụng, thụ động và ỷ lại. Khi ta cố gắng nỗ lực và làm  chủ cuộc sống của chính mình cũng như vượt qua những thử thách thì ta sẽ nhận lại những thành quả tương xứng. 

Đối với gia đình và nhà trường, ta cần luôn cố gắng trở thành những đứa con ngoan, trò giỏi, chủ động trong công việc mình làm, chăm chỉ, gương mẫu. Còn đối với xã hội, ta cần luôn cố gắng trở thành công dân tốt, có đầy đủ phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

- Bàn luận

Trên thực tế, chúng ta có thể thấy có muôn vàn những bạn trẻ chưa làm nên công danh sự nghiệp mà đã muốn an nhàn hưởng thụ. Cái giá của sự an nhàn hưởng thụ lười nhác trong những năm tháng tuổi trẻ đó chính là cái giá của cả tương lai chẳng có gì trong tay.

- Liên hệ:

+ Nhân thức: Em tự ý thức mình phải luôn chủ động và tự nỗ lực trong mọi việc mình làm

+ Hành động: em sẽ luôn cố gắng trở thành con ngoan, trò giỏi, chăm chỉ và gương mẫu. Cũng như em luôn dũng cảm bản lĩnh đương đầu với mọi thử thách khó khăn trong cuộc sống. Các bạn học sinh cũng luôn cần kiên trì, dũng cảm và nỗ lực đến cùng với mọi mục tiêu phấn đấu trong hành trình sự nghiệp của mình.

Tôi

Ông

@Bảo

#Cafe

Đọc bài Những vết đinh: Một cậu bé nọ có tính xấu là rất hay nổi nóng. Cha cậu bèn đưa cho cậu một túi đinh rồi bảo:- Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ.Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng trên hàng rào...
Đọc tiếp

Đọc bài Những vết đinh: Một cậu bé nọ có tính xấu là rất hay nổi nóng. Cha cậu bèn đưa cho cậu một túi đinh rồi bảo:

- Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ.

Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng trên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình còn dễ hơn là phải đóng một cái đinh lên hàng rào.

Đến một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào trong suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha. Người cha bảo:

- Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày mà con không hề giận ai dù chỉ một lần, con hãy nhổ một cây đinh ra khỏi hàng rào.

Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé hãnh diện tìm cha để báo rằng không còn một cái đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu liền dẫn cậu đến bên hàng rào, bảo:

- Con đã làm mọi việc rất tốt. Nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh còn để lại trên hàng rào. Hàng rào đã không còn giống như xưa nữa. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng giống như lỗ đinh này. Chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có nói bao nhiêu lần xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn lại mãi. Mà vết thương tinh thần còn tệ hại hơn những vết đinh rất nhiều.                                                                        Trả lời:Em học được bài học gì từ bài đọc trên?Vì sao?

0
                                      Hai bệnh nhân trong bệnh việnHai người đàn ông lớn tuổi đều bị ốm nặng và cùng nằm trong một phòng của bệnh viện. Họ không được phép ra khỏi phòng của mình. Một trong hai người được bố trí nằm trên chiếc giường cạnh cửa sổ. Còn người kia phải nằm suốt ngày trên chiếc giường ở góc phía trong.Một buổi chiều, người...
Đọc tiếp

                                      Hai bệnh nhân trong bệnh viện

Hai người đàn ông lớn tuổi đều bị ốm nặng và cùng nằm trong một phòng của bệnh viện. Họ không được phép ra khỏi phòng của mình. Một trong hai người được bố trí nằm trên chiếc giường cạnh cửa sổ. Còn người kia phải nằm suốt ngày trên chiếc giường ở góc phía trong.

Một buổi chiều, người nằm trên giường cạnh cửa sổ được ngồi dậy. Ông ấy miêu tả cho người bạn cùng phòng kia nghe tất cả những gì ông thấy bên ngoài cửa sổ. Người nằm trên giường kia cảm thấy rất vui vì những gì đã nghe được: ngoài đó là một công viên, có hồ cá, có trẻ con chèo thuyền, có thật nhiều hoa và cây, có những đôi vợ chồng già dắt tay nhau di dạo mát quanh hồ.

Khi người nằm cạnh cửa sổ miêu tả thì người kia thường nhắm mắt và hình dung ra cảnh tượng tuyệt vời bên ngoài. Ông cảm thấy mình đang chứng kiến những cảnh đó qua lời kể sinh động của người bạn cùng phòng.

Nhưng rồi đến một hôm, ông nằm bên cửa sổ bất động. Các cô y tá với vẻ mặt buồn đến đưa đi vì ông ta qua đời. Người bệnh nằm ở phía giường trong đề nghị cô y tá chuyển ông ra nằm ở giường cạnh cửa sổ. Cô y tá đồng ý. Ông chậm chạp chống tay để ngồi lên. Ông nhìn ra cửa sổ ngoài phòng bệnh. Nhưng ngoài đó chỉ là một bức tường chắn.

Ông ta gọi cô y tá và hỏi tại sao người bệnh nằm ở giường này lại miêu tả cảnh đẹp đến thế. Cô y tá đáp:

- Thưa bác, ông ấy bị mù. Thậm chí cái bức tường chắn kia, ông ấy cũng chẳng nhìn thấy. Có thể ông ấy chỉ muốn làm cho bác vui thôi!

-câu hỏi 1: Vì sao qua lời miêu tả của bạn, người bệnh nằm giường phía trong thường nhắm hai mắt lại và cảm thấy rất vui?

-câu hỏi 2: Theo em, tính cách của người bệnh nhân mù có những điểm gì đáng quý?

GIÚP MIK VỚI NHA MIK CẢM ƠN MIK SẼ TẶNG CÁC BẠN GIÚP MIK 1 K

5

-câu hỏi 1  Vì ông cảm thấy như đang chứng kiến cảnh tượng tuyệt vời bên ngoài

-câu hỏi 2 ông lão có đức tính tốt là 

Biết thông cảm, chia sẻ với người khác khi họ gặp khó khăn

- Lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, đem niềm vui đến cho người khác