K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 5 2018

a) Câu chuyện kể trong bài diễn ra trong thời kì kháng chiến chống Pháp ở tại chiến khu Bình-Trị-Thiên.

b) Trên chiến khu, các chiến sĩ nhỏ tuổi sống ở trong cái lán.

c) Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn tại chiến khu, trung đoàn trưởng khuyên họ trở về với gia đình.

8 tháng 2 2022
Mình ko có sách. Mới lớp 5 mà.
8 tháng 2 2022

ở lán no mở sách ha

Đọc truyện sau và trả lời csac câu hỏi:Ở lại với chiến khu1. Trung đoàn trưởng bước vào lán, nhìn cả đội một lượt. Cặp mắt ông ánh lên vẻ trìu mến, dịu dàng. Ông ngồi yên lặng một lúc lâu, rồi lên tiếng : - Các em ạ, hoàn cảnh chiến khu lúc này rất gian khổ. Mai đây chắc còn gian khổ, thiếu thốn hơn. Các em khó lòng chịu nổi. Nếu em nào muốn trở về sống với gia đình thì trung...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời csac câu hỏi:

Ở lại với chiến khu

1. Trung đoàn trưởng bước vào lán, nhìn cả đội một lượt. Cặp mắt ông ánh lên vẻ trìu mến, dịu dàng. Ông ngồi yên lặng một lúc lâu, rồi lên tiếng : 

- Các em ạ, hoàn cảnh chiến khu lúc này rất gian khổ. Mai đây chắc còn gian khổ, thiếu thốn hơn. Các em khó lòng chịu nổi. Nếu em nào muốn trở về sống với gia đình thì trung đoàn cho các em về. Các em thấy thế nào? 

2. Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, bọn trẻ lặng đi. Tự nhiên ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại.

  Lượm tới gần đống lửa. giọng em run lên :

 - Em xin được ở lại. Em thà chết trên chiến khu còn hơn về ở chung, ở lộn với tụi Tây, tụi Việt gian… 

Cả đội nhao nhao : 

- Chúng em xin ở lại. 

Mừng nói như van lơn:

 -Chúng em còn nhỏ, chưa làm được chi nhiều thì trung đoàn cho chúng em ăn ít cũng được. Đừng bắt chúng em phải về, tội chúng em lắm, anh nờ… 

3. Trước những lời van xin thơ ngây mà thống thiết, van xin được chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc của các chiến sĩ nhỏ tuổi làm cho trung đoàn trưởng rơi nước mắt. 

Ông ôm Mừng vào lòng, nói : 

- Nếu các em đều xin ở lại, anh sẽ về báo cáo với Ban chỉ huy. 

4. Bỗng một em cất tiếng hát, cả đội đồng thanh hát theo : 

"Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi 

Nào có mong cho đâu ngày trở về 

Ra đi, ra đi bảo tồn sông núi 

Ra đi, ra đi, thà chết không lui..."

 Tiếng hát bay lượn trên mặt suốt, tràn qua lớp lớp cây rừng, bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối, làm cho lòng người chỉ huy ấm hẳn lên.

 - Trung đoàn trưởng : người chỉ huy trung đoàn (đơn vị bộ đội tương đối lớn)

 - Lán : nhà dựng tạm, sơ sài, thường bằng tre nứa. 

- Tây : ở đây chỉ thực dân Pháp. - Việt gian : người Việt Nam làm tay sai cho giặc. - Thống thiết : tha thiết, cảm động 

- Vệ quốc quân (Vệ quốc đoàn) : tên của quân đội ta sau Cách mạng tháng Tám và trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp. 

-Bảo tồn : bảo vệ và gìn giữ lâu dài.

Trung đoàn trưởng tới gặp các em nhỏ để làm gì ?

A. Để báo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi về hoàn cảnh chiến khu sắp tới còn nhiều gian khổ

B. Để báo cho các chiến sĩ nhỏ tin các em phải về sống với gia đình

C. Để thông báo việc các chiến sĩ nhỏ phải về với gia đình nhằm tránh hoàn cảnh khó khăn của chiến khu trong thời gian sắp tới

1
2 tháng 2 2018

Lời giải:

Trung đoàn trường tới để thông báo về việc các chiến sĩ nhỏ phải về với gia đình nhằm tránh hoàn cảnh khó khăn của chiến khu trong thời gian sắp tới.

24 tháng 1 2018

BÀI LÀM
Vị Trung đoàn trưởng bước vào lán, anh nhìn khắp một lượt những khuôn mặt ngây thơ đáng yêu. Đôi mắt anh ánh lên vẻ dịu dàng và một tình yêu bao la. Anh nhỏ nhẹ nói:
-    Các em ạ, hoàn cảnh của chiến khu lúc này rất khó khăn, sắp tới còn khó khăn hơn nhiều. Tuổi nhỏ các em khó lòng chịu đựng nổi. Vì thế, các em có nguyện vọng trở về quê hương thì Trung đoan sẽ giải quyết. Các em nghĩ sao?

Nghe Trung đoàn trưởng nói vậy, em nào cũng cảm thấy cổ họng mình như có cái gì đó dâng lên tắc nghẹn. Lượm bước đến bên đong lửa đang cháy rực, mắt ứa lệ, giọng run lên:
-    Em xin được ở lại. Thà chết ở chiến khu chứ không thể ở chung với loài cướp nước, bán nước.
Cả đội nhao nhao lên:
-    Chúng em xin ở lại!

Nhìn ánh mắt của các em, qua bếp lửa hồng, Trung đoàn trưởng đã cảm nhận được sự quyết tâm và tình cảm tha thiết muốn ở lại của các em, nước mắt anh trào ra.:. Anh nói trong sự xúc động:
-    Nếu tất cả đều xin ở lại, anh sẽ về trao đổi lại với Ban chỉ huy nguyện vọng và quyết tâm của các em.
Nghe Trung đoàn trưởng hứa như vậy, cả đội mừng rơn. Một tiếng hát bỗng cất lên hùng tráng, cả đội hòa theo:

“Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi.
 Nào có mong chi đâu ngày trở về 
Ra đi, ra đi bảo tồn sông núi
 Ra đi, ra đi thà chét không lui”...
Tiếng hát truyền đi âm vang cả núi rừng làm cho ai nấy đều cảm thấy ấm lòng.

24 tháng 1 2018

a) Đoạn 1: Đề nghị của trung đoàn trưởng.

- Trung đoàn trưởng tới gặp ai ? Trung đoàn trưởng nói gì ?

Một buổi tối nọ, trung đoàn trưởng bước vào lán. Cả đội thiếu niên đã tập hợp đầy đủ. Trung đoàn trưởng nhìn các em trìu mến, dịu dàng rồi sau một lúc trầm ngâm, ông chậm rãi nói:

-  Các em ạ, ở chiến khu tình hình ngày càng gian khổ, khó khăn, thiếu thốn. Sức nhỏ của các em e rằng không chịu nổi. Nếu em nào muốn về với gia đình, Trung đoàn sẽ cho phép. Các em thấy sao ?

b) Đoạn 2: Chúng em xin ở lại.

-  Lượm nói gì ? Toàn đội hưởng ứng ý kiến của Lượm ra sao ? Mừng van xin điều gì ?

Lượm là người đầu tiên đứng lên nói với trung đoàn trưởng :

Em xin được ở lại. Dù chết em cũng ở lại với chiến khu chứ không thể về ở chung với tụi Tây, tụi Việt gian."

Toàn đội đều lên tiếng hưởng ứng lời của Lượm :

"Chúng em cũng vậy ! Chúng em xin ở lại !"

Mừng nói thật cảm động : "Trung đoàn có thế giảm bớt phần ăn của chúng em đi cũng được nhưng đừng bắt tụi em phải về, tội nghiệp cho chúng em lắm !"

c) Đoạn 3 : Lời hứa của chỉ huy.

Trung đoàn trưởng ôm lấy Mừng, xúc động nói :

"Nếu vậy thì anh sẽ về báo cáo lại với Ban chỉ huy.”

d) Đoạn 4 : Tiếng hát giữa rừng đêm.

Trước khung cảnh đó bỗng các em cùng cất tiếng hát "Đoàn Vệ Quốc Quân một lần ra đi... Ra đi, ra đi thà chết không lui". Tiếng hát hùng tráng bay lên như lửa cháy làm ấm áp, nao nức lòng người.

11 tháng 6 2017

a, Quê em ở đâu ?

   Quê em ở quận 11 , Thành phố Hồ Chí Minh

b, Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương ?

Quê em là một thành phố năng động , có nhiều công trình hiện đại và cây cối xanh tươi . Em yêu nhất là hàng cây xanh hai bên đường của thành phố mang tên Bác.

c, Cảnh vật đó có gì đáng nhớ ?

   Buổi sáng , đoàn người đông nghịt , xe cộ chen chúc nhau trên đường phố . Buổi tối , ánh đèn đường tỏa sáng khắp mọi nơi , bên cạnh những tòa nhà cao tầng hiện đại có những ánh đèn đa sắc màu làm nhộn nhịp cả một thành phố trẻ .

d, Tình cảm của em với quê hương như thế nào ?

Em tự hào vì phong cảnh của quê hương . Đi đâu xa , em cũng luôn nhớ về miền quê của mình.

Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi: Đôi bạn 1. Thành và Mến là đôi bạn ngày nhỏ. Ngày ấy, giặc Mĩ ném bom phá hoại miền Bắc, Thành theo bố mẹ sơ tán về quê Mến. Mĩ thua, Thành lại về thị xã.    Hai năm sau, bố Thành đón Mến ra chơi. Thành dẫn bạn đi thăm khắp nơi. Cái gì đối với Mến cũng lạ. Ở đây có nhiều phố quá. Phố nào cũng nhà ngói san sát, cái cao, cái thấp, chẳng giống...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:

 Đôi bạn 

1. Thành và Mến là đôi bạn ngày nhỏ. Ngày ấy, giặc Mĩ ném bom phá hoại miền Bắc, Thành theo bố mẹ sơ tán về quê Mến. Mĩ thua, Thành lại về thị xã.

    Hai năm sau, bố Thành đón Mến ra chơi. Thành dẫn bạn đi thăm khắp nơi. Cái gì đối với Mến cũng lạ. Ở đây có nhiều phố quá. Phố nào cũng nhà ngói san sát, cái cao, cái thấp, chẳng giống những ngôi nhà ở quê. Mỗi sáng mỗi chiều, những dòng xe cộ đi lại nườm nượp. Ban đêm, đèn điện sáng lấp lánh như ngôi sao sa. 

2. Chỗ vui nhất là công viên. Ở đây, bên cạnh vườn hoa có cầu trượt, đu quay, có cả một cái hồ lớn. Mến rất thích chơi ở ven hồ. Hồ này rộng hơn cái đầm ở làng của Mến nhưng không trồng sen. Nhìn mặt hồ sóng gợn lăn tăn, hai đứa lại nhắc chuyện hồi nào bơi thuyền thúng ra giữa đầm hái hoa. Đang mải chuyện, bỗng các em nghe tiếng kêu thất thanh :

 - Cứu với ! 

Thành chưa kịp hiểu chuyện gì thì đã thấy Mến lao xuống nước. Giữa hồ, một cậu bé đang vùng vẫy tuyệt vọng. Trên bờ, mấy chú bé ướt lướt thướt hốt hoảng kêu la. Mến bơi rất nhanh, chỉ một loáng, em đã đến bên câu bé, khéo léo túm được tóc cậu, đưa vào bờ. 

3. Về nhà, Thành và Mến sợ bố lo, không dám kể cho bố nghe chuyện xảy ra. Mãi khi Mến đã về quê, bố mới biết chuyện. Bố bảo : - Người ở làng quê như thế đấy, con ạ. Lúc đất nước có chiến tranh, họ sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa. Cứu người, họ không hề ngần ngại. 

- Sao sa (sao băng): những vật thể cháy sáng trên nền trời ban đêm, làm ta tưởng tượng như những ngôi sao rơi. 

- Công viên: vườn rộng có cây, hoa,… làm nơi giải trí cho mọi người. 

– Tuyệt vọng: mất hết hi vọng, không còn gì để mong đợi.

Ngày nhỏ, Thành và Mến kết bạn ở đâu ?

A. Ở quê Mến

B. Ở thị xã

C. Ở công viên

1
19 tháng 2 2019

Lời giải:

Hai bạn kết bạn với nhau ở quê Mến.

23 tháng 8 2019

Chọn B

3 tháng 11 2021

                                                                      CHON B

Đọc thầm bài thơ sau:TIẾNG GÀ TRƯATrên đường hành quân xaDừng chân bên xóm nhỏTiếng gà ai nhảy ổ:"Cục, cục tác... cục ta..."Nghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ mỏiNghe gọi về tuổi thơ.Tiếng gà trưaỔ rơm hồng những trứngNày con gà mái mơKhắp mình hoa đốm trắngNày con gà mái vàngLông óng như màu nắng.Cứ hằng năm, hằng nămKhi gió mùa đông tớiBà lo đàn gà toiMong trời đừng...
Đọc tiếp

Đọc thầm bài thơ sau:

TIẾNG GÀ TRƯA

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

"Cục, cục tác... cục ta..."

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng.

Cứ hằng năm, hằng năm

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Đế cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới.

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ. (Xuân Quỳnh)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Vì sao anh bộ đội lại khẳng định anh chiến đấu vì "tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ"?

1
3 tháng 12 2019

 Anh bộ đội chiến đấu vì "tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ" vì với anh đó là một phần của xóm làng thân thuộc, đó chính là cuộc sống êm ả, thanh bình. Ổ trứng hồng và tiếng gà là tuổi thơ vất vả nhưng tươi đẹp với tình yêu của người bà thân yêu. Với anh, đó là những gì đẹp đẽ, tốt lành. Tiếng gà cục tác và ổ trứng hồng tượng trưng cho hoà bình, sự yên ấm của quê hương, làng xóm. Với anh bộ đội, đó cũng là một phần của Tố quốc yêu thương.

(Theo Đặng Thị Ngàn)

21 tháng 4 2018

Đáp án B

26 tháng 5 2021

B.Ông cụ đi đến bệnh viện

Nếu thấy đùng thì duyệt cho tớ nha