K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. PHẦN VĂN BẢN:      Soạn các văn bản: Bức tranh của em gái tôi; Vượt thác. - Đọc kĩ phần văn bản và chú thích. - Trả lời hệ thống các câu hỏi phần Đọc – hiểu (sgk). II. PHẦN TIẾNG VIỆT      Soạn các bài Tiếng Việt: So sánh (tt); Nhân hóa. - Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Tìm hiểu khái niệm, cấu tạo, phân loại, tác dụng. - Nêu ví dụ. II. PHẦN VĂN      Soạn...
Đọc tiếp

I. PHẦN VĂN BẢN:      Soạn các văn bản: Bức tranh của em gái tôi; Vượt thác. - Đọc kĩ phần văn bản và chú thích. - Trả lời hệ thống các câu hỏi phần Đọc – hiểu (sgk). II. PHẦN TIẾNG VIỆT      Soạn các bài Tiếng Việt: So sánh (tt); Nhân hóa. - Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Tìm hiểu khái niệm, cấu tạo, phân loại, tác dụng. - Nêu ví dụ. II. PHẦN VĂN      Soạn các bài: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả; Phương pháp tả cảnh. 
- Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Nắm được mục đích của việc áp quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. - Tìm hiểu các bước tả cảnh và bố cục của một bài văn tả cảnh.

0
5 tháng 12 2021

TK

- Qua lời ru của mẹ, con thấu hiểu được những sự vất vả, hy sinh của mẹ để con có cuộc đời bình yên và hạnh phúc qua đó thể hiện lòng biết ơn công lao nuôi dưỡng của con với mẹ.

5 tháng 12 2021

Mình cảm ơn 🙂

II. Đọc – hiểu: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn...
Đọc tiếp

II. Đọc – hiểu: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ…” 1.Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu văn em vừa tìm. 2. Dế Mèn đã đặt tên cho Dế Choắt, vì sao Dế Mèn lại đặt tên như vậy? 1. Em hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. 2. Dế Mèn đã đặt tên cho Dế Choắt, vì sao Dế Mèn lại đặt tên như vậy? 3. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh trong đoạn văn trên. 4. Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu văn em vừa tìm.

0
I. Đọc - hiểu (4.0 điểm). Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:    Em yêu từng sợi nắng congBức tranh thủy mặc dòng sông con đòEm yêu chao liệng cánh còCánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươmEm yêu khói bếp vương vươngXám màu mái lá mấy tầng mây caoEm yêu mơ ước đủ màuCầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua Em yêu câu hát ơi àMồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưaEm yêu cánh võng đong đưaCánh diều no gió chiều...
Đọc tiếp

I. Đọc - hiểu (4.0 điểm). Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:    

Em yêu từng sợi nắng cong
Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò
Em yêu chao liệng cánh cò
Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm

Em yêu khói bếp vương vương
Xám màu mái lá mấy tầng mây cao
Em yêu mơ ước đủ màu
Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua

 Em yêu câu hát ơi à
Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa
Em yêu cánh võng đong đưa
Cánh diều no gió chiều chưa muốn về

Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau
Trăng lên lốm đốm hạt sao
Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên

 

Em đi cuối đất cùng miền
Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.

 

 (Yêu lắm quê hương – Hoàng Thanh Tâm)

 

Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? Kể tên một bài thơ (kèm tên tác giả) có cùng thể thơ với văn bản trên.

Câu 2. Trong khổ thơ sau, tác giả tập trung miêu tả những vẻ đẹp nào của quê hương? 

      Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau
Trăng lên lốm đốm hạt sao
Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên

Câu 3. Nêu tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện ở hai dòng thơ cuối của văn bản.

Câu 4. Sự lựa chọn từ “đong đưa” góp phần thể hiện ý nghĩa gì trong khổ thơ sau? 

Em yêu câu hát ơi à
Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa
Em yêu cánh võng đong đưa
Cánh diều no gió chiều chưa muốn về

II. VẬN DỤNG (6,0 điểm).

Câu 1 (1,0 điểm): 

       Dùng cụm từ để mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu văn sau (gạch chân cụm từ dùng mở rộng): Hoa nở.

cứu mình đi các bạn

0
16 tháng 11 2021

TL :

Thể thơ : Văn xuôi

Phương thức biểu đạt : Tự sự

HT

16 tháng 11 2021

gấp nhé mn 

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi:NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢNNgày xưa, có một người săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp phải bác ta, thì hôm đó coi như ngày tận số của nó.Một hôm, người đi săn xách cung tên vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người...
Đọc tiếp

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN

Ngày xưa, có một người săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp phải bác ta, thì hôm đó coi như ngày tận số của nó.

Một hôm, người đi săn xách cung tên vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.

Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt căm giận, tay không rời con. Máu ở vết thương rỉ ra loang khắp ngực.

Người đi săn đứng im chờ kết quả…

Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống.

Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác cắn môi, bẻ gãy chiếc nỏ, lẳng lặng quay gót ra về.

Từ đấy, bác không bao giờ đi săn nữa.

(Theo Lep Tôn- xtôi, Tiếng Việt 3, Tập hai, NXB Giáo dục, 2010)

 

Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?

Câu 2: (1,0 điểm) Văn bản trên có những nhân vật nào? Chủ đề của văn bản là gì?

Câu 3: (0,5 điểm) Vượn mẹ đã làm những gì trước khi chết?

Câu 4: (1,0 điểm) Tại sao người đi săn “không bao giờ đi săn nữa”?

Câu 5: (1,0 điểm) Nêu tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ trong câu văn: “Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống.”

Câu 5: (1,0 điểm) Em nhận ra bài học gì từ văn bản trên?

1
21 tháng 4 2022

Câu 1:PTBD:Tự sự,biểu cảm

Câu 2:Nhân vật:Người đi săn,vượn mẹ và vượn con 

Câu 3:Vượn mẹ đã:

+nắm bùi nhùi gối lên đầu con

+hái một cái lá to

+vắt sữa và đặt lên miệng con

câu 4:

Vì người đi săn đã rút ra cho mình được một bài học đáng giá là không nên săn bắn các con động vật hoang dã khác . Người đi săn thấy việc săn bắn đó là một điều "ác độc", nó khiến các con vật hoang dã khác không thể sống được như chúng ta mà phải chịu cái chết

Câu 6:

Em nhận ra được bài học:

Không nên săn bắn  các con động vật hoang dã.Việc đó thể hiện hành động "ác độc" của chúng ta đối với thiên nhiên .Các con vật hoang dã cũng có cuộc sống như chúng ta nên hãy bảo vệ môi trường và đừng làm hại chúng

22 tháng 4 2022

Chủ đề của văn bản là gì ạ

 

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới.SỰ TÍCH HỒ GƯƠMVào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân...
Đọc tiếp

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới.

SỰ TÍCH HỒ GƯƠM

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc.

Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Khi kéo lưới lên, thấy nằng nặng, Lê Thận chắc mẩm trong chắc là mẻ cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, chàng chỉ thấy có một thanh sắt. Chàng vứt luôn thanh sắt xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.

Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay. Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba, vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm lạ, Thận đưa thanh sắt lại cạnh mồi lửa nhìn xem. Bỗng, chàng reo lên:

– Ha ha! Một lưỡi gươm!

Về sau Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm. Một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy có hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người vẫn không biết đó là báu vật.

Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi giắt vào lưng.

Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người, trong đó có Lê Thận. Lê Lợi mới đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho mọi người nghe. Khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in.

Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

– Ðây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!

Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng tiến. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thế của nghĩa quân vang khắp nơi. Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương của giặc mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc trên đất nước.

Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Ðứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”.

Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

(Theo Nguyễn Đổng Chi)

a) Văn bản trên thuộc thể loại nào? Vì sao em xác định được như vậy?
b) Ghi lại một chi tiết kì ảo mà em thích nhất trong truyện “Sự tích Hồ Gươm” và nêu ý nghĩa của chi tiết kì ảo đó.
c) Qua câu chuyện em hãy lí giải vì sao Hồ Tả Vọng lại mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm?
d) Xác định lời người kể chuyện và lời của nhân vật trong phần trích sau:

Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

- Ðây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!

0
Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới bằng cách chọn đáp án đúng:“Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính chaCho tròn chữ hiếu mới là đạo con”                                                    (Ca dao)Câu 1: Bài ca dao được viết theo thể thơ nào?A. Thất ngôn tứ tuyệt                                              B. Ngũ ngôn tứ tuyệtC. Tự...
Đọc tiếp

Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới bằng cách chọn đáp án đúng:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

                                                   (Ca dao)

Câu 1: Bài ca dao được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt                                              B. Ngũ ngôn tứ tuyệt

C. Tự do                                                                  D. Lục bát

Câu 2: Phương thức biểu đạt của bài ca dao là:

A. Tự sự                          B. Biểu cảm                     C. Miêu tả                        D.Nghị luận

Câu 3:Bài ca dao được gieo vần ở những tiếng nào?

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

 A. Ra – cha ; cha – đạo                       B. Ra – cha; cha - là

 C. Sơn – ra ; cha – là                           D. Ra – cha;  Cha – con ;

Câu 4: Nội dung chính của bài ca dao là gì?

A. Ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ.

B. Nhắc nhở bổn phận làm con

C. Ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con

D. Nhắc nhở về công lao sinh thành của cha mẹ,

Câu 5:Từ nào dưới đây là từ mượn:

A. Hiếu                  B. Con                   C. Cha                   D. Nguồn

Câu 6: Bài ca dao được sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ nào?

A. Hoán dụ                      B. Nhân hóa          C.So sánh             D.Điệp từ

0