K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: “Hắn hiểu thế nào là giá trị của đồng tiền; hắn hiểu những nỗi khổ đau của một kẻ đàn ông khi thấy vợ con mình đói rách.[…] Hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng. Hắn phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc. Rồi mỗi lần đọc lại một cuốn sách, hay một đoạn văn kí tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng, vò nát sách mà mắng mình như một thằng khốn nạn…[…] Bởi vì hắn chính là một thằng khốn nạn! Hắn chính là một kẻ bất lương! Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. […] Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương. Thế nghĩa là hắn là một kẻ vô ích, một người thừa. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những gì chưa có. Hắn nghĩ thế và buồn lắm.[…] Và hắn nghĩ đến câu nói hùng hồn của nhà triết học kia : “Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ” . Nhưng hắn lại nghĩ theo rằng: […] hắn có thể hi sinh […] thứ tình yêu vị kỉ đi; nhưng hắn không thể bỏ lòng thương; có lẽ hắn nhu nhược, hèn nhát, tầm thường, nhưng hắn vẫn còn được là người […]. Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình.” (Nam Cao, “Đời thừa”, trong “Nam Cao, truyện ngắn chọn lọc”, NXB Văn học Hà Nội, 1986) 1. Các thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích ? 2. Xác định nội dung của đoạn trích? 3. Đoạn trích có nói đến “hắn”, vậy “hắn” là ai? Sắc thái biểu cảm khi dùng đại từ này ? 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ”? Tại sao ?

0