Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qua lời kể về cách múa khiên của Đăm Săn, người kể chuyện bày tỏ sự quý trọng, ngưỡng mộ đối với nhân vật.
- Biện pháp nói quá được sử dụng trong đoạn văn trên:
+ “Bà con xem, Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán”.
+ “Cả một vũng nhão ra nước. Lươn trong hang, giun trong bùn, rắn hổ, rắn mai đều chui lên nằm trên cao sưởi nắng. Ếch nhái dưới gầm nhà, kì nhông ngoài giữa bãi thì kêu lên inh ỏi suốt ngày đêm. Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú.”
- Tác dụng:
+ Tô đậm tính chất trọng đại của chiến thắng, thể hiện sinh động không khí hội hè “ăn đông uống vui”
+ Tôn vinh sự giàu có và hùng cường của Đăm Săn
+ Thể hiện sự ngưỡng mộ nòng nhiệt của người kể chuyện đối với người anh hùng Đăm Săn
Đoạn văn tham khảo:
Múa rối nước là một thể loại của loại hình sân khấu Việt Nam. Được sinh ra từ nền văn hóa nông nghiệp lúa nước của nông dân vùng châu thổ sông Hồng, nó mang đậm tính văn hóa phương Đông và Đông Nam Á. Từ “trò chơi” mang yếu tố diễn cướng dân gian, múa rối nước trở thành môn nghệ thuật truyền thống mang đậm sắc thái, tâm hông của người Việt, mang giá trị phản ánh sinh động, chân thực về đời sống văn hóa của người nông dân, nông thôn vùng châu thổ sông Hồng. Trong tâm thức người Việt, nước mang trong mình sức mạnh siêu linh, thành một thế lực phải tôn thờ, các tập quán sinh sống của đời sống nông nghiệp xung quanh luôn phải có ao làng. Cơ sở hình thành của múa rối nước còn có quan hệ mật thiết với nền nông nghiệp lúa nước. Đặc điểm đất tự nhiên với khí hậu quyết định phương thức sản xuất nông nghiệp lúc nước của cư dân người Việt, là tiền đề cho việc hình thành quần cư làng xã. Đất tự nhiên và cư dân châu thổ sông Hồng tác động lẫn nhau tạo thành mối quạn hệ hài hòa. Cây lúa đã tạo nên phương thức ứng xử của người Việt với đất: quý đất, tôn thờ đất và tạo ra văn hóa làng xã. Đây chính là món quà kì diệu từ đồng ruộng lúa nước Việt Nam – múa rối nước.
Sự khác nhau của biện pháp tu từ so sánh trong 2 câu là:
- Hình thức
+ Câu 1 là so sánh kép "người của Đăm Săn" - "đông như bầy cà tong", "đặc như bầy thiêu thân", "ùn ùn như kiến như mối".
+ Câu 2 là so sánh đơn "múa kêu lạch xạch" - quả mướp khô.
- Hiệu quả nghệ thuật:
+ Biện pháp tu từ so sánh trong câu thứ nhất tô đậm sức mạnh của phe Đăm Săn. Ai cũng đồng lòng đứng về phía Đăm Săn trong cuộc chiến chính nghĩa.
+ Biện pháp tu từ so sánh trong câu thứ hai thể hiện sự mỉa mai, khinh thường Mtao Gru kém cỏi
a, Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa
- Tác giả tập trung khắc họa hình tượng nhân vật Lê Lợi- lãnh tụ nghĩa quân: căm giặc nước, đau lòng, quên ăn, suy xét, đắn đo, trằn trọc, đăm đăm, dốc lòng, gắng chí
- Một loại những từ ngữ khắc họa phẩm chất, ý chí của lãnh tụ: căm thù giặc, có hoài bão, có ý chí tiêu diệt kẻ thù cứu nước
- Khó khăn buổi đầu:
+ Thiếu quân, thiếu lương thực, thiếu nhân tài
+ Kẻ thù có lực lượng lớn mạnh, hung bạo, được trang bị đầy đủ
- Sử dụng chiến thuật quân sự:
+ Nhân dân bốn cõi một nhà
+ Tướng và quân sĩ đồng lòng
+ Đồng lòng, đoàn kết, vận dụng mưu kế quân sự tài giỏi, dùng lối đánh bất ngờ, nhanh gọn
→ Hình tượng Lê Lợi, tác giả Nguyễn Trãi khắc họa được ý chí quyết tâm chống ngoại xâm, tinh thần đoàn kết đồng lòng vượt khó của dân tộc
b, Giai đoạn phản công- Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa
- Những trận tiến quân ra Bắc: Trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động
- Chiến dịch diệt chi viện: Trận Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang
* Nghệ thuật:
- Sử dụng nhiều động từ mạnh, nhiều hình ảnh phóng đại, lối so sánh với hình tượng thiên nhiên lớn lao
- Hình ảnh quân thù:
- Kết cục bi thảm của những tướng giặc ham sống, sợ chết, hèn nhát: nghe hơi mà mất vía, nín thở cầu thoát thân, tim đập chân run...
→ Hình ảnh quân thù được miêu tả bằng chi tiết cụ thể, kết hợp những ảnh mang tính tượng trưng, phép đối lập
Qua đó nêu bật khí thế hào hùng, thắng lợi vẻ vang, bản chất nhân đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn