K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau và chọn 1 đáp án đúng ghi vào giấy kiểm tra.

Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình (1). Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết (2). Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca (3). Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa (4). Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài (5). […]

   (Theo Hoài Thanh: Ý nghĩa văn chương)

Câu1. Đoạn văn trên có phương thức biểu đạt chính là gì?

A. Tự sự              B. Miêu tả                     C. Biểu cảm                       D. Nghị luận

Câu2. Nội dung của đoạn văn trên là?

A.  Kể lại chuyện nhà thi sĩ Ấn Độ gặp con chim bị thương

B. Bày tỏ cảm xúc của nhà thi sĩ Ấn Độ với con chim bị thương

C. Nêu ý kiến về nguồn gốc cốt yếu của văn chương    

D. Miêu tả con chim bị thương

Câu3. Câu văn nào nêu ý kiến của tác giả?

A. Câu 1             B. Câu 5           C. Câu 2        D. Câu 4

Câu4. Đoạn văn trên có mấy từ láy?

A. 1                     B. 2                 C. 3                 D. 4

Câu5. Từ nào là từ mượn?

A. Thi sĩ                    B. Run rẩy                 C. Câu chuyện                 D. Quả tim

Câu6. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là?

A. Bắt nguồn từ lao động

B. Bắt nguồn từ tôn giáo

C. Là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài

D. Bắt nguồn từ nhu cầu giải trí của con người

1

bn dg kt mà?

Không, đây là đề của em song sinh mik. Học cùng chương trình nên nó hỏi. Mik lười quá nên đăng lên hỏi :)) 

Sự khác nhau cơ bản giữa Văn học dân gian và Văn học trung đại được thể hiện ở:A. Phương thức lưu truyền.B. Lực lượng sáng tác.C. Thời gian sáng tác.D. Đáp án A, B.Trong câu thơ sau có bao nhiêu lượng từ ?“Con đi trăm núi, ngàn kheChưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.” (Bầm ơi - Tố Hữu)A. 1B. 2C. 3D. 4Ý nào sau đây không đúng khi nói về bài văn kể chuyện đời thường?A. Kể lại những câu...
Đọc tiếp

Sự khác nhau cơ bản giữa Văn học dân gian và Văn học trung đại được thể hiện ở:

A. Phương thức lưu truyền.

B. Lực lượng sáng tác.

C. Thời gian sáng tác.

D. Đáp án A, B.

Trong câu thơ sau có bao nhiêu lượng từ ?

“Con đi trăm núi, ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.” (Bầm ơi - Tố Hữu)

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Ý nào sau đây không đúng khi nói về bài văn kể chuyện đời thường?

A. Kể lại những câu chuyện quen thuộc, gần gũi với cuộc sống xung quanh ta.

B. Câu chuyện không nhất thiết phải có những tình tiết li kì mà có thể hấp dẫn người đọc bằng lời văn lôi cuốn, kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm.

C. Nhân vật phải được khắc họa chân thực nhưng không cần thiết phải miêu tả chi tiết ngoại hình nhân vật.

D. Chỉ được kể lại một sự kiện chính bản thân mình đã được chứng kiến trong thực tế.

3
29 tháng 12 2019

khó nhỉ,tui cx lớp 6 thui

5 tháng 1 2020

C1:D; C2:A; C3: KO BT

Viết tiếp đoạn hay viết cảm nhận

24 tháng 3 2019

Bạn đọc lại câu đầu tiên mik ghi nhé, bạn đội quân doraemon

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN NGỮ VĂN 6Bài 1: Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên. Phần I: Trắc nghiệm:Câu 1: Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” là của tác giả nào?A. Tô Hoài.B. Thạch Lam.C. Nguyễn Tuân.D. Võ Quảng.Câu 2: Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được trích từ tác phẩm nào?A. Đất rừng phương Nam.B. Dế Mèn phiêu lưu kí.C. Thầy thuốc giỏi...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN NGỮ VĂN 6

Bài 1: Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên.

 

Phần I: Trắc nghiệm:

Câu 1: Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” là của tác giả nào?

A. Tô Hoài.

B. Thạch Lam.

C. Nguyễn Tuân.

D. Võ Quảng.

Câu 2: Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được trích từ tác phẩm nào?

A. Đất rừng phương Nam.

B. Dế Mèn phiêu lưu kí.

C. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.

D. Những năm tháng cuộc đời.

Câu 3: Hai nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai?

A. Mẹ Dế Mèn và Dế Mèn.

B. Dế Mèn và chị Cốc.

C. Dế Mèn và Dế Choắt.

D. Chị Cốc và Dế Choắt.

Câu 4: Câu nào dưới đây không nói về tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí?

A. Đây là tác phẩm đặc sắc và nổi bật nhất của của Tô Hoài viết về loài vật.

B. Tác phẩm gồm có 10 chương, kể về những chuyến phiêu lưu đầy thú vị của Dế Mèn qua thế giới những loài vật nhỏ bé.

C. Tác phẩm được in lần đầu tiên năm 1941.

D. Tác phẩm viết dành tặng cho các bậc cha mẹ.

Câu 5: Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được kể lại theo lời

A. Dế Mèn.

B. Chị Cốc.

C. Dế Choắt.

D. Tác giả.

Câu 6: Tác giả đã khắc họa vẻ ngoài của Dế Mèn như thế nào?

A. Ốm yếu, gầy gò và xanh xao.

B. Khỏe mạnh, cường tráng và đẹp đẽ.

C. Mập mạp, xấu xí và thô kệch.

D. Thân hình bình thường như bao con dế khác.

Câu 7: Tính cách của Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên như thế nào?

A. Hiền lành, tốt bụng và thích giúp đỡ người khác.

B. Khiêm tốn, đối xử hòa nhã với tất cả các con vật chung quanh,

C. Hung hăng, kiêu ngạo, xem thường các con vật khác.

D. Hiền lành và ngại va chạm với mọi người.

Câu 8: Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra được qua cái chết của Dế Choắt là gì?

A. Không nên trêu ghẹo những con vật khác, nhất là họ hàng nhà Cốc.

B. Nếu có ai nhờ mình giúp đỡ thì phải nhiệt tâm thực hiện, nếu không có ngày mình cần thì sẽ không có ai giúp đỡ.

C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân.

D. Ở đời phải trung thực, tụ tin nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.

Câu 9: Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ như thế nào?

A. Buồn rầu và sợ hãi.

B. Thương và ăn năn hối hận.

C. Than thở và buồn phiền.

D. Nghĩ ngợi và xúc động.

Câu 10: Giá trị nghệ thuật của đoạn trích trên thể hiện ở điểm nào?

A. Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động.

B. Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn.

C. Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

D. Cả ba câu A, B và C.

Phần II: Tự luận

Câu 1: Nêu vài nét về nhà văn Tô Hoài và tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí.

Câu 2: Sau khi học xong tác phẩm “Bài học đường đời đầu tiên” của nhà văn Tô Hoài, em rút ra bài học gì? Hãy viết thành đoạn văn (10-15) câu?

 

0
1 tháng 6 2020

Phương thức biểu đạt: miêu tả

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)"Vua và đình thần chụi thằng bé là thông minh lỗi lạc. Nhưng vua vấn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẽ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé nhờ cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

"Vua và đình thần chụi thằng bé là thông minh lỗi lạc. Nhưng vua vấn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẽ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé nhờ cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:

- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.

 Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn."

 (Trích " Em bé thông minh"- Ngữ Văn 6- Tập 1- Theo Nguyễn Đổng Chi)

Câu 1: ( 0,5 đ). Đoạn ăn trên được kể theo ngôi thứ mấy?

Câu 2: ( 0,5 đ ). Các từ: nhà vua, em bé, chim sẻ, con dao thuộc từ loại gì?

Câu 3: ( 1,0 đ ). Tìm số từ và chỉ từ.

Câu 4: ( 1,0 đ). Khái quát nội dung chính.

PHẦN II. LÀM VĂN ( 7,0 đ)

Câu 1: ( 2,0 đ) Em hãy viết một đoạn văn ( từ 5 đến 7 câu ) chỉ ra cái hay về thử thách của vua và cách giải đố của em bé trong đoạn văn phần đọc hiểu.

Câu 2: Đóng vai nhân vật tráng sĩ Gióng kễ lại truyền thuyết Thánh Gióng (Ngữ văn 6-Tập một)

                                              ..........................HẾT.........................

1
6 tháng 1 2020

Trả lời phần đọc hiểu

1. Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ ba.

2. Các từ trên thuộc từ loại danh từ.

3. Số từ: hai, một, ba.

Chỉ từ: này.

4. Nội dung chính: Em bé vượt qua thử thách của nhà vua để chứng tỏ trí thông minh của mình.

Phần I: Đọc - hiểuĐọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:"Dòng sông Nam Căn mênh mông, nước ầm ầm đỏ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận."(Ngữ văn 6-...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc - hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

"Dòng sông Nam Căn mênh mông, nước ầm ầm đỏ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận."

(Ngữ văn 6- tập 2, trang 19)

Câu 1: Đoạn văn trích trọng văn bản nào? Văn bản ấy thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 3: Đoạn văn trên có sử dụng một biện pháp tu từ, cho biết đó là biện pháp tu từ nào? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ này mấy lần, liệt kê từng lần? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?

Câu 4: Đoạn văn trên miêu tả đối tượng nào? Đối tượng ấy được miêu tả thông qua những chi tiết, hình ảnh nào?

Câu 5: Em rút ra bài học gì từ văn bản chứa đoạn văn nói trên?

Phần II: Tập làm văn

Câu 1: Hãy viết một đoạn văn nêu nội dung, nghệ thuật của ban bản mà em vừa tìm được ở phần I: Đọc - hiểu

Câu 2: Tả lại cảnh bão lụt khủng khiếp ở quê em hoặc em được xem trên truyền hình.

0
8 tháng 10 2019

Chúc các bạn hc giỏi

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:''Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn nữa, vua cho thử lại. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội'Câu 1: a) Xác định 2 cụm danh từ trong câu văn gạch chân.b) Xác định...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

''Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn nữa, vua cho thử lại. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội'

Câu 1: 

a) Xác định 2 cụm danh từ trong câu văn gạch chân.

b) Xác định chỉ từ trong câu văn gạch chân và cho biết chỉ từ vừa tìm được đảm nhiệm chức vụ gì.

Câu 2: Nội dung của đoạn trích là gì?

Câu 3: Ếch ngồi đáy giếng va Thầy bói xem voi là câu chuyện ngụ ngôn đem đến cho người đọc bài học về nhận thức, nhắc người ta không được chủ quan trong cách nhìn sự vật, hiện tượng xung quanh. Mỗi truyện lại có những điểm riêng. Hãy chỉ ra điểm riêng của bài học trong từng truyện ngụ ngôn trên.

Câu 4: Kể về một tấm gương tốt trong học tập mà em biết.

Các hãy cho mình câu trả lời đúng, bạn nào có câu trả lời đúng nhất tớ sẽ tick

3
4 tháng 1 2020

dài quá bạn ơi !!!

4 tháng 1 2020

Câu 4: 

Trong cuộc sống không phải ai cũng may mắn sống trong tình yêu thương của cha mẹ. Không phải bạn nào cũng may mắn được vui vẻ tung tăng cắp sách đến trường. Có những bạn có hoàn cảnh vô cùng khó khăn , nhưng bạn rất giàu nghị lực vượt khó vươn lên trong học tập và cuộc sống. Bạn đó chính là Văn – bạn cùng học lớp em.

Văn năm nay bằng tuổi em. Dáng nhỏ. Da ngăm đen nhưng khuôn mặt tròn trịa và nổi hơn cả là đôi mắt tinh anh, sáng. Ngắm nhìn Văn ai cũng bảo Văn là con nhà có điều kiện . Áo quần bao giờ cũng ngay ngắn, phẳng phiu. Chiếc khăn quàng đỏ luôn đeo gọn gàng trên ve áo. Trông bạn thế mà đẹp trai. Nhưng Văn lại là học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt của lớp 6E Trường Trung học Cơ sở Kiền Bái em đấy. Bố Văn bỏ nhà đi khi bạn còn rất bé, do vậy em và mẹ em sống rất vất vả, mẹ phải đi làm xa để kiếm tiền nuôi Văn ăn học. Nghe bạn kể: "Lâu lắm rồi mẹ không về nhà. Có khi phải một vài năm mẹ mới về đấy, thương mẹ đi làm khó nhọc, mình đã cố gắng học tập để mai sau giúp mẹ đỡ phần nào vất vả.”

Cũng vì mẹ đi làm xa, nên Văn ở cùng bà ngoại và hai bác. Hai bác hàng ngày đi làm đồng áng vất vả, mệt nhọc. Biết cuộc sống khó khăn như vậy, những khi ngoài giờ đi học Văn thường xuyên đỡ đần, giúp bà và hai bác. Ngoài giờ học, Văn làm công việc ở nhà như làm cỏ vườn, chăn bò ngoài bến, gặt lúa ngoài đồng Đò, đun nước, nấu cơm… có khi rảnh rỗi bạn đi nhặt phế liệu hay đếm hương thuê ở ngoài xóm. Có khi bạn chở rau muống ra chợ Trịnh bán để kiếm tiền mua đồ dùng học tập.

Dù hoàn cảnh éo le, nhưng Văn vẫn ngày ngày tới trường, trừ những khi đau ốm phải nghỉ học, không nghe được bài giảng của thầy cô thì Văn sẽ nhờ các bạn trong lớp giảng lại bài để không bị chậm kiến thức. Vì việc nhà bận rộn nên có khi đun nước hay nhặt rau… Văn cũng đem sách ra ôn bài. Những thời gian để học em luôn cố gắng hoàn thành các bài tập thầy, cô giao về nhà. Nhà nghèo, Văn được bạn bè tặng cho bộ sách đã cũ hoặc là các anh chị cho có quyển còn thiếu, mỗi khi soạn bài Văn phải mượn sách của bạn để làm bài. Năm nay, Cô Nhung – Hiệu trưởng tặng bạn bộ sách mới, Văn rất vui và hứa với cô giữ gìn bộ sách ấy thật tốt.

Nhà bạn ở Đội 1 – xa trường học, mỗi khi bạn đi học bạn dậy sớm hơn, nếu là đi học ngày mưa thì đường càng khó đi thêm, con đường trở nên lầy lội và rất trơn, chiếc xe đạp cũ của bạn nhiều khi bị hỏng, Bạn lại đi bộ đoạn đường khá dài. Hôm đó, em cố đợi bạn cùng đi học cho vui, dù nhiều khó khăn như vậy em vẫn cố gắng học tập, ngày ngày tới trường.

Ở trường, Văn học giỏi môn Toán. Cô Huệ luôn khen bạn là nhanh nhẹn và thông minh. Bạn tốt bụng lắm. Thấy ai có chuyện gì bạn luôn hỏi han, giúp đỡ. Năm ngoái , trong buổi festival Tiếng Anh, chẳng may em bị ngã bong gân, đau nhiều lắm. Một mình Văn đã dìu em về nhà, bôi cao cho em. Với thầy cô, ông bà, người lớn tuổi Văn đều lễ phép vâng lời, sống hoà nhã hơn.

Với khả năng học giỏi toàn diện và nổ lực "vượt lên trên hoàn cảnh" cùng với sự dạy bảo của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, đoàn thể ... Tôi tin rằng Vănn sẽ thực hiện được ước mơ của mình. Tinh thần hiếu học và nghị lực vươn lên không ngừng của Văn thật đáng khâm phục. Đó là tấm gương sáng để cho các bạn học sinh noi theo...