K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn Văn Sau:

Ngoàì cưa sổ bây giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớtcái giống hoa ngay từ khi nới nơ. màu sắc dã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ Vì dã sắp hết mùa, hoa dã vãn trên cành, chõ nên nấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nẻn dậm nét hơn. Ừ cũng chả phàị, Nhĩ vừa ngồi dế :ho vợ bón từng thìa thức ăn vừa nghĩ, chính vì thời tiết dã thay đỗi dã sắp lập thu rổi cải nóng hầm hập ở trong phòng cùng với thứ ánh sảng Ioa lóa vừa nhìn dã thấy chói cả mắt ở oải bờ sông Hồng không biểt đã rủt đi đâu từ bao gìờ.

Bên kia những hàng cây bằng lăng, tìết trời đầu thu dem dến cho con sông Hồng một màu dò nhạt mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn/Những tia nắng sớm dang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khOàng bờ bãi bên kia sòng, và cả một vùng phù sa lâu dời của bãi bồi ở bên kỉa sông Hồng lủc này đang phô ra trước khuôn cừa sổ của gian
gã nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen Vởi màu xanh nonnhững màu sắc thân thuộc quá như da thịt,hơi thở của đất màu mỡ.

( Ngữ văn 9 tập II trang 100 )
Câu1:a) Nội Dung Chính của đoạn văn
là gì?
B)Tìm Trong đoạn trích trên hai câu có sử dụng thành phần biệt lặp phụ chú(Ghi Lại giúp mình Câu có sử dụg thành phần biệt lặp.)
C)Trong đoạn trích trên có bao nhiêi câu có thành phần biệt lập tình thái?

Câu 2:
A)Xác Định câu trần thuật đơn trong đoạn trích trên(Bạn sử dụng....... Cho nhanh cũng được)
B)Xác định cấu trúc ngữ pháp(C/V) trong câu sau:
Ngoài của sổ bây giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt-cái giống hoa ngay từ khi mới nở,màu sắc đã nhợt nhạt.
C)Dùng thành phần trạng ngữ để mở rộng câu:
Vòm trời cũng như cao hơn.


Mình xin Cảm ơn ạ.

1
2 tháng 5 2019

Câu 1.

a. Nội dung của đoạn văn: Những quan sát và suy ngẫm của Nhĩ qua khung cửa sổ khi nằm trên giường bệnh.

b. Câu có chứa thành phần phụ chú:

- Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa...

- Ừ cũng phải,...

Câu 2.

a. Câu trần thuật đơn: Vòm trời cũng như cao hơn.

b. Ngoài cửa sổ (trạng ngữ) những bông hoa bằng lăng (chủ ngữ) đã thưa thớt - cái giống hoa ngay từ khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt (vị ngữ).

c. Trong đôi mắt Nhĩ, vòm trời cũng như cao hơn.

18 tháng 4 2021

-cái giống hoa mới nở,: tp phụ chú

có lẻ: tp tình thái

hoa đã vãn trên cành: tp phụ chú

9 tháng 5 2021

a.có lẽ- tp tình thái

b. phép lặp: hoa

Cuối buổi chiều Huế thường trở về trong vẻ yên tỉnh lạ lùng khiến cho lòng người khách lãng du cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn hàng ngày đã rất yên tỉnh này. Mùa thu gió thổi mây về cửa sông mặt nước phía dưới cầu Trường Tiền đen sẩm lại trong khi phía trên này lên mãi gần Kim Long mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây...
Đọc tiếp

Cuối buổi chiều Huế thường trở về trong vẻ yên tỉnh lạ lùng khiến cho lòng người khách lãng du cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn hàng ngày đã rất yên tỉnh này. Mùa thu gió thổi mây về cửa sông mặt nước phía dưới cầu Trường Tiền đen sẩm lại trong khi phía trên này lên mãi gần Kim Long mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rở của bầu trời buổi chiều. Hình như con sông Hương rất nhạy cảm với ánh sáng nên đến lúc tối xuống hẳn đứng trên cầu chăm chú nhìn xuống người ta vẫn còn thấy những mảng sắc đỏ mơ hồng ửng lên như một thứ ảo giác trên mặt nước tối thẫm của nó. Phố ít ngươi con đường ven sông như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai hàng cây. Xa xa một vài cô gái hình như có thói quen chọn giờ ấy để đạp xe đi chơi loáng thoáng một vòng trên những cón đường phố chợt vắng.

   Phía bên sông xóm Cồn Hến nấu cơm chiều sớm nhất trong thành phố thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc trên mặt nước. Đâu đó từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông nghe như rộng hơn. Và khi dãy đèn thủy ngân bắt đầu thắp lên những quả tròn máu tím nhạt chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tỉnh của buổi chiều cũng chấm dứt. Huế thức dậy trong một nhịp chuyển động mới đi vào cuộc sống ban đầu của nó.

3
14 tháng 6 2018

không có câu hỏi?...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

16 tháng 6 2018

Tìm và xác định Chủ Ngữ trong mỗi câu và cho biết cấu trúc của mỗi câu?

8 tháng 4 2021

Trả lời:

a, Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt - cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc nhợt nhạt. (thành phần biệt lập phụ chú) Hẳn có lẽ (thành phần biệt lập tình thái) vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn xót lại trở nên đậm sắc hơn

2 tháng 6 2021

a. Thành phần phụ chú "cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt".

b. Thành phần cảm thán "chao ôi".

c. Thành phần phụ chú "ngôi nhà chung của chúng ta".

Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian nhà bác Nhĩ một thứ màu vàng...
Đọc tiếp

Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian nhà bác Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, như hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không xót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.” a)trong đv tác giả miêu tả nội tâm nhân vật bằng cách nào ? b)hình ảnh bãi bồi ven sông ở đoặn văn trên có ý nghĩ biểu tượng j ? c)từ thông điệp trên em có suy nghĩ j về việc học sinh đang sống trong thế giới ảo cảu những game oline facebook...mà xa vời những j gần gũi bình dị xung quanh (trình bày bằng 1 đv )

0

- Hình ảnh bãi bồi, bến sông và toàn bộ khung cảnh thiên nhiên được dựng lên trong truyện mang ý nghĩa biểu tượng cho vẻ đẹp gần gũi, bình dị, thân thuộc của quê hương, xứ sở, của những gì thân thương nhất mà trong một đời người thường dễ dàng lãng quên bởi chính cái điều vòng vèo hay chùng chình thường mắc phải.
- Những bông hoa bằng lăng nhợt nhạt khi mới nở ; đậm sắc hơn khi đã sắp hết mùa, rồi lại càng thẫm màu hơ, một màu tím thẫm như bóng tối. Đó là ý nghĩa biểu tượng về không gian và thời gian : cái đẹp gần gũi bình dị rồi cũng tàn phai bởi thời gian luôn thay đổi với những bước đi của nhịp hải hà.
- Những tảng đất lở bên bờ sông khi con lũ đầu nguồn đã dồn về, đổ ụp vào trong giấc ngủ của Nhĩ báo hiệu trước sự sống của nhân vật Nhĩ cũng đã sắp lụi tàn
- Chân dung và cử chỉ của Nhĩ ở đoạn cuối truyện : chỉ còn đôi bàn tay với những ngón tay vừa bấu chặt vừa run lẩy bẩy.. Cánh tay gầy guộc đưa ra ngoài phía cửa sổ khoát khoát như đang hụt hẫng, cố bám víu hiện tại nhưng lại vô vọng bởi chính cái sự vòng vèo và chùng chình của người con. Hình ảnh này mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Chân dung của Nhĩ ở cuối truyện là chân dung của một con người đang đi vào cõi chết nhưng đã thức nhận được cuộc đời và chính mình trong « một nỗi mê say đầy đau khổ ». khiến mặt mũi « đỏ rựng một cách khác thường ». Hành động cuối cùng của Nhĩ có thể hiểu là anh đang nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày. Nhưng không dừng ở cụ thể, hình ảnh này còn mang ý nghĩa khái quát. Cái cánh tay giơ lên khoát khoát của con người đã bước tới ngưỡng cửa của cái chết phải chăng là ước muốn cuối cùng của Nhĩ gửi lại cho đời : anh muốn thức tỉnh mọi người hãy sống khẩn trương, có ích, đừng sa vào những cái « vòng vèo, chùng chình », hãy dứt ra khỏi nó để hướng tới những giá trị đích thực, vốn rất giản dị gần gũi và bền vững của gia đình và của quê hương.

28 tháng 5 2019

Đoạn văn trên gửi gắm tâm tư của tác giả về triết lý cuộc đời qua dòng suy nghĩ của nhân vật Nhĩ. Dòng suy nghĩ đánh thức trong lòng người đọc về nghịch lý cuộc sống. Con người ta không thể thoát khỏi những chùng chình, vòng vèo khiến ta quên lãng đi giá trị hạnh phúc, lâu bền ở ngay cạnh ta. Tuổi trẻ, ai cũng chăm chăm kiếm tìm giá trị hạnh phúc ở nơi xa mà không nhận ra rằng chính quê hương, gia đình là giá trị, vẻ đẹp đích thực. Tới khi nhận ra được chân lí này thì cũng đã muộn.

Ý nghĩa - Giá trị

- Về nội dung: Học sinh cảm nhận, phân tích được những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, đồng thời biết thức tỉnh, trân trọng giá trị của những vẻ đẹp bình dị ngay cạnh ta, tôn trọng giá trị cuộc sống gia đình.

- Về nghệ thuật: Học sinh phân tích được nghệ thuật miêu tả tâm lí đặc sắc cùng những hình ảnh giàu tính biểu tượng và cách xây dựng tình huống, trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật trong ngòi bút của tác giả.

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi: “Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:
“Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian nhà bác Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, như hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không xót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.”
(Trích Bến quê, Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 9 tập 2)

Câu 1. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2. Đoạn văn diễn tả tâm trạng gì của nhân vật Nhĩ?

Câu 3. Nêu ý nghĩa cách sử dụng các từ ngữ “gần gũi” và “xa lắc” trong câu văn “Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không xót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình”.

Câu 4. Em có chia sẻ gì về suy nghĩ của nhân vật Nhĩ (Trình bày bằng 5 câu văn)

3
12 tháng 12 2018

Câu 1 :

PTBĐ chính : Miêu tả, biểu cảm

Câu 2 :

Tâm trạng : vừa gắn bó, yêu thuơng, vừa pha chút tiếc nuối, ân hận khi ngắm khung cảnh thiên nhiên nơi bãi bồi thân thuộc ngay trước cửa sổ nhà mình

Câu 3 :

Nhấn mạnh sự tương phản giữa khoảng cách địa lí của bãi bồi bên sông cận kệ nhà Nhĩ , vì Nhĩ chưa bao giờ đặt chân đến nên cảm thấy xa lạ . Qua đó thể hiện sự nghịch lí thuờng gặp trong cuộc sống

13 tháng 12 2018

Câu 1.
Phương thức chính: miêu tả và biểu cảm

Câu 2.
Đoạn văn diễn tả tâm trạng của nhân vật Nhĩ: vừa gắn bó, yêu thương, vừa pha chút nuối tiếc, ân hận khi ngắm khung cảnh thiên nhiên nơi bãi bồi thân thuộc ngay trước cửa sổ nhà mình.

Câu 3.
Các từ ngữ “gần gũi” và “xa lắc” trong câu văn “Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không xót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình”: nhấn mạnh sự tương phản giữa khoảng cách địa lí của bãi bồi bên sông cận kề nhà Nhĩ, nhưng vì Nhĩ chưa bao giờ đặt chân đến nên bãi bồi trở nên xa lạ. Qua đó thể hiện một nghịch lí thường gặp trong cuộc sống.

18 tháng 5 2019

Chọn đáp án: C.