"Bà lão láng giềng.....">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 2 2019

b, Sự tương tác về hành động lời nói của hai nhân vật giao tiếp: hai nhân vật đổi vai luân phiên

    + Bà lão hỏi thăm – chị Dậu cảm ơn

    + Bà lão hỏi tình hình anh Dậu – chị Dậu trả lời thân tình

    + Bà khuyên bỏ trốn- chị Dậu tán thành, nghe theo

23 tháng 11 2019

c, Cách nói thân tình, gần gũi, thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm giữa những người hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau

15 tháng 11 2018

a, Quan hệ bà lão hàng xóm với chị Dậu là quan hệ hàng xóm thân tình. Thể hiện qua cách xưng hô:

- Bà lão: bác trai, anh ấy

- Chị Dậu: cám ơn, nhà cháu, cụ…

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:(1) Vấn đề nhìn nhận đánh giá đúng vị trí, vai trò của lịch sử là vô cùng quan trọng bởi vì lịch sử chính là điểm tựa của chúng ta, là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc. Lịch sử giúp cho chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào truyền thống anh hùng, bất khuất, mưu trí, sáng tạo...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

(1) Vấn đề nhìn nhận đánh giá đúng vị trí, vai trò của lịch sử là vô cùng quan trọng bởi vì lịch sử chính là điểm tựa của chúng ta, là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc. Lịch sử giúp cho chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào truyền thống anh hùng, bất khuất, mưu trí, sáng tạo của tổ tiên và hy vọng vào tiền đồ, tương lai tươi sáng của dân tộc. Chính vì vậy, tất cả chúng ta cần phải hăng hái, tự giác học lịch sử nước nhà để có thể đón nhận được những thông tin, tiếp thu được những kinh nghiệm quí báu từ xa xưa vận dụng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc.

(2) Lịch sử không chỉ truyền dạy cho chúng ta nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên mà lịch sử còn tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta, truyền lại cho chúng ta quá khứ vẻ vang của dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, thời nào đất nước ta cũng xuất hiện những nhân tài có công trị nước yên dân, xây dựng cuộc sống thanh bình, hạnh phúc. Đặc biệt là những khi Tổ quốc bị xâm lăng, từ những người nông dân áo vải bình dị đã sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt có lòng yêu nước nồng nàn, có tài cầm quân thao lược đánh Bắc, dẹp Nam giữ yên bờ cõi, trở thành tấm gương sáng, để lại tiếng thơm cho muôn đời.

(TS. Phạm Ngọc Trung, Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?  

Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích

Câu 4: Anh/chị hãy nêu vai trò của môn lịch sử trong trường THPT theo quan điểm riêng của mình.Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. 
 

0
13 tháng 7 2019

Các nhân vật luân phiên lượt lời: lão Hạc và ông giáo, lão Hạc nói trước sau đó kết thúc tới lượt lời của ông giáo. Lão Hạc nói 5 lượt, ông giáo là 4 lượt lời

- Đoạn trích đa dạng về ngữ điệu: ban đầu Lão Hạc nói với giọng thông báo (Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!) tiếp đến giọng than thở, đau khổ,có lúc nghẹn lời

- Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở đoạn trích trên, nhân vật giao tiếp sử dụng biện pháp miêu tả, gợi lên hình ảnh đáng thương, khốn khổ của Lão Hạc

- Từ ngữ dùng trong đoạn trích khá đa dạng, nhất là từ ngữ mang tính khẩu ngữ, những từ đưa đẩy, chêm xen (đi đời rồi, à, ư, khốn nạn, chả hiểu gì đâu, thì ra…)

- Về câu, đoạn trích sử dụng câu tỉnh lược (bán rồi! Khốn nạn… ông giáo ơi!) mặt khác nhiều câu lại có yếu tố dư thừa, trùng lặp

Một bác Việt Nam ngồi ăn sáng trong quán, thì bỗng có một chú Mỹ lân la vào ngồi cạnh, vừa bỏm bẻm nhai kẹo cao su vừa bắt chuyện.- Này, ở Việt Nam ăn bánh mì cả vỏ à?- Ừ – khó chịu vì bị làm phiền, bác Việt Nam trả lời cộc lốc.- Hừm, ở Mỹ bọn tao khác, chỉ ăn ruột thôi, cùi bánh thì nghiền ra làm bánh sừng bò, bán sang Việt Nam.Chu mỏ thổi một cái bong bóng, hắn hỏi tiếp với...
Đọc tiếp

Một bác Việt Nam ngồi ăn sáng trong quán, thì bỗng có một chú Mỹ lân la vào ngồi cạnh, vừa bỏm bẻm nhai kẹo cao su vừa bắt chuyện.
- Này, ở Việt Nam ăn bánh mì cả vỏ à?
- Ừ – khó chịu vì bị làm phiền, bác Việt Nam trả lời cộc lốc.
- Hừm, ở Mỹ bọn tao khác, chỉ ăn ruột thôi, cùi bánh thì nghiền ra làm bánh sừng bò, bán sang Việt Nam.
Chu mỏ thổi một cái bong bóng, hắn hỏi tiếp với vẻ mặt rất tự mãn:
- Thế chúng mày cũng ăn mứt với bánh mì chứ?
- Tất nhiên – Bác Việt Nam trả lời, với vẻ ko quan tâm.
- Ở Mỹ khác – vừa nổ đốp một bóng kẹo cao su, chú Mỹ vừa nói với vẻ chế diễu – bọn tao chỉ ăn hoa quả cho bữa sáng, còn vỏ, hạt thì tái chế biến thành mứt, rồi bán cho Việt Nam.
Ðến đây thì cú lắm rồi, bác Việt Nam bèn hỏi lại:
-Thế ở Mỹ chúng mày có “ấy ấy” không?
- Tất nhiên.
- Thế chúng mày làm gì với những bao OK vừa dùng xong?
- Vứt đi thôi, thế cũng hỏi.
Mỉm cười với ánh mắt tinh quái, bác Việt Nam trả lời:
- Chúng tao thì khác, ở Việt Nam người ta gom tất cả OK dùng rồi để tái chế, nấu chảy ra thành chewing gum, rồi đem xuất khẩu sang… bán cho chúng mày đấy…

Hay ko mí bn, oaoa

nếu hay trả lời tí nghen, like cho hén

Bài tập Văn Sử Địa

 

11
29 tháng 5 2016

ừ cũng được nhưng đoạn cuối thì hơi phản cảm haha

29 tháng 5 2016

nhớ like nha!ok

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 3 :Tôi nhớ lúc nhỏ có lần phạm lỗi, mẹ phạt quỳ úp mặt vào tường suốt hai tiếng đồng hồ. Khi đi làm về, nghe mẹ kể lại, ba đã gọi tôi đến và nói: “Trở thành người như thế nào là tự do của con. Trở thành người tốt hay người xấu là tự do tuyệt đối của con. Con có toàn quyền lựa chọn cho cuộc đời...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 3 :

Tôi nhớ lúc nhỏ có lần phạm lỗi, mẹ phạt quỳ úp mặt vào tường suốt hai tiếng đồng hồ. Khi đi làm về, nghe mẹ kể lại, ba đã gọi tôi đến và nói: “Trở thành người như thế nào là tự do của con. Trở thành người tốt hay người xấu là tự do tuyệt đối của con. Con có toàn quyền lựa chọn cho cuộc đời mình. Ba mẹ yêu thương con không phải vì con mà vì con là con của ba mẹ, bởi vậy kể cả khi con trở thành một người xấu, một kẻ dối trá hay thậm chí trộm cắp, thì tình yêu của ba mẹ dành cho con vẫn không thay đổi. Nhưng ba muốn con biết rằngba mẹ sẽ rất hạnh phúc và tự hào nếu con trở thành một người chính trực và biết yêu thương.”

Đó là lý do đầu tiên để tôi muốn trở thành một người chính trực và biết yêu thương. Thậm chí, tôi chỉ cần một lý do đó mà thôi.

Kinh Tamud viết: “Khi ngươi dạy con trai mình, tức là ngươi dạy con trai của con trai ngươi.”. Bởi thế, hiển nhiên là tôi cũng sẽ nói với con tôi những lời ba tôi đã nói.

[....] Ai cũng có thể dạy một cậu con trai mới lớn lái xe hoặc mở bugi bị ướt ra lau khi đi qua quãng đường ngập nước. Nhưng thật đặc biệt khi cậu học những điều đó từ chính cha mình.

(Trích “Nếu biết trăm năm là hữu hạn...” - Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn, 2019, tr 15)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Lý do đầu tiên để nhân vật tôi muốn trở thành một ngươi chính trực và biết yêu thương là gì?

Câu 3: Nội dung câu Kinh Talmud: “Khi ngươi dạy con trai mình, tức là ngươi dạy con trai của con trai ngươi.” được anh/chị hiểu như thế nào?

1
1 tháng 1 2022

Câu 1 : Tự sự

Câu 2 : Ba mẹ yêu thương con không phải vì con mà vì con  con của ba mẹ, bởi vậy kể cả khi con trở thành một người xấu, một kẻ dối trá hay thậm chí trộm cắp, thì tình yêu của ba mẹ dành cho con vẫn không thay đổi. ... Đó là lý do đầu tiên để tôi muốn trở thành một người chính trực và biết yêu thương.

Câu 3 : - Câu kinh đó ý nói: khi chúng ta dạy cho con cái mình những điều tốt đẹp, chúng sẽ mang những điều tốt đẹp đó để cư xử với tất cả mọi người xung quanh và dạy dỗ những thế hệ sau này. Những điều tốt đẹp ấy sẽ như một hạt giống tốt tươi được lan xa, lan rộng.

8 tháng 6 2016

–    Sau khi Phùng chứng kiến cảnh ấy không khỏi bất bình cho người phụ nữ. Anh đã về và nói với người bạn của mình là chánh án Đẩu cho kêu người phụ nữ lên để khuyên chị ta bỏ chồng
–    Người đàn bà:
•    Không có tên
•    Trạc ngoài 40
•    Thô kệch, mặt giỗ
->    Đó là một người đàn bà xấu xí, gợi ấn tượng về một cuộc sống nghèo khổ cực nhọc
–    Cuộc sống vất vả của người phụ nữ hàng chài:
•    Về vật chất: nghèo khổ, cả gia đình sống trên một chiếc thuyền
•    Về tinh thần: thường xuyên bị đánh đập
–    Người đàn bà đầu tiên dụt dè sợ hãi khép nép từ chối yêu cầu bỏ chồng của chánh án Đẩu
–    Sau đó bà như một người khác xưng hô với hai người tòa án là chị và các chú. Bà tỏ ra từng trải và nêu lên những nguyên nhân không chịu bỏ chồng.                                                                                                                           •    Người đàn ông là chỗ dựa cho cả gia đình nhất là khi biển động phong ba
•    Người đàn bà cần chồng vì còn phải nuôi những đứa con  hi sinh
•    Trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái được hòa thuận vui vẻ
–    Ban đầu Đẩu và Phùng rất nghiêm nghị nhưng về sau lại chỉ biết lắng nghe. Cả hai người đều nhận thấy người đàn bà kia không giống như cái vẻ bề ngoài của mình, bà có một trái tim nhân hậu biết thông cảm cho chồng, biết hi sinh vì con cái. Bà là một người từng trải. có thể nói vẻ đẹp tâm hồn bà tiêu biểu cho nét đẹp người mẹ Việt Nam
–    Kết thúc câu chuyện người đàn bà ra về tiếp tục cuộc sống còn nghệ sĩ Phùng mang bức ảnh về làm bức lịch đầu năm. Mỗi lần Phùng nhìn vào bức tranh ấy lại thấy một đốm lửa hồng như gợi nhắc về người đàn bà làng chài
                                                       

 
 
8 tháng 6 2016

1. Số phận bất hạnh:

- Không có tên riêng: Tác giả không đặt cho chị một tên riêng nào mà gọi chị một cách phiếm định là  “người đàn bà”. Nhà văn cố tình mờ hoá tên tuổi của chị để tô đậm một số phận.

-  Ngoại hình xấu xí: “thuở nhỏ là đứa con gái xấu lại rỗ mặt”.

- Nỗi bất hạnh của chị

   + Vì xấu xí nên không ai thèm lấy chị lỡ lầm và có mang với một anh hàng chài.

   + Cuộc sống vất vả, nghèo khổ, lại đông con, những khi biển động, hàng tháng “cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng chấm muối luộc”.

   +  Sống cam chịu, nhẫn nhục: thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng chị không hề chống trả hay trốn chạy.

   + Quen sống với môi trường sông nước nên khi đến toà án chị cảm thấy lạ lẫm và “sợ sệt”, “lúng túng”, “tìm đến một góc tường để ngồi”, “cố thu người lại”, “cúi mặt xuống”…

   => Tác giả khắc hoạ thật ấn tượng về người đàn bà một đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay đắng.

2. Vẻ đẹp tâm hồn của chị:

- Yêu thương con tha thiết:

   + Ban đầu chị bị chồng đánh ở dưới thuyền, sau đó, chị xin với lão đưa chị lên bờ mà đánh; trước khi bị chồng đánh, chị ngước mắt về phía chỗ chiếc thuyền đậu… chị không sợ đòn mà chỉ sợ các con thấy cảnh tượng đau xót sẽ làm thương tổn những trái tim ngây thơ.

   + Khi thằng Phác bênh chị đánh trả lại người cha, hình như lúc ấy chị mới cảm thấy đau đớn, gọi “Phác, con ơi” rồi “chắp tay vái lấy vái để” nó, rồi “ôm chầm lấy” nó “Thằng nhỏ … như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ xuyên qua tâm hồn người đàn bà” -> Đằng sau cái vái lạy đó là chị muốn đứa con đừng làm những điều đáng tiếc với cha mình, là cái lẽ đời mà chị muốn cho con hiểu.

   + Không muốn ly hôn, chấp nhận bị đánh đập, hành hạ để nuôi con khôn lớn: “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn (…) Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình (…) được!”

- Hiểu nguyên nhân làm nên sự tha hoá nhân cách của người chồng:

   + Khi Đẩu khuyên chị ly hôn, “chị chắp tay vái lia lịa” và nói “Con lạy quý toà… quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó…”. Bởi chị hiểu chính nghèo khổ, con cái nheo nhóc, không gian sống tù đọng là nguyên nhân biến một anh cục tính hiền lành thành gã đàn ông thô bạo, dã man.

    + Chị thấm thía, thấu hiểu nguyên căn những trận địn vũ phu của người chồng: “ giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn…” , “… cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật” -> Người đàn bà thơ vụng, xấu xí v khốn khổ ấy luơn tìm cch lí giải hnh vi của chồng mình để giữ gìn, để che chắn cái gia đình khốn cng của mình trước sự chỉ trích dù rất đúng và chân thành của những người khác.

- Trong đau khổ, chị vẫn chắt lọc niềm vui để sống: Chị nói về những lần vui vẻ hiếm hoi của gia đình: “ở trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ” hay “vui nhất là ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”. Nói về những điều đó “mặt chị ửng sáng lên như một nụ cười”…

   => Hạnh phúc của người đàn bà khốn khổ này cũng chính là niềm hạnh phúc thật lạ lùng và khó hiểu với những người như Phùng, như Đẩu. Trong vất vả, nhọc nhằn, đau đớn, người đàn bà vẫn tìm thấy, vẫn chắt chiu được những niềm vui ít ỏi, niềm vui lấp lánh trong âm thầm, nhẫn nhịn, chịu đựng, hi sinh  - Đó là bản chất tốt đẹp của “NHỮNG BÀ MẸ”

3. Giá trị nhân đạo của tác phẩm:

- Qua hình ảnh người đàn bà, tác giả thể hiện sự quan tâm đến những con người bất hạnh và khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của họ: Dù khó khăn gian khổ nhưng họ vẫn khát khao hạnh phúc bình dị, khát khao cuộc sống no đủ, bình yên.

- Tác giả phê phán nạn bạo hành trong gia đình – một mảng tối của xã hội đương đại.