K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 2 2020

Câu 1 :Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là: biểu cảm
Câu 2 : Nội dung chính của đoạn thơ:

- Tình cảm yêu mến của tác giả đối với truyện cổ dân gian, cảm nhận thấm thía về bài học làm người ẩn chứa trong những truyện cổ dân gian mà cha ông ta đã đúc rút, răn dạy.
Câu 3: Đó là:

- Ở hiền gặp lành

- Tương người như thể thương thân

- Yêu nhau mấy núi cũng leo - mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua.
Câu 4 : Có 2 cách trả lời, đồng tình hoặc không đồng tình. Lí giải :
- TH1. Truyện cổ dân gian chính là nhịp cầu nối liền bao thế hệ
- TH2 :Vì truyện cổ dân gian kết tinh những vẻ đẹp tình cảm, tư tưởng của người xưa.

Câu 5: Đoạn thơ gợi cho em nhớ đến những truyện:

- Tấm Cám.

- Đẽo cày giữa đường.

Chúc bạn học tốt!

13 tháng 2 2020

1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ: Ca ngợi kho tàng truyện cổ của nước ta. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của cha ông.
3. Hai câu tục ngữ, ca dao được gợi ra trong đoạn thơ trên:

- Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

- Ở hiển thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật tiên độ trì

Bài thơ Truyện cổ nước mìnhTôi yêu truyện cổ nước tôiVừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xaThương người rồi mới thương taYêu nhau dù mấy cách xa cũng tìmỞ hiền thì lại gặp hiềnNgười ngay thì gặp người tiên độ trìMang theo truyện cổ tôi điNghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưaVàng cơn nắng, trắng cơn mưaCon sông chảy có rặng dừa nghiêng soiĐời cha ông với đời tôiNhư con sông với chân trời đã xaChỉ...
Đọc tiếp

Bài thơ Truyện cổ nước mình

Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì gặp người tiên độ trì

Mang theo truyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn truyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

Rất công bằng, rất thông minh

Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.

Thị thơm thì giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì

 

Tôi nghe truyện cổ thầm thì

Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.

Đậm đà cái tích trầu cau

Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người.

Sẽ đi qua cuộc đời tôi

Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi.

Nhưng bao truyện cổ trên đời

Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm.

 

1979

 

Tác giả: Lâm Thị Mỹ Dạ

câu 1.việc viết bài thơ truyện cổ nườc mình bằng thể thơ lục bát có ý nghĩa như thế nài ?

câu 2 hãy kể 3 truyện cổ của người việt mà lâm thị mỹ dạ nhắc đến trong bài thơ mỗi truyện cổ đó gắn với bài học nào về cuộc sống?

câu 3 .Em hiểu như thế nào về hai dòng thơ"Tôi nghe chuyện cổ thầm thì /lời cha ông dạy cũng vì đời sau'' qua bài thơ em cảm nhận được tình cảm của nhà thơ đối với những truyện cổ nước mình như thế nào?

câu 4 theo em "lời cha" ông dạy được gửi gắm trong truyện cổ nước mình có ý nghĩa như thế nào đối với các thế hệ con chấu hôm nay?

1
27 tháng 7 2023

Câu 1: Việc viết bài thơ "Truyện cổ nước mình" bằng thể thơ lục bát có ý nghĩa để từng câu thơ - cũng như ý diễn đạt thêm gần gũi với nội dung thơ, từ đó càng thể hiện rõ tình cảm chân thành của tác giả với truyện cổ nước ta - những áng ca dao, dân ca đẹp đẽ.

Câu 2:

Ba truyện cổ của người Việt mà Lâm Thị Mỹ Dạ nhắc đến trong bài thơ: "Thương người rồi mới thương ta", "Ở hiền thì lại gặp hiền", "Đẽo cày theo ý người ta - Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì".

- "Thương người rồi mới thương ta" gắn với bài học phải biết yêu thương người khác trước, thương bản thân sau và không nên ích kỉ chi biết lợi ích bản thân.

- "Ở hiền thì lại gặp hiền" gắn với bài học phải biết sống hiền lành, tu tâm tích đức thì bản thân mới được đối xử tốt đẹp, gặp điều may mắn, thành công.

-  "Đẽo cày theo ý người ta - Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì" gắn với bài học làm việc phải nhất quán theo ý tưởng, suy nghĩ của bản thân phải có sự độc lập và không nghe quá theo ý người khác.

Câu 3: Về hai dòng thơ "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì /lời cha ông dạy cũng vì đời sau'', em hiểu rằng mỗi một câu truyện cổ - lời răn dạy của cha ông đều là kinh nghiệm thực tế đúng đắn, cách làm người tốt đẹp để mỗi thế hệ đều được kế thừa.

+ Qua bài thơ em cảm nhận được tình cảm của nhà thơ đối với những truyện cổ nước mình rất chân thành, giản dị, sâu sắc, thấu hiểu.

Câu 4: Theo em "lời cha ông" dạy được gửi gắm trong truyện cổ nước mình có ý nghĩa cung cấp kinh nghiệm sống, cách sống, phẩm chất cần có và tính cách không nên có đối với các thế hệ con chấu hôm nay.

27 tháng 7 2023

 

Thank you so much for your help

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Mang theo truyện cổ tôi đi Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi Đời cha ông với đời tôi Như con sông với chân trời đã xa Chỉ còn truyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình. Rất công bằng, rất thông minh Vừa độ lượng lại đa tình đa mang. Thị thơm thì giấu người...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Mang theo truyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn truyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

Rất công bằng, rất thông minh

Vừa độ lượng lại đa tình đa mang.

Thị thơm thì giấu người thơm,

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà.

Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì.

Tôi nghe truyện cổ thầm thì

Lời ông cha dạy cũng vì đời sau.

Đậm đà cái tích trầu cau

Miếng trầu do thắm nặng sâu tình người.

(Trích Truyện cố nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ, Theo Thơ chọn với lời bình, tr.251, NXB Giáo dục, 2002)

a. Đoạn thơ gợi nhắc đến những truyện cổ dân gian nào?

b. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đưoc sử dụng trong doạn thơ.

c. Qua đoạn thơ, những giá trị nào của truyện cổ dân gian Việt Nam được khẳng dinh?

d. Có ý kiến cho rằng truyện cổ ngày càng không cần thiết với giới trẻ hôm nay. Em có đồng ý diểm đó không? Vì sao? Viết doạn vän từ 3-5 câu trả lời câu hỏi trên.

2
17 tháng 5 2020

a) Gợi nhắc đến những chuyện cổ dân gian sau:

- Sọ Dừa

- Tấm Cám

- Đẽo cày giữa đường

- Sự tích trầu cau

b)

- Phép tu từ so sánh: đời cha ông với đời tôi - con sông với chân trời đã xa.

- Tác dụng:

Nhờ việc sử dụng thành công phép tu từ so sánh trong đoạn trích "Truyện cổ nước mình" trên, tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đã làm cho sự xa lìa của đời cha ông với đời tôi trong tiềm thức mỗi con người như dậy lên sâu đậm, làm cho người đọc nhớ nhung những ngày xưa đã qua giờ chỉ còn giống "con sông" cùng "chân trời". Tuy vậy, tác giả cũng làm bật lên sự biết ơn của thế hệ con cháu đời sau được hưởng những câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn ý nghĩa, giúp cho mình trở nên khôn ngoan, thông minh hơn, sau bao nhiêu năm trời rồi mà ý nghĩa câu chuyện sẽ chẳng bao giờ lung lạc sai trái. Từ đó, ta có thể thấy được lòng biết ơn của tác giả Mỹ Dạ và chúng ta, không quên tưởng nhớ, thương tiếc ông cha cùng thời gian đã đi vào quá khứ. Phải chăng, nhờ lòng "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" sâu sắc đã khiến cho Mỹ Dạ có những vần thơ khéo léo, công phu hay đến vậy?

c) Qua đoạn thơ, những giá trị sâu sắc về mặt hình ảnh, bài học, tình người của truyện cổ dân gian Việt Nam được khẳng định.

d) Em không đồng ý với quan điểm truyện cổ ngày càng không cần thiết với giới trẻ hôm nay. Thứ nhất, em có thể thấy, mặc dù đã bao năm tháng trôi qua rồi mà ý nghĩa truyện vẫn đúng đắn không lung lạc, tỏ lên được nét đẹp về tính cách của một người "máu đỏ da vàng" chúng ta, phê phán được những hành động không theo lẽ phải mà giờ nay vẫn cứ đúng. Truyện Tấm Cám cho thấy đức tính "Ở hiền gặp lành": giờ nay, cũng chẳng phải ở hiền mới gặp lành hay sao? Đi đánh người, không có quả báo cũng lạ. Truyện "Đẽo cày giữa đường" phê phán hành động không theo lẽ phải của một anh chàng nào đó, cho chúng ta thấy cái giá phải trả khi không có ý kiến riêng của mình là như thế nào. Thứ hai, trẻ em ngày nay cần phải học những nét đẹp truyền thống của dân tộc mình, nếu không thì sẽ không biết nguồn cội của mình là chi, là thế nào: như vậy là không được rồi! Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chẳng nói dân tộc ta phải học nét đẹp ta đó sao? Qua những điều trên, em thấy rằng, truyện cổ là thứ rất cần thiết cho thế hệ trẻ hôm nay, quan điểm phản bác lại điều này là vô cùng sai trái.

Nguyễn Kim Khánh :3 tự làm đó bạn, thấy mk có tâm chưa 🤣

14 tháng 12 2021

a) Gợi nhắc đến những chuyện cổ dân gian sau:

- Sọ Dừa

- Tấm Cám

- Đẽo cày giữa đường

- Sự tích trầu cau

Hãy đọc đoạn thơ sau và trả lời các yêu cầu ở bên dưới: "Tôi yêu truyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa Thương người rồi mới thương ta Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm Ở hiền thì lại gặp hiền Người ngay thì gặp người tiên độ trì Mang theo truyện cổ tôi đi Nghe trong cuộc sống thầm thì thiết tha" ("Truyện cổ nước tôi" của Lâm Thị Mỹ Dạ) Câu 1 : Đoạn thơ trên liên...
Đọc tiếp

Hãy đọc đoạn thơ sau và trả lời các yêu cầu ở bên dưới:

"Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì gặp người tiên độ trì

Mang theo truyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì thiết tha"

("Truyện cổ nước tôi" của Lâm Thị Mỹ Dạ)

Câu 1 : Đoạn thơ trên liên quan đến câu ca dao hay tục ngữ nào,viết lai 1 câu ca dao hay tục ngữ mà em biết.

Câu 2 :Tìm 1 câu rút gọn.Khôi phục lại câu rút gọn vừa tìm

Câu 3: Tìm biện pháp tu từ trong 2 câu thơ sau và phân tích ý nghĩa của phép tu từ đó :

"Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm"

Câu 4 : Nhà thơ đã khẳng định giá trị , ý nghĩa gì của truyện cổ?Em hãy trả lời trong khoảng 6-8 câu văn.

1
27 tháng 3 2020

Câu 1:

-Những câu ca dao , tục ngữ liên quan:ở hiền gặp lành, thương người như thể thương thân, Yêu nhau mấy núi cũng leo- mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua.

Câu 2:

Bà ơi! Bà đi lâu thế! Mãi chẳng về!

Câu rút gọn: Mãi chẳng về!

Khôi phục: Bà mãi chẳng về!

Câu 3+4:Mình cũng ko rõ lắm, bạn thông cảm nha!

Bạn thông cảm nha!Chúc bạn học tốt!!!!

23 tháng 11 2018

a.1)thơ ấu

a.2) vi vu

đặt câu: gió thổi vi vu

b) Đức Trung (ko chắc)

c) bài thơ có nội dung là:

tả về miền quê ngày xưa

và tác giả mong muốn được quay lại tuôi thơ

Mọi người trên hoc24 cho mình 1 lời nhận xét về bài văn mới nha. Giúp nha chứ mai mình kiểm tra rồi, muốn có người coi qua, nhận xét và chấm thử.    Dòng sông trong ký ức của nhiều người là nơi gắn liền với những kỷ niệm vui buồn, và đôi khi chỉ cần nhìn dòng sông là bao nhiêu nỗi buồn chợt tan biến vì nhờ làn gió mát rượi thổi bay đi...Tôi cũng thế. Khi tôi sinh ra trong ngôi nhà nằm...
Đọc tiếp

Mọi người trên hoc24 cho mình 1 lời nhận xét về bài văn mới nha. Giúp nha chứ mai mình kiểm tra rồi, muốn có người coi qua, nhận xét và chấm thử.

    Dòng sông trong ký ức của nhiều người là nơi gắn liền với những kỷ niệm vui buồn, và đôi khi chỉ cần nhìn dòng sông là bao nhiêu nỗi buồn chợt tan biến vì nhờ làn gió mát rượi thổi bay đi...Tôi cũng thế. Khi tôi sinh ra trong ngôi nhà nằm cạnh bờ kè Cổ Chiêng, thì 13 năm nay, kỉ niệm và tình cảm của tôi đã gắn bó với sông như bè như bạn. Kỉ niệm sâu sắc, chân thành, không có vật gì thay thế được.

    Tôi nhớ mỗi buổi sáng trên bờ kè, khi cơn gió nhẹ nhàng lướt qua con sông, làm dòng nước chao đảo, bay bỗng mái tóc những cô gái xinh xắn dạo trên bờ kè. Buổi sáng nắng sớm, tôi thích ngắm nhìn những tia nắng sáng đầu tiên chiếu nhẹ lấp lánh qua cửa sổ nhà, trên mái nhà, bên hàng cây xanh xanh và luống rau nhà tôi và cả chiếu lấp lánh trên con sông với những cơn sóng nhè nhẹ sáng sớm.

    Tia nắng sáng đã lên. Đúng, đã làm cho mọi thứ quanh con sông bừng tỉnh giấc. Những con thuyền đánh cá hàng loạt bắt đầu ra khơi, những chiếc thuyền chở những con cá trắng tinh, tươi sống, đuôi còn vẩy đành đạch trên những con tàu đang tiến về phía bờ kè nơi tôi đang sống. Họ từ phương xa đến, mang những con cá trông thật là ngon, tấp nập bán hàng “mốt” của họ quanh con sông Cổ chiêng. Mỗi sáng thế này mẹ em đều nhờ em lấy xuồng ra sông rồi mua giùm mẹ vài con cá “phương xa” để mẹ bắt tay đổi hương vị cho bữa trưa trước khi em đến trường.

    Hằng ngày, tôi đều xoay quanh một cuộc sống, một cái trọng tâm cứ xoay vòng, xoay vòng mỗi ngày. Mỗi buổi sáng đi học, qua con sông ấy, cơn gió mát thổi vào cơ thể giúp tôi tỉnh táo, khích lệ tôi nhanh nhanh tới trường, bước tới tương lai. Khi về ngày với cơn căng thẳng của bài học trong lớp mệt mỏi, tôi chợt nhận ra hạnh phúc nhất chính là cùng gia đình vui vẻ ăn cơm, ăn những con cá do sông nuôi dưỡng lâu nay và trong đó có cả tình yêu mẹ dành cho gia đình, hương vị mặn mà tình quê, vị hương con sông. Mỗi buổi chiều khi hoàng hôn xuống, tôi hay cùng em gái và bạn bè ngắm sông, ngắm cảnh đẹp đất nước ta trên bờ sông. Cảnh sắc hoàng hôn luôn huyền ảo, in bóng xuống nước, sắc cam cam, đỏ đỏ, khi lại có tia sáng nhỏ của mặt trời sắp lặn còn nhớ trời, chiếu xuống sông như để thể hiện nỗi nhớ nhung, không muốn của xa rời thế giới. Những lúc tôi buồn, tôi khóc, hãy rơi nước mắt xuống dòng sông, sông sẽ an ủi cậu bằng cơn gió mát, khích lệ cậu bằng ánh nắng ấm áp của mặt trời. Mỗi ngày mỗi ngày, cho dù xoay quanh chỉ có thế, tôi cũng cảm thấy đủ rồi.

    Vào một ngày mùa đông se lạnh, khi đang đến trường. Đi ngang qua con sông ấy, tôi dừng lại, nhắm mắt và khẽ nói nhỏ bên tai sông:

- nè, cảm ơn cậu nhiều lắm, người bạn thân thương, ôm ấp tôi sự hạnh phúc bao ngày qua. Tôi yêu cậu lắm, dòng sông bé nhỏ ủ ấp kỉ niệm thân thương.

3
18 tháng 10 2016

Hay lắm !

18 tháng 10 2016

Còn 1 cái nữa wên nói đó là đừng chấm lỗi chính tả hay lỗi số, mình viết thế cho ngắn. 

Câu 1:Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi  ( Những năm tháng xa quê. Giông tố cuộc đời tưởng chừng như cuốn bay đi tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kinh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mịt khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xoá sương mù sau Tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân...
Đọc tiếp

Câu 1:Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi  

Những năm tháng xa quê. Giông tố cuộc đời tưởng chừng như cuốn bay đi tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kinh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mịt khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xoá sương mù sau Tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi.

a, Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên 

b,Ghi các từ láy, từ đồng nghĩa có trong đoạn văn trên 

c, Chỉ ra biện pháp điệp ngữ trong đoạn văn trên

Câu 2 : 

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

a, Cho biết tên tác phẩm của bài thơ đó 

b, Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ 

1
30 tháng 12 2018

a. Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

b. Từ láy: tâm tư; mênh mông; cuồn cuộn; biêng biếc; lặng lờ; mù mịt; thăm thẳm; nghiêng nghiêng.

Từ đồng nghĩa: chảy, trôi vs cuốn

Đợt KT trước, cô cho KT bốc thăm. Thằng lớp phó nó bốc trúng đề Nụ cười của mẹ. Một số đứa như mình đã biểu tình thế là cô cho làm lại đề mà con Lớp trưởng bốc. Mấy bạn chấm giùm coi được chưa nha! Mình muốn gỡ điểm>Dòng sông trong ký ức của nhiều người là nơi gắn liền với những kỷ niệm vui buồn, và đôi khi chỉ cần nhìn dòng sông là bao nhiêu nỗi buồn chợt tan biến...
Đọc tiếp

Đợt KT trước, cô cho KT bốc thăm. Thằng lớp phó nó bốc trúng đề Nụ cười của mẹ. Một số đứa như mình đã biểu tình thế là cô cho làm lại đề mà con Lớp trưởng bốc. Mấy bạn chấm giùm coi được chưa nha! Mình muốn gỡ điểm>

Dòng sông trong ký ức của nhiều người là nơi gắn liền với những kỷ niệm vui buồn, và đôi khi chỉ cần nhìn dòng sông là bao nhiêu nỗi buồn chợt tan biến vì nhờ làn gió mát rượi thổi bay đi...Tôi cũng thế. Khi tôi sinh ra trong ngôi nhà nằm cạnh bờ kè Cổ Chiêng, thì 13 năm nay, kỉ niệm và tình cảm của tôi đã gắn bó với sông như bè như bạn. Kỉ niệm sâu sắc, chân thành, không có vật gì thay thế được.

Tôi nhớ mỗi buổi sáng trên bờ kè, khi cơn gió nhẹ nhàng lướt qua con sông, làm dòng nước chao đảo, bay bỗng mái tóc những cô gái xinh xắn dạo trên bờ kè. Buổi sáng nắng sớm, tôi thích ngắm nhìn những tia nắng sáng đầu tiên chiếu nhẹ lấp lánh qua cửa sổ nhà, trên mái nhà, bên hàng cây xanh xanh và luống rau nhà tôi và cả chiếu lấp lánh trên con sông với những cơn sóng nhè nhẹ sáng sớm.

Tia nắng sáng đã lên. Đúng, đã làm cho mọi thứ quanh con sông bừng tỉnh giấc. Những con thuyền đánh cá hàng loạt bắt đầu ra khơi, những chiếc thuyền chở những con cá trắng tinh, tươi sống, đuôi còn vẩy đành đạch trên những con tàu đang tiến về phía bờ kè nơi tôi đang sống. Họ từ phương xa đến, mang những con cá trông thật là ngon, tấp nập bán hàng “mốt” của họ quanh con sông Cổ chiêng. Mỗi sáng thế này mẹ em đều nhờ em lấy xuồng ra sông rồi mua giùm mẹ vài con cá “phương xa” để mẹ bắt tay đổi hương vị cho bữa trưa trước khi em đến trường.

Hằng ngày, tôi đều xoay quanh một cuộc sống, một cái trọng tâm cứ xoay vòng, xoay vòng mỗi ngày. Mỗi buổi sáng đi học, qua con sông ấy, cơn gió mát thổi vào cơ thể giúp tôi tỉnh táo, khích lệ tôi nhanh nhanh tới trường, bước tới tương lai. Khi về ngày với cơn căng thẳng của bài học trong lớp mệt mỏi, tôi chợt nhận ra hạnh phúc nhất chính là cùng gia đình vui vẻ ăn cơm, ăn những con cá do sông nuôi dưỡng lâu nay và trong đó có cả tình yêu mẹ dành cho gia đình, hương vị mặn mà tình quê, vị hương con sông. Mỗi buổi chiều khi hoàng hôn xuống, tôi hay cùng em gái và bạn bè ngắm sông, ngắm cảnh đẹp đất nước ta trên bờ sông. Cảnh sắc hoàng hôn luôn huyền ảo, in bóng xuống nước, sắc cam cam, đỏ đỏ, khi lại có tia sáng nhỏ của mặt trời sắp lặn còn nhớ trời, chiếu xuống sông như để thể hiện nỗi nhớ nhung, không muốn của xa rời thế giới. Những lúc tôi buồn, tôi khóc, hãy rơi nước mắt xuống dòng sông, sông sẽ an ủi cậu bằng cơn gió mát, khích lệ cậu bằng ánh nắng ấm áp của mặt trời. Mỗi ngày mỗi ngày, cho dù xoay quanh chỉ có thế, tôi cũng cảm thấy đủ rồi.

Vào một ngày mùa đông se lạnh, khi đang đến trường. Đi ngang qua con sông ấy, tôi dừng lại, nhắm mắt và khẽ nói nhỏ bên tai sông:

- nè, cảm ơn cậu nhiều lắm, người bạn thân thương, ôm ấp tôi sự hạnh phúc bao ngày qua. Tôi yêu cậu lắm, dòng sông bé nhỏ ủ ấp kỉ niệm thân thương.

Đọc xong cmt phần nhận xét của bạn về bài văn. Năn nỉ đó. Cmt rõ ràng chút, chỗ này, chỗ nọ. Chỗ nào cần sửa, chỗ nào OK. Chấm bài giùm cx có tick mà. Cả tick mình và của mấy GV nữa (2 đợt hồi lớp 6 có đăng và họ có tick khi nhận xét giùm)

1
24 tháng 10 2016

+ Mỗi buổi sáng đi học qua con sông ấy, những làn gió nhè nhẹ thổi qua khe tóc tôi, như một cánh tay vỗ vào vai tôi động viên khích lệ tôi khi tới trường.

+ tôi chợt nhận ra nơi hạnh phúc nơi mà tôi và gia đình đã có những bữa cơm vui vẻ nhất, ăn những con cá do sông nuôi dưỡng lâu nay và trong đó có cả tình yêu mẹ dành cho gia đình, hương vị ngọt của tình quê, vị hương con sông.

Nếu được chấm bài này tớ chấm cho bạn 8 điểm ( coi như là khích lệ bạn )

 

Đây chỉ là góp ý của mình thôi nha! Chúc bạn sẽ đạt điểm cao trong bài kt này! hihi

24 tháng 10 2016

Để mình sửa, cám ơn nhiều lun

Đêm trăng hôm nay trông sáng quá ! Thậm chí khi lấy sách Ngữ Văn ra soạn bài mà tôi còn lưu luyến ngắm trăng mãi. Ôi ! Thật ngạc nhiên ! Hôm nay tôi sẽ soạn bài thơ “Cảnh Khuya” của tác giả Hồ Chí Minh . Bài thơ được Bác viết trong những năm đầu cuộc kháng chiến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Khu rừng Việt Bắc . Qua bài thơ , tôi như đã thấy được vẻ đẹp huyền ảo , tâm...
Đọc tiếp

Đêm trăng hôm nay trông sáng quá ! Thậm chí khi lấy sách Ngữ Văn ra soạn bài mà tôi còn lưu luyến ngắm trăng mãi. Ôi ! Thật ngạc nhiên ! Hôm nay tôi sẽ soạn bài thơ “Cảnh Khuya” của tác giả Hồ Chí Minh . Bài thơ được Bác viết trong những năm đầu cuộc kháng chiến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Khu rừng Việt Bắc . Qua bài thơ , tôi như đã thấy được vẻ đẹp huyền ảo , tâm hồn yêu nước , yêu thiên nhiên thiết tha của Bác . Tôi đọc liền một hơi :

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trước mắt tôi bây hiện lên hình ảnh của Bác – người cha già của dân đang say sưa ngắm nhìn vẻ đẹp của trăng .

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả các âm thanh khác đều lắng chìm đi để nổi bật lên tiếng suối róc rách, văng vẳng . Hay đó chính là tiếng hát du dương , trong trẻo của một ai đó ? Trong câu đầu tiên , tiếng suối rì rầm rất “trong” ấy lại được so sánh với tiếng hát “xa” .Phép so sánh ấy thật ấn tượng : tiếng suối tưởng chừng là lạnh lẽo , mơ hồ khi được so sánh với tiếng hát của con người , nhờ vậy mà trở nên thật gần gửi , trong trẻo . Câu thơ này làm ta liên tưởng đến cảnh suối trong bài “Côn sơn ca” và “Khóc Dương Khuê” :

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

(“Côn sơn ca-Nguyễn Trãi)

hay

“Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo”
(“Khóc Dương Khuê” – Nguyễn Khuyến)

Sự so sánh liên tưởng vừa làm nổi bật lên nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa , mà còn thể hiện được sự nhạy cảm , tinh tế của trái tim của Bác . Tả suối , ngòi bút của Bác Hồ thật điêu luyện : lấy cái động (suối chảy) để miêu tả cái tĩnh (cảnh khuya) để làm nổi bật lên cái thanh vắng , tĩnh lặng của chiến khu Việt Bắc. Trong cái khung cảnh ấy đã hiện lên một hình tuyệt đẹp “trăng lồng cổ thụ , bóng lồng hoa” . Trăng trông thật thơ mộng , được “lồng” vào cây cổ thụ , bóng cổ thụ lại “lồng” hoa. Chữ “lồng” được điệp lại hai lần gợi lên sự giao hòa , quấn quyết giữa cảnh vật .Cảnh khuya chiến khu Việt Bắc với bốn nét vẽ (suối, trăng, cổ thụ, hoa) chấm phá, tả ít gợi nhiều làm hiện lên cái hồn cảnh vật núi rừng một đêm thu về khuya . Khi đọc hai câu thơ này , tôi lại hỏi : Người thật sự yêu thiên nhiên và biết cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên thì mới có thể họa lên một bức tranh phong cảnh hữu tình mang hồn người , tinh tế và quyến rũ như vậy ! Nhưng thiên nhiên có phải là nguồn cảm hứng duy nhất để Bác thức cùng đêm khuya ?

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Chưa ngủ vì người thi sĩ xúc động trước cảnh khuya “như vẽ” . Cảnh đẹp như thế làm sao mà ngủ được ! Bác yêu thiên nhiên , yêu cái đẹp nhưng Người không thức vì thiên nhiên mà còn thức vì “nỗi nước nhà” .Bởi đất nước đang trong những năm đầu cuộc kháng chiến khó khăn và gian lao tột bậc . Ta có thể thấy , Bác Hồ đã từng thao thức không ngủ rất nhiều lần:

“Đêm nay Bác không ngủ

Đêm nay Bác ngồi đó

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh”

(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)

Cùng mang trong tâm hồn một tình yêu lớn lao đối với đất nước và nhân dân , thơ của Bác chan chứa tình yêu đất nước . Có lẽ , tình cảm đẹp đẽ ấy là điều thường trực của Bác : ‘‘Một ngày Tổ quốc chưa được thống nhất , đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon , ngủ không yên ’’. Thật xúc động cho một con người luôn hết mình vì đất nước non sông . Từ ‘‘chưa ngủ’’ được lập lại hai lần dường như đã mở ra hai tâm trạng trong con người của tác giả : Niềm say mê cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và nỗi lo lắng cho vận mệnh đất nước khi cơ quan đầu não của quân ta đang bị giặc bao vây dữ dội . Trong nỗi lo dằng dặc về đất nước , Bác đã bắt gặp cảnh đẹp thiên nhiên rồi hòa mình vào vẻ đẹp huyền ảo của đất trời . Nhưng chưa được bao lâu , thì Bác lại trở về với nỗi lòng lo dân , lo nước . Có thể nói câu thơ ‘’Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà ’’ , bình dị , sáng tỏ như một chân lý cho tâm hồn cao đẹp của người nghệ sĩ – một nhà chính trị .

‘‘Cảnh Khuya’’ – bài thơ tứ tuyệt như một đóa hoa mang đậm hương sắc góp phần làm đẹp nền thơ ca kháng chiến . Bài đã soạn xong nhưng tôi vẫn chưa gấp sách lại vội , thẫn thờ ngồi trên bàn , bởi tình yêu nước thiết tha , tình yêu thiên nhiên nồng hậu , cốt cách trong thơ của Bác khiến tôi xúc động vô cùng . Bài thơ đã chứng minh cho phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh .

[Đề : Nêu cảm nhận của em về bài thơ "Cảnh Khuya" của Hồ Chí Minh]

(Các bạn nhận xét giúp mình nha ! Mai mình nộp bài này rồi . Các bạn nhận xét sớm nhé ^^)

4
23 tháng 11 2016

Mình sẽ viết lại bài dựa trên bài của bạn:

Đêm trăng hôm nay trông sáng quá ! Ánh trăng vàng tươi đẹp nhẹ nhàng vuốt lên từng cảnh vật.Trăng soi sáng mái hiên nhà, trăng nằm phơi mình lên tàu lá chuối, trăng mỉm cười đùa vui cùng cảnh vật...Và cũng là lúc này, tôi lại sực nhớ đến bài thơ cảnh khuya của Bác Hồ. Bài thơ được Bác viết trong những năm đầu cuộc kháng chiến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Khu rừng Việt Bắc . Tôi bồi hồi nhớ lại cảm giác ấm cúng, nhớ lại tình yêu đất nước sâu sắc, yêu thiên nhiên tươi đẹp của Bác. Trong đầu tôi lại bay bổng từng vần:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trước mắt tôi bây giờ, trăng như một chiếc gương hiện lên hình ảnh 1 vị cha già luôn tận tụy vì nước vì dân đang say sưa ngắm ánh trăng:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả mọi vật đều chìm trong tĩnh lặng để nhường chỗ cho ánh trăng hiền dịu.Bỗng có tiếng suối văng vẳng đâu đây khiến người tưởng như có giọng hát trong trẻo của ai đó đang vang vọng trong đêm khuya tĩnh lặng. Tiếng suối “trong” ấy như tiếng hát “xa” -Phép so sánh ấy thật ấn tượng : Con suối là 1 hình ảnh của núi rừng thiên nhiên, tĩnh lặng và êm ái được so sánh với tiếng hất du dương mềm mại được vang vọng rất xa khiến cho hình ảnh con suối trở nên thật thơ mộng và nên thơ. Tiếng suối chảy róc rách lại làm tôi nhớ đến bài"Côn sơn ca'' của Nguyễn Trãi :

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

(“Côn sơn ca-Nguyễn Trãi)

Cảnh Côn Sơn thật đẹp, thật nên thơ, thanh tĩnh và thoáng đãng làm nổi bật lên âm thanh vui vẻ, êm tai như có ai đó đang chơi 1 bản nhạc.

Sự so sánh liên tưởng ấy không chỉ làm nổi bật lên nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa , mà còn thể hiện được sự nhạy cảm , tinh tế từ tận trái tim của Bác . Ngòi bút của Bác lại trở nên điêu luyện và tài ba khi đã khéo léo vẽ lên được 1 hình ảnh tuyệt đẹp.

“trăng lồng cổ thụ , bóng lồng hoa” .

Vẻ đẹp của trăng thật lung linh huyền ảo khi mọi thứ cứ đan xen, lồng vào nhau. Điệp từ "lồng'' khiến người ta liên tưởng đến 1 bức tranh đêm trăng thaathj mộng mơ, chỗ đậm chỗ nhạt. Bóng cổ thụ lấp loáng ánh trăng, bóng trăng lại in vào khóm hoa, in lên mặt đất thành những bông hoa được bàn tay ai đó khéo léo dệt nên.

Chỉ với 2 câu thơ mà đã gửi gắm thật nhiều tình yêu thương của Bác. Tấm lòng Bác thật cao cả, suốt đời sống chỉ để dành tình yêu thương. Bác yêu cỏ cây, hoa lá, yêu từng con người trên mảnh đất hình chư S thân thương. Nỗi lòng yêu thương ấy lại như được nhân lên, được sáng tỏ hơn khi đất nước bị rơi vào vòng chiến tranh. Suốt cả mấy đêm dài đằng đẵng, Bác ko chợp mắt được chút nào. Phần vì say sưa ngắm cảnh, cảnh trăng đẹp như vậy thì phải thưởng thức, sao có thể ngủ? Phần vì Bác lo nỗi nước nhà, lo việc quân đang bận, lo dân, lo nước còn bao nỗi gian lao:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

 

Đối với Bác,với vị lãnh tụ đáng kính của toàn dân VN, đất nước, nhân dân luôn đặt lên hàng đầu. Bởi Bác là con của mảnh đất nghèo này, bởi mảnh đất đã thấm bao xương máu của nhiều vị anh hùng hiên ngang, luôn giữ vững 1 lòng vì độc lập chủ quyền đã nuôi Bác khôn lớn. Và cũng chính những giọt máu ấy đã đem cho Bác tình yêu, trái tim rộng lượng cao cả ngày nay.Mắt Bác thức nhiều rồi, trán Bác đã có nhiều nếp nhăn vì không ngủ, cũng giống như Minh Huệ đã viết

“Đêm nay Bác không ngủ

Đêm nay Bác ngồi đó

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh”

(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)

Hồ Chí Minh-cái tên luôn ngời sáng trong lòng mỗi con người ko chỉ trong nước Nam ta mà còn trong cả thế giới. Nhắc đến vị anh hùng Hồ Chí Minh, không ai không thể nhắc đến người đã bỏ cả 1 cuộc đời, 1 tuổi thanh xuân duy nhất để tìm đường đưa đất nước đến độc lập, thoát khỏi cảnh nghèo đói. Bác tâm sự:‘‘Một ngày Tổ quốc chưa được thống nhất , đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon , ngủ không yên ’’. " Đồng bào"-2 tiếng thật gần gũi và thân thương.Bản thân là 1 vị lãnh tujmaf Bác ko hề cao sang, tự kiêu mà sống chẳng khác gì một người dân.Bác điềm đạm, luôn sẻ chia và quan taamt[í những con người lam lũ- những người sẽ đưa đất nước trử nên cường thịnh, vinh quang...

Trong nỗi lo dằng dặc về đất nước , Bác đã bắt gặp cảnh đẹp thiên nhiên rồi hòa mình vào vẻ đẹp huyền ảo của đất trời . Nhưng niềm vui, say mê của Bác với thiên nhiên cũng đâu được trọn vẹn, bởi 1 nỗi lo luôn canh cánh trong Bác : đất nước đang lâm nguy...Có thể nói, Bá ko chỉ yêu quê hương dất nước mà còn yêu trăng...

"trăng vào cửa sổ đòi thơ

việc quân đang bận xin chờ hôm sau"

(tin thắng trận-HCM)

‘‘Cảnh Khuya’’ – bài thơ tứ tuyệt như một đóa hoa mang đậm hương sắc góp phần làm đẹp nền thơ ca kháng chiến . Tôi thẫn thờ ngồi ngắm trăng, ngắm bao tình thương mà Bác trao cho quê hương, đất nước, con người VN.

14 tháng 11 2016

Hay