Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+ Hình ảnh nhân hóa: “đứng hiên ngang ”, “rất dịu dàng” phẩm chất anhdũng , hiên ngang đồng thời rất thủy chung, dịu dàng của cây dừa trên mảnh đất Nam Bộ trong chiến tranh, bom đạn
+Động từ: “cắm sâu”, “bám chặt” ý chí kiên cường bám trụ, gắn bó với mảnh đất quê hương.
+ Hình ảnh so sánh: “dân làng ”“cây dừa” ca ngợi phẩm chất kiên cường thủy chung, đẹp đẽ của người dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
tác dụng : ca ngợi phẩm chất kiên cường, anh dũng, hiên ngang, tự hào trong chiến đấu của người dân miền Nam. Đồng thời tác giả cũng muốn nói lên phẩm chất trong sáng, thủy chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống và ý chí kiên cường bám trụ, gắn bó chặt chẽ với mảnh đất quê hương mình của người dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Điều đó cho thấy tác giả như muốn thông qua hình tượng cây dừa để ca ngợi phẩm chất kiên cường anh dũng hiên ngang tự hào trong chiến đấu của người dân miền Nam. Đồng thời tác giả cũng muốn nói lên phẩm chất trong sáng, thủy chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống và ý chí kiên cường bám trụ gắn bó chặt chẽ với mảnh đất quê hương mình của người dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
a. Thành phần biệt lập: "kể cả anh" => là thành phần phụ chú.
b. Thành phần biệt lập: "dừa xiêm...mơn mởn" => là thành phần phụ chú.
Trước hết, phải xác định được chủ đề thuyết minh của văn bản; chủ đề ấy được triển khai ở những nội dung nào?
Người viết đã sử dụng miêu tả như thế nào để giới thiệu về cây dừa sáp? (miêu tả những gì? tác dụng của yếu tố miêu tả ra sao?).
Tự rút ra kết luận về việc sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh, cách thức cũng như tác dụng của việc kết hợp này.
Tham khảo dàn ý nhé:
Phân tích khổ thơ 3: Tâm trạng của nhà thơ khi đứng trong lăng Bác.
- Bác Hồ ra đi để lại muôn vàn nỗi nhớ thương trong lòng nhân dân. Giờ đây:
“ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên”
-Với cách miêu tả chân thật về hình ảnh “Bác nằm ” và việc sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh “giấc ngủ”, nhà thơ như muốn khẳng định rằng Bác vẫn còn sống mãi trong lòng nhân dân. Bác chỉ nằm nghỉ ngơi với một sự bình yên trong tâm hồn.
- Không gian yên tĩnh, trang nghiêm một lần nữa được tái hiện lên trong câu thơ:
“ Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
Nhưng dòng thơ ấy đâu chỉ dừng lại việc miêu tả không gian quanh lăng Bác mà “vầng trăng” ấy chính là hình ảnh ẩn dụ về Bác. Bác như vầng trăng sáng ngời soi rọi ánh sáng chân lí cho cả dân tộc. Nhân cách Bác lan toả như ánh sáng hiền dịu khiến cho bao người con đất Việt phải kính phục và ngưỡng vọng.
“Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người.” (Tố Hữu)
Bác không chỉ là “vầng trăng” mà Bác còn là cả “trời xanh”.
“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!”
-Bằng nghệ thuật ẩn dụ, Viễn Phương đã sánh Bác với những sự trường tồn, vĩnh cữu của tự nhiên, vũ trụ. Bác mãi tồn tại vĩnh hằng trong cõi lòng của con dân đất Việt. Lí trí của nhà thơ “vẫn biết” là Bác “mãi mãi” sống trong tim dân tộc nhưng trái tim của nhà thơ vẫn xúc động nghẹn ngào khi trực tiếp nhìn thấy hình ảnh thiêng liêng của Bác yên nghỉ trong lăng.
-Động từ “nhói” diễn tả sâu sắc nỗi lòng như kim châm ngàn mũi của nhà thơ khi nghĩ về việc Bác đã ra đi. Đó thật sự là sự mất mát quá lớn cho tổ quốc Việt Nam. Niềm đau của Viễn Phương cũng chính là nỗi đau của cả triệu triệu con tim Việt. Dấu chấm than cuối bài như nhấn mạnh thêm sự trào dâng xúc cảm đó
tag không dính đâu ak :< ib chị ý còn hơn :v
Vậy bạn giúp mk nhé!!! Miyuki Misaki