Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật so sánh. Hình ảnh so sánh: người cháu như chiếc gậy vững chắc dắt bà sớm hôm đã giúp em cảm nhận tình cảm sâu sắc giữa người bà và người cháu. Dù có chiếc gậy nhưng cháu vẫn sớm hôm dắt bà đi lại cho thấy người cháu rất ngoan ngoãn và hiếu thảo với bà. Bà nói rằng: "Đã có bàn tay của cháu dắt bà" nói lên người bà rất thương yêu người cháu hiếu thảo. Và qua đó, tác giả muốn nói với chúng ta: phải biết yêu thương, quý trọng người lớn thì ta cũng sẽ nhận lại được tình yêu thương từ mọi người!
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở khổ thơ thứ hai là biện pháp so sánh!
Tác dụng: Nói lên cảm nghĩ của bà về cháu: "Cháu là nguồn động viên, an ủi và chăm sóc, và giúp đỡ bà lúc tuổi về già, bà rất yêu quý cháu"
Ly heo ơi nguyenhoaianh ko phải hoài anh lớp mình đâu
Bạn học sinh là người có tấm lòng nhân hậu. Tan học về, giữa trưa nắng, nhìn thấy một bà cụ mù loà đi trên đường phố, bạn đã bộc lộ sự cảm thông và chia sẻ nỗi đau khổ cùng bà qua hai câu thơ:
Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấy
Qua đường lắm xe, bà dò theo cái gậy
Tấm lòng nhân hậu của bạn học sinh được thể hiện qua hành động cụ thể: dắt tay bà đi qua đường.Tấm lòng ấy càng đẹp hơn khi hình ảnh bà cụ khơi dậy trong tim một tình thương sâu nặng đối với con người hoạn nạn. Tình thương ấy thể hiện qua hai cấu thơ sau:
Bà qua rồi lại đi cùng gậy
Cháu trở về, cháu vẫn còn thương.
hai câu thơ trên sử dụng biện pháp và so sánh
đúng không , ghép hai câu lại nhé
Theo em bạn Hương trong đoạn thơ đó là một người biết quan tâm người khác , giúp đỡ mọi người trong hoàn cảnh khó khăn , gặp nạn . Bà cụ ấy không anh em , họ hàng j nhưng bạn nhỏ vẫn đưa bà sang đường quả là một người đáng khâm phục , tôn trọng . Hãy giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn , hoạn nạn .
Tham khảo:
Theo em bạn Hương trong đoạn thơ đó là một người biết quan tâm người khác , giúp đỡ mọi người trong hoàn cảnh khó khăn , gặp nạn . Bà cụ ấy không anh em , họ hàng j nhưng bạn nhỏ vẫn đưa bà sang đường quả là một người đáng khâm phục , tôn trọng . Hãy giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn , hoạn nạn .
Học tốt
bạn ơi , đây là văn cảm thụ thì làm ơn viết hộ mình dài dài ra chút
câu 3
Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.
Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: Ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắn về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về đến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:
– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi. – Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít.
Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em. Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.
Nhắc đến Nguyễn Duy ta thường nhớ đến bài thơ Ánh Trăng thế nhưng ngoài bài thơ ấy Nguyễn Duy còn mang đến cho chúng ta một bài thơ hay không kém và đặc biệt nó còn có ý nghĩa nói đến nhân dân ta. Đó chính là bài thơ Tre Việt Nam. Nói về hình ảnh làng quê của đất nước ta không thể thiếu được hình bóng của những cây tre cao vút, mọc thành khóm thành cụm bên nhau. Bài thơ là những nét về cây tre ấy nhưng đồng thời nó thể hiện cho phẩm chất vẻ đẹp của con người Việt Nam ta.
Nhà thơ bắt đầu bằng hai từ tre xanh. Và tiếp đến là câu hỏi cây tre xanh ấy có từ bao giờ:
“Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa. . . đã có bờ tre xanh”
Hai tiếng tre xanh gợi lên cho những con người Việt Nam chúng ta một cảm xúc vô cùng bâng khuâng chạnh lòng mà nhớ đến những huyền thoại bên cạnh những cây tre ấy. Nhà thơ hỏi tre có tự bao giờ và trả lời bằng câu có từ ngày xưa rất xưa rồi. Cách mở đầu đi thẳng vào hình ảnh tre xanh đã làm hấp dẫn người đọc bởi vì tre xanh đối với nước ta mà nói quả thật là thứ cây đại diện cho những chiến thắng những đấu tranh bền bỉ lâu dài.
Nguyễn Khoa Điềm cũng nói “ Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc”. Hay tre xanh còn đi vào những huyền thoại như Thánh Giong, cây tre trăm đốt…Tóm lại cây tre xuất hiện lúc khi con người nhận ra những vẻ đẹp của nó.
Đến những câu thơ tiếp theo Nguyễn Duy vẽ lên những vẻ đẹp của tre xanh và qua những vẻ đẹp ấy ta thấy được những phẩm chất của con người Việt Nam ta:
Thứ nhất là vẻ đẹp của màu sắc, hình dáng của những cây tre xanh nước ta:
“Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu”
Cây tre Việt Nam hiện lên với thân hình gầy guộc mong manh. Tre thanh cao, nhẹ nhàng trước gió. Những tính từ ấy khiến cho ta liên tưởng đến những khóm tre xanh lá nhỏ thân cao thẳng tắp gầy guộc nhưng lại thẳng đứng như thế đấy. Thế nhưng tre vẫn thành lũy thành bờ dù cho đất đai khô cằn, dù cho đá vôi có bạc màu đất thì tre vẫn xanh tốt như thế. Ở đâyta thấy được phẩm chất của con người Việt Nam chúng ta, trong xã hội con người nếu như nói về thân phận thấp cổ bé họng thì chúng ta ví như củ sắn, củ khoai nhưng nói đến sự thanh cao ngoài trúc, mai ra thì chúng ta còn nhắc đến cây tre. Dáng hình gầy guộc thẳng tắp mong manh kia như thể hiện được sự phẩm chất của con người. Đó là con người Việt Nam ta nhỏ bé nhưng lương tâm thì ngay thẳng như cây tre và dù sống ở đâu thì chúng ta vẫn cứ sống tốt dẫu cho đất đá có khô cằn thì cây tre kia vẫn xanh, con người Việt Nam vẫn sống chan hòa với nhau.
Đây là ý kiến của mk nha:
Bằng những biện pháp nghệ thuật như so sánh, liên tưởng, tác giả đã dẫn dắt người đọc vào một rừng hoa nhiều sắc đỏ. Mào gà đỏ chói mắt, hoa lựu như đốm lửa lập loè, lộc vừng như những tràng pháo đỏ, hải đưòng như ngọn lửa nến. Với sự so sánh liên tưởng, các loài hoa với các sắc đỏ khác nhau hiện lên thật sinh động, đẹp đẽ.
Thông cảm nếu nó ko hay nhé.
~HT~