K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
15 tháng 1 2019

a.

Đầu giường ánh trăng rọi => Ánh trăng rọi đầu giường. Chủ ngữ là "ánh trăng".

Ngỡ mặt đất phủ sương => (Khiến tôi) ngỡ là mặt đất phủ sương. Chủ ngữ là nhân vật trữ tình "tôi" (khuyết chủ thể)

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng => (Tôi) ngẩng đầu nhìn trăng sáng. Chủ ngữ vốn là nhân vật trữ tình "tôi" nhưng bị khuyết đi, ẩn đi

Cúi đầu nhớ cố hương. => (Tôi) cúi đầu nhớ cô hương. Chủ thể vốn là nhân vật trữ tình "tôi" được ẩn đi.

b. Hiện tượng xuất hiện trong bài thơ trên là: Trông trăng nhớ quê hương. Nghĩa là nhìn ngắm một vật, có điểm gợi nhớ, nhớ về quê hương. Đây là hiện tượng phổ biến xuất hiện trong thơ ca. 

Ví dụ: Quê hương khuất bóng hoàng hôn

         Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.

=> Khói sương xuất hiện trên sông khiến người đưa tiễn nhớ về quê hương.

Hay: "Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

          Màu nước xanh, cá bạc chiếc buồm vôi

         Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

         Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá."

=> Con thuyền khiến nhà thơ nhớ về quê hương làng chài.

1 tháng 6 2021

Chủ ngữ của động từ???

Bài 1:Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:         “Đầu giường ánh trăng rọi           Ngỡ mặt đất phủ sương           Ngẩng đầu nhìn trăng sáng           Cúi đầu nhớ cô hương                       (Trích trong SGK Ngữ văn 7, tập 1, NXBGD Việt Nam, in năm 2020)Câu 1: Hãy cho biết tên bài thơ và tên tác giả ?Câu 2: Bài thơ trên viết theo thể thơ nào ? Nêu...
Đọc tiếp

Bài 1:

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

         “Đầu giường ánh trăng rọi

           Ngỡ mặt đất phủ sương

           Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

           Cúi đầu nhớ cô hương

                       (Trích trong SGK Ngữ văn 7, tập 1, NXBGD Việt Nam, in năm 2020)

Câu 1: Hãy cho biết tên bài thơ và tên tác giả ?

Câu 2: Bài thơ trên viết theo thể thơ nào ? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ?

Câu 3: Tìm từ trái nghĩa trong bài thơ và cho biết tác dụng của nó

Câu 4: Em hiểu như thế nào về nội dung của bài thơ?

Bài 2, Hãy chỉ rõ lối chơi chữ trong các câu sau đây : 

a)Mồm bò không phải mồm bò mà lại là mồm bò b)Khi đi cưa ngọn khi về cưa ngọn 

c)Tết túng tiền tiêu ,thằng Tí toe toét tìm tôi.

__________giúp mik gấp vs____________
---------------------------Hứa sai đúng j tick hết---------------------------

0
4 tháng 11 2016

a)Cặp từ trái nghĩa là :Ngẩng-Cúi

b)

Nếu như ở 3 câu thơ đầu thi nhân nhắc nhiều đến trăng, điều đó khiến cho ko ít người ngỡ rằng bài thơ chủ yếu nói về trăng nhưng đến câu thơ cuối tất cả bộc lộ ra rất rõ:

Cúi đầu nhớ cố hương

Chúng ta thấy câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 đối nhau ở 2 tư thế “cúi” và “ngẩng”. Cái tình trong bài thơ đã bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng đây là 1 bài thơ tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê hương. Như ta đã biết, thuở nhỏ Lí bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm cà ngắm trăng, khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó. Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiếtvề chốn cũ. Và ánh trăng “đêm nay” đã khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm cua 1 đời người.

Như vậy, có thể thấy toàn bộ bài thơ cảnh và tình luôn song hành và gắn bó với nhau. Đối với Lí Bach thiên nhien luôn là người bạn đồng hành vừa có thể cùng ông vui chơi nhưng cũng có khi lai là nơi để ông trút nỗi tâm sự của mình. Tâm hồn ông luôn tha thiết với thiên nhiên và chính tấm lòng ấy đã gợi cho LÍ Bạch những cái nhing khá độc đáo về thiên nhiên, tứ thiên nhiên nhà thơ lại nhớ về quê hương thân yêu.

Có thể nói, những bài thơ của Lý Bạch đều thể hiện 1 tình yêu quê hương, đất nước câhn thành, thiết tha. Trong đó bài thơ Tĩnh dạ tứ có thể được coi là 1 bài thơ viết về tình yêi quê hương hay nhất, bởi tác giả rất tinh tế lấy ngoại cảnh, thiên nhiên để biểu hiện nỗi nhớ quê cua mình. Bài thơ rất ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, nhớ quê là tâm trạng chung của tất cả những người phải sống xa quê.


 

 

Lý Bạch là nhà thơ nổi tiếng của Trung Hoa với những vần thơ lãng mạn, trữ tình bay bổng khiến người đọc như chìm đắm trong một không gian vừa thanh tịnh vừa gần gũi nhất. Và trăng là biểu tượng chủ đạo trong thơ ông với vẻ đẹp viên mãn, nhưng vương nhiều nỗi niềm, bởi nó gắn bó với những năm tháng ấu thơ của ông. Bài thơ “Tĩnh dạ tứ” được sáng tác trong hoàn cảnh tha...
Đọc tiếp

Lý Bạch là nhà thơ nổi tiếng của Trung Hoa với những vần thơ lãng mạn, trữ tình bay bổng khiến người đọc như chìm đắm trong một không gian vừa thanh tịnh vừa gần gũi nhất. Và trăng là biểu tượng chủ đạo trong thơ ông với vẻ đẹp viên mãn, nhưng vương nhiều nỗi niềm, bởi nó gắn bó với những năm tháng ấu thơ của ông. Bài thơ “Tĩnh dạ tứ” được sáng tác trong hoàn cảnh tha hương, bắt gặp một đêm trăng đẹp khiến nỗi nhớ quê trong ông lại bùng cháy lên mãnh liệt. Bài thơ chính là tiếng lòng nhẹ nhàng, sâu lắng và đầy âu lo.

cam-nghi-khi-hoc-xong-tinh-da-tu-ly-bach

Cảm nghĩ của em sau khi học xong “Tĩnh dạ tứ” của Lý Bạch-Văn lớp 7

Bài thơ được lấy cảm hứng từ một đêm trăng nơi đất khách quê người và một nỗi nhớ quê da diết không thể diễn tả thành lời. Cảm xúc bỗng nhiên ùa về miên man theo ánh trăng, đan xen vào đó là sự trằn trọc và thao thức khi ánh trăng rọi qua khung của sổ:

Đầu giường ánh trăng roi

Ngỡ mặt đất phủ sương

(Sàng tiền minh nguyệt quang

Nghi thị địa thượng sương)

Nhắc đến Lí Bạch, người ta thường nghĩ đến cảnh thưởng rượu dưới trăng, tức cảnh sinh tình; nhưng hoàn cảnh này lại khác hẳn. Hai câu thơ đầu có đan xen giữa hiện thực và tưởng tượng. Hiện tượng trăng rọi vào đầu giường xuyên qua khung cửa sổ là cảnh tác giả có thể thấy. Có lẽ đêm trăng đó quá đẹp, quá ấn tượng trong một đêm thanh tịnh như vậy khiến cho tác giả bồn chồn, trằn trọc không thể chợp mắt được. Ánh trăng len lỏi vào đầu giường khiến tác giả có một phép so sánh đầy tinh tế “Ngỡ măt đất phủ sương”. Ánh trăng chiếu rọi xuống mặt đất vào buổi tối khiến tác giả có cảm giác như măt đất đang bị bao phủ bởi một lớp sương trắng và mỏng tang. Có lẽ cam xúc trong trái tim của Lí Bạch đang tràn ra như chính ánh trăng chiếu rọi xuống mặt đất như bây giờ.

Chỉ với hai câu thơ nhưng phần nào đã vẽ lên được một đêm trăng nhẹ nhàng, trong không gian tĩnh lặng và sự lãng mạn, huyền ảo như bao trùm lấy. Cảm xúc của tác giả cũng vì thế là tự bung ra, da diết, bâng khuâng về những điều thân quen đã qua.

Ánh trăng giống như một người bạn lâu ngày không gặp, cảm xúc vừa vui mừng, vừa buồn vu vơ, vừa có một nỗi nhớ nào đó đã bắt đầu nhen nhóm lên.  Và dòng cảm xúc bỗng nhiên tràn ra ở hai câu thơ cuối:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố hương

(Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương)

Câu thơ thứ nhất là một phép đối lập đầy dụng ý nghệ thuật và mang ý nghĩa sâu sắc. Hai từ “ngẩng” và “cúi” đối lập nhau nhưng lại có ý nghĩa bổ trợ cho nhau.

Cử chỉ “ngẩng đầu” nhìn trăng sáng thì “cúi đầu” lại nhớ về cố hương.  DƯờng như ánh trăng chính là chất xúc tác để cho nỗi nhớ cứ thế tuôn trào ra mãnh liệt. “Cố hương” trong câu thơ này khiến cho người đọc nghẹn ngào ở trong lòng, vì nó gợi nhắc đến những điều xưa cũ, những con người xưa cũ ở mảnh đất cũ. CỐ hương thực ra là quê cũ, là quê hương bao nhiêu năm rồi thi sĩ chưa kịp trở lại. Bây giờ bỗng nhiên những hình ảnh về “cố hương” cứ hiển hiện khiến trái tim của Lí Bạch thấy chua xót và nghẹn ngào không nguôi.

Một nỗi nhớ quê nhẹ nhàng, miên man nhưng da diết và day dứt biết nhường nào. CHỉ với 4 câu thơ theo  thể ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng hàm súc nhưng tác giả vừa vẽ lên một bức tranh đêm trăng tuyệt đẹp vừa khơi gợi nên nỗi nhớ đã giấu kín ở trong trái tim mình ở nơi đất khách quê người. Nỗi nhớ ấy len lỏi sang tâm hồn người đọc khiến cho họ cũng cảm thấy có một nỗi nhớ nào vừa ngang qua đây.

Với tứ thơ giản dị, ngôn ngữ bình dân và cảm xúc chân thành, bài thơ “TĨnh dạ tư” của Lí Bạch đã thực sự khiến người đọc cảm nhận được những xúc cảm tinh tế nhất. Có lẽ vì thế người ta mới nói thơ Lí Bạch càng đọc càng ngấm, càng thấm.

Bài văn chỉ để tam khảo thi hok kì 1 ko phải câu hỏi

 

0
10 tháng 11 2016

_ Cảnh rừng Việt Bắc : tiếng suối như tiếng hát

trăng lồng cổ thụ , bóng lồng hoa

=> ko gian yên tĩnh , trong đêm khuya , âm thanh , ánh sáng , có màu sắc

_ Nghệ thuật : so sánh , điệp từ

<=> Tạo nên 1 bức tranh có 2 màu sáng , tối ; trắng hoặc đen , đó là vẻ đẹp lung linh , huyền ảo , chập chờn , ấm áp , quấn quýt hòa quyện vs nhau .

_ Cảnh rừng VB trong 1 đêm khuya nhưng ko hoang vắng , lạnh lẽo .

=> Tác giả là ng yêu thiên nhiên

 

10 tháng 11 2016

-Miêu tả bức tranh thiên nhiên:

+Không gian: Trong rừng, rộng lớn

+Thời gian: Vào ban đêm

+Màu sắc: Lung linh, rực rỡ

Biện pháp nghệ thuật:

+So sánh

+Sử dụng đại từ, điệp từ

Đặc biệt: Câu thơ thứ 2 sử dụng từ khác nhau về nghĩa, khi gợi tả vẻ đẹp lung linh sác màu của ánh trăng trước mặt ta hiên ra một bức tranh rực rỡ và đặc sắc, đồng thời cũng rất sinh động và vui tươi.

Tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên: Tác giả giả rất yeeu thiên nhiên và gợi ra vẻ đẹp cảnh khuya và gắn bó với lòng yêu đất nước.

chúc bạn học tốt !

 

 

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
6 tháng 11 2018

1.

a. Tuy không phải bài thơ Đường song Tĩnh dạ tứ cũng sử dụng phép đối rất tài tình.

+ Đối trong hành động: Cử đầu - Đê đầu (Ngẩng đầu - Cúi đầu)

+ Đối trong diễn biến tâm trạng: vọng minh nguyệt - tư cố hương ("nhìn trăng sáng" là hiện diện của bên ngoài, "nhớ cố hương" là hiện diện của sự vận động mạch tâm trạng ở bên trong)

b. Tác dụng của phép đối: Tác giả ngắm trăng trong hoàn cảnh xa quê và khôn nguôi nhớ về quê hương. Trăng là vật trung gian, trăng là cầu nối gắn kết không gian ở quê hương và không gian nơi tác giả đang ở. Ngẩng đầu - Cúi đầu cho thấy sự thao thức, trằn trọc của Lý Bạch trong đêm. Vì vậy dù không phải bài thơ Đường nhưng bài thơ vẫn tạo dựng được nghệ thuật đối tài tình, tiêu biểu cho chùm thơ viết về đề tài "Vọng nguyệt hoài hương" (trông trăng nhớ quê hương). Phép đối làm sâu sắc thêm nỗi nhớ, tình cảm của tác giả đối với quê hương.

2. Bài thơ có sự thống nhất liền mạch trong suy nghĩ và hành động của nhân vật trữ tình bởi với 4 từ: "nghi", "cử", "đê", "tư" cho thấy diễn biến tâm trạng của nhân vật. Trăng là điểm tựa. Ánh trăng sáng chiếu rọi như soi tỏ lòng Lý Bạch mà ông ngỡ là sương. Vì băn khoăn không biết đó là ánh trăng hay là sương nên tác giả ngẩng đầu để xác minh. Và khi đã tường tỏ và cảm nhận được ánh trăng, tác giả lại thấy bùi ngùi nhớ thương quê hương và vợ con gia đình ở quê cũ. Bởi vậy, hành động và diễn biến tâm trạng như phản ứng dây truyền, có sự thống nhất liền mạch giữa bên ngoài và bên trong.

Bài thơ của Lý Bạch vì thế mà trở nên tiêu biểu và có sức bám rễ lâu bền trong lòng bao thế hệ độc giả.

6 tháng 11 2018

mk cảm ơn nhé

Trong việc xây dựng tứ thơ của bài thơ Tĩnh dạ tứ , Lí Bạch đã tiếp thu ảnh hưởng của bài dân ca sau đây: Thu phong nhập song lí La trướng khỏi phiêu dương Cử đầu khán minh nguyệt Kí tình thiên lí quang. ( Tí dạ thu...
Đọc tiếp

Trong việc xây dựng tứ thơ của bài thơ Tĩnh dạ tứ , Lí Bạch đã tiếp thu ảnh hưởng của bài dân ca sau đây:

Thu phong nhập song lí

La trướng khỏi phiêu dương

Cử đầu khán minh nguyệt

Kí tình thiên lí quang.

( Tí dạ thu ca)

Dịch nghĩa:

Gió thu vào trong cửa sổ

Màn lụa bay tứ tung

Nghẩng đầu nhìn trăng sáng

Gửi tình theo ánh sáng nghìn dặm.

( Bài ca thu lúc nửa đêm)
Tạm dịch thơ:

Luồng gió thu thổi ào qua cửa

Vào phòng the,màn lụa bay tung.

Ngẩng đầu nhìn ngắm vầng trăng

Gửi tình theo ánh sáng ngàn dặm xa...

Hãy so sánh bài Tĩnh dạ tứ với bài dân ca nói trên để chỉ ra một số điểm sáng tạo của Lí Bạch

a) Chỉ ra 1 số điểm giống nhau giữa 2 bài thơ: về thể thơ, về bố cục, về hình ảnh " Ngẩng đầu nhìn trăng sáng"...

b) Chỉ ra những điểm khác nhau giữa 2 bài thơ, từ đó nêu ra 1 số sáng tạo của Lí Bạch trong việc học tập dân ca

Bài làm

a) Những sự giống nhau giữa 2 bài thơ:

-........................................................................................

-.......................................................................................

-............................................................................................

b) Những sự sáng tạo của Lí Bạch thể hiện trên các mặt:

-.................................................................................................

..................................................................................................

-............................................................................................

................................................................................................

1
4 tháng 6 2017
a, Giống :+ đều tả trăng.
+ Đều gửi gắm tình cảm của mình vào việc miêu tả trăng .
b, Tính sáng tạo của Lí Bạch thể hiện qua mặt :
+ Có cách miêu tả so sánh rất đặc biệt (miêu tả ánh trăng như sương trên mặt đất)