K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2022

làm đầy đủ giúp mình với :<

11 tháng 3 2022

có vài chỗ giống nên tham khảo ở đây 
https://toploigiai.vn/doc-hieu-bai-tho-la-do

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: Lá đỏ - Nguyễn Đình Thi – Gặp em trên cao lộng gió Rừng lạ ào ào lá đỏ Em đứng bên đường như quê hương Vai áo bạc quàng súng trường   Đoàn quân đi vội vã Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa   Chào em, em gái tiền phương Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.   Em vẫy cười đôi mắt trong. (Trường Sơn 12/1974) 1/ Bài thơ được viết theo thể thơ gì?  2/ Biện pháp tu từ nào được sử dụng...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

 

Lá đỏ

 

- Nguyễn Đình Thi –

 

Gặp em trên cao lộng gió

 

Rừng lạ ào ào lá đỏ

 

Em đứng bên đường như quê hương

 

Vai áo bạc quàng súng trường

 

 

 

Đoàn quân đi vội vã

 

Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa

 

 

 

Chào em, em gái tiền phương

 

Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.

 

 

 

Em vẫy cười đôi mắt trong.

 

(Trường Sơn 12/1974)

 

1/ Bài thơ được viết theo thể thơ gì? 

 

2/ Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: “Em đứng bên đường như quê hương” ? 

 

3/ Chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Các hình ảnh đó tạo nên bức tranh rừng Trường Sơn như thế nào? 

 

4/ Không khí hành quân hào hùng, thần tốc được gợi lên qua những hình ảnh nào? Hình ảnh đó làm anh/chị liên tưởng đến bài thơ nào đã được học? (0,5đ)

 

5/ Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của anh/chị về hình ảnh em gái tiền phương trong bài thơ trên. 

3
11 tháng 3 2022

Bài thơ viết theo thể thơ tự do . gặp nhé, giữa Sài gòn.

11 tháng 3 2022

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: so sánh (em (đứng bên đường)- quê hương) 
    
 

Không khí hành quân hào hùng thần tốc được thể hiện qua hình ảnh đoàn quân đi vội vã; bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa 

Thí sinh có thể liên hệ với hình ảnh trong bài thơ khác nhau, ví dụ bài Việt Bắc (quân đi điệp điệp trùng trùng. Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan) 

Đoạn 2: Cho đoạn thơ "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân" (Viếng lăng Bác – Viễn Phương) Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Trình bày đặc điểm thể thơ? Câu 2: Mạch cảm xúc của bài thơ được vận động như thế nào? Câu 3: Các biện...
Đọc tiếp

Đoạn 2: Cho đoạn thơ

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"

(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Trình bày đặc điểm thể thơ?

Câu 2: Mạch cảm xúc của bài thơ được vận động như thế nào?

Câu 3: Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên? Nếu ý nghĩa của các biện pháp tu từ ấy?

Câu 4: Em biết câu thơ nào cũng được học trong chương trình ngữ văn 9 mà có hình ảnh “mặt trời” xuất hiện với cả hai nghĩa là mặt trời thực và mặt trời biểu tượng? Hãy chép câu thơ đó.

Câu 5: Hãy viết một đoạn văn từ 12 -15 câu theo cách tổng phân hợp trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên có sử dụng câu ghép phân loại và phép thế.

16
8 tháng 5 2021

Đoạn 2:

Câu 1.

- Viếng lăng Bác – Viễn Phương

- Thể thơ 8 chữ nhưng có đan xen những câu 7 hoặc 9 chữ (ví dụ càng tốt)

+ Thường mang nhịp 4/4, nhịp này tạo nên sự nhịp nhàng trong cách diễn tả cảm xúc

+ Có những dòng thơ bị mất một chữ hoặc thêm một chữ để nhấn mạnh khắc sâu thêm xúc cảm

Câu 2. Mạch cảm xúc vận động theo quá trình vào lăng viếng Bác

-         Khổ 1: Cảm xúc trước khi vào lăng

-         Khổ 2: Cảm xúc khi hòa cùng dòng người vào lăng Viếng Bác

-         Khổ 3: Cảm xúc khi đứng trước di hài của Bác

-         Khổ 4: Cảm xúc khi tạm biệt ra về

Câu 3. Các biện pháp tu từ được sử dụng

-         Ẩn dụ mang ý nghĩa tạm thời.

+ “Mặt trời” Bác biểu trưng cho sự sống, cho sự bất tử vĩnh hằng và công lao to lớn của Bác.

+ “Tràng hoa” của niềm kính yêu và tiếc thương vô hạn

-         Hoán dụ: 79 mùa xuân là 79 tuổi

-         Ẩn dụ: 79 cuộc đời đẹp như mùa xuân, đem gieo mầm sự sống muôn nơi.

Câu 4. Tác phẩm: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của ẹm em nằm trên lưng

Câu 5.

- Vị trí đoạn thơ và nội dung chính: Cảm xúc khi hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác

- Hình ảnh vừa mang nét tả thực, vừa mang nét biểu tượng đã khắc họa thành công tầm lòng biết ơn sâu sắc của tác giả và cảu cả dân tộc

+ “Mặt trời” độc đáo, vừa mang tính tả thực cho mặt trời ban tự nhiên, mang sự sống vừa mang tính biểu tượng cho con người Bác Hồ…

+ Hình ảnh liên tưởng “dòng người đi trong thương nhớ - kết tràng hoa” gợi lên tấm lòng biết ơn vô hạn của mỗi người đối với Bác – con người nở hoa, cuộc đời nở hoa là những gì đẹp nhất có thẻ dâng lên Người.

- Câu thơ cuối tràn ra một trữ diễn tả cảm xúc căng đầy không thể kìm nén nên vụt ra ngoài các câu chữ.

14 tháng 5 2021

Mạch cảm xúc của bài thơ “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương) được biểu hiện theo trình tự không gian, thời gian cuộc vào lăng viếng Bác:

- Khổ 1: ấn tượng về hàng tre quanh lăng Bác gợi hình ảnh quê hương đất nước.

- Khổ 2: trước lăng, hình ảnh đoàn người nối đuôi nhau bất tận, ngày ngày vào viếng Bác như tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

- Khổ 3: cảm xúc khi vào trong lăng, hình ảnh di hài Bác như đang ngủ gợi ra những hình ảnh đẹp mang ý nghĩa biểu tượng.

- Khổ 4 (khổ cuối): cảm xúc khi sắp phải rời xa Bác trở về miền Nam.

=> Mạch cảm xúc tạo nên bố cục bài thơ rất rõ ràng, mạch lạc, tự nhiên, hợp lí.

Mở đầu bài thơ Ánh trăng, Nguyễn Duy viết:“Hồi nhỏ sống với đồngvới sông rồi với bểhồi chiến tranh ở rừngvầng trăng thành tri kỉ”a, Trong bài thơ Ánh trăng, các hình ảnh: đồng, sông, bể, rừng được nhắc lại ở một khổ thơ khác. Em hãy chép chính xác khổ thơ đó? Theo em, các hình ảnh: đồng, sông, bể, rừng ở hai khổ thơ khác nhau như thế nào?b, Bài thơ Ánh trăng gợi nhắc và...
Đọc tiếp

Mở đầu bài thơ Ánh trăng, Nguyễn Duy viết:
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”
a, Trong bài thơ Ánh trăng, các hình ảnh: đồng, sông, bể, rừng được nhắc lại ở một khổ thơ khác. Em hãy chép chính xác khổ thơ đó? Theo em, các hình ảnh: đồng, sông, bể, rừng ở hai khổ thơ khác nhau như thế nào?
b, Bài thơ Ánh trăng gợi nhắc và củng cố thái độ sống nào ở người đọc? tìm hai câu tục ngữ có nội dung thể hiện thái độ sống đó?
c, Từ cảm nhận về truyền thống đạo lí được đúc kết trong hai câu tục ngữ trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng nửa trang giấy thi)  nêu suy nghĩ của em về tình cảm mà nhân dân ta dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giápkhi ông từ trần (Tháng 10 – 2013)

1
1 tháng 3 2020

BẠN ƠI HƠI DÀI NÊN MONG BẠN THÔNG CẢM    ^-^

8 tháng 4 2021

1.     Hai câu thơ trên trích trong bài “Đoàn thuyền đánh cá”của Huy Cận.

-Bài thơ được viết vào năm 1958, in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”. Đó là kết quả của chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh. Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi cảnh lao động tập thể và người lao động trong khung cảnh thiên nhiên, đất nước giàu đẹp.

2. Hai câu thơ sử dụng biện pháp tu từ: So sánh và nhân hóa.

-So sánh: mặt trời như hòn lửa:

è Hình ảnh so sánh trong câu thơ giúp người đọc hình dung rõ bức tranh hoàng hôn trên biển vừa tráng lệ, huy hoàng vừa sống động, kì thú. Hoàng hôn buông xuống nhưng không gian không chìm vào bóng tối mà rực lên ánh sáng, trên mặt nước lại cháy bùng ngọn lửa. Hình ảnh thiên nhiên cũng gợi lên sức sống, không khí hào hứng, náo nức của những người ngư dân trong buổi ra khơi đánh cá.

-Nhân hóa: mặt trời xuống, sóng..cài..sập

è Gợi ra cho người đọc những liên tưởng, tưởng tượng vũ trụ vào đêm: mặt trời như bếp lửa hồng, màn đêm phủ từ trên cao như cánh cửa ngôi nhà lớn kéo xuống, còn sóng thì như những chiếc then cài cửa màn đêm lại. Vũ trụ khổng lồ, kì vĩ, tráng lệ.

11 tháng 5 2021

1.     Hai câu thơ trên trích trong bài “Đoàn thuyền đánh cá”của Huy Cận.

- Bài thơ được viết vào năm 1958, in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”. Đó là kết quả của chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh. Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi cảnh lao động tập thể và người lao động trong khung cảnh thiên nhiên, đất nước giàu đẹp.

2. Hai câu thơ sử dụng biện pháp tu từ: So sánh và nhân hóa.

- So sánh: mặt trời như hòn lửa:

Hình ảnh so sánh trong câu thơ giúp người đọc hình dung rõ bức tranh hoàng hôn trên biển vừa tráng lệ, huy hoàng vừa sống động, kì thú. Hoàng hôn buông xuống nhưng không gian không chìm vào bóng tối mà rực lên ánh sáng, trên mặt nước lại cháy bùng ngọn lửa. Hình ảnh thiên nhiên cũng gợi lên sức sống, không khí hào hứng, náo nức của những người ngư dân trong buổi ra khơi đánh cá.

- Nhân hóa: mặt trời xuống, sóng… cài… sập

Gợi ra cho người đọc những liên tưởng, tưởng tượng vũ trụ vào đêm: mặt trời như bếp lửa hồng, màn đêm phủ từ trên cao như cánh cửa ngôi nhà lớn kéo xuống, còn sóng thì như những chiếc then cài cửa màn đêm lại. Vũ trụ khổng lồ, kì vĩ, tráng lệ.

27 tháng 9 2017

Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh độc đáo, bất ngờ, cũng chính là điểm nhấn của toàn bài thơ.

       + Hình ảnh thực và lãng mạn.

       + Súng là hình ảnh đại diện cho chiến tranh, khói lửa.

       + Trăng là hình ảnh của thiên nhiên trong mát, thanh bình.

    - Sự hòa hợp giữa trăng với súng tạo nên vẻ đẹp tâm hồn của người lính và đồng đội , nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh vệ quốc.

→ Câu thơ như nhãn tự của toàn bài thơ, vừa mang tính hiện thực, vừa mang sắc thái lãng mạn, là một biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí.

Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:Quê hương anh nước mặn, đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đáAnh với tôi đôi người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhauSúng bên súng đầu sát bên đầu,Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.Đồng chí!(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và giải thích cụm từ “đôi tri kỉ”.Câu 2: Xét...
Đọc tiếp

Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và giải thích cụm từ “đôi tri kỉ”.

Câu 2: Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu thơ cuối đoạn thuộc kiểu câu gì? Nêu ngắn gọn tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh.

Câu 3: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).

1
7 tháng 10 2017

a.  Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào đầu năm 1948 – sau chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947 ).Trong chiến dịch này, Chính Hữu là chính trị viên đại đội, ông có nhiều nhiệm vụ nhất là việc chăm sóc anh em thương binh và chôn cất một số tử sĩ. Sau chiến dịch, vì là rất vất vả, nên ông bị ốm nặng, phải nằm lại điều trị.  Đơn vị đã cử một đồng chí ở lại để chăm sóc cho Chính Hữu và người đồng đội ấy rất tận tâm giúp ông vượt qua những khó khăn, ngặt nghèo của bệnh tật. Cảm động trước tấm lòng của người bạn, ông đã viết bài thơ“Đồng chí” như một lời cảm ơn chân thành nhất gửi tới người đồng đội, người bạn nông dân của mình.

- Đôi tri kỉ : đôi bạn thân thiết ( hiểu bạn như hiểu mk )

b.“Đầu súng trăng treo”. Đây là một sáng tạo đầy bất ngờ góp phần nâng cao giá trị bài thơ, tạo được những dư vang sâu lắng trong lòng người đọc. ( mk chỉ bt tác dụng thôi) 

Đoạn 3: Cho đoạn thơ: "Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim" Câu 1: Đoạn thơ trên có sử dụng các biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra tác dụng của từng biện pháp? (chú ý biện pháp tu từ với biện pháp nghệ thuật) Câu 2: Thơ Bác vốn rất nhiều trăng, em hãy nêu một vài câu thơ có hình ảnh trăng...
Đọc tiếp

Đoạn 3: Cho đoạn thơ:

"Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim"

Câu 1: Đoạn thơ trên có sử dụng các biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra tác dụng của từng biện pháp? (chú ý biện pháp tu từ với biện pháp nghệ thuật)

Câu 2: Thơ Bác vốn rất nhiều trăng, em hãy nêu một vài câu thơ có hình ảnh trăng trong thơ của Bác.

Câu 3: Trong đoạn thơ trên, lí trí và tình cảm của tác giả mâu thuẫn hay thống nhất hài hòa với nhau? Điều đó thể hiện tình cảm gì ở tác giả?

Câu 4: Trong cuộc sống không phải lúc mọi sự việc đều được như ý nguyện của mình, bởi vậy nên mâu thuẫn xung đột giữa lí trí và tình cảm thường xuyên diễn ra trong mỗi người hơn. Nếu là anh (chị) anh chị sẽ chọn sống nghe theo lí trí hay nghe theo tình cảm. Hãy viết một đoạn văn trình nêu suy nghĩ của anh (chị) về lựa chọn đó. (Bài viết không quá 1 trang giấy thi).

18
8 tháng 5 2021

Đoạn 3:

Câu 1: Biện pháp tu từ

- Ẩn dụ: “vầng trăng” như tri kỉ của Bác, đồng thời, trăng cũng đẹp như tâm hồn Bác

- Nói giảm nói tránh: giấc ngủ bình yên để giảm nỗi đau và khẳng định sự thanh thản vẻ đẹp

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Nghe nhói ở trong tim” à nỗi đau được cảm nhận tinh tế, tiếng nói của tình cảm lấn át tiếng nói của lí trí

Câu 2:

-         Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân dầy thuyền

-         Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

-         Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhóm khe cửa ngắm nhà thơ

Câu 3: Mâu thuẫn. Lí trí bảo Bác còn sống, nhưng trái tim không thể phủ nhận nỗi đau Bác đã ra đi trong ngày độc lập. Nhưng sự mâu thuẫn này không bài trừ nhau mà bổ sung cho nhau khiến ý thơ thêm tỏa sáng, thể hiện tình cảm vô bờ bến của cả dân tộc dành cho Bác.

Câu 4: Một số gợi ý:

- Câu mở đoạn phải nêu được, lí trí và tình cảm là hai trạng thái nhận cùng tồn tài trong một con người. Lí trí thường thuộc về nhận thức khối óc, trí tuệ. Ngược lại, tình cảm lại thuộc về nhận thức của trái tim.

- Mỗi một lối sống có những ưu và khuyết điểm riêng (biểu hiện, ý nghĩa, hạn chế)

- Nếu chọn lối sống theo lí trí:

+ Mọi việc sẽ được tiến hành có logic, có trình tự sẽ đạt hiệu quả cao trong quá trình học tập và làm việc.

+ Nếu chỉ sống có lí trí dẫn tới vô cảm, chai sạn tâm hồn…

- Nếu chọn lối sống theo tình cảm, đề cao tình cảm cảm xúc:

+ Con người sẽ cảm thấy thỏa mái với những gì mình làm, được sống thật với chính bản thân mình, làm những gì mình thích.

 + Nhưng đồng thời dễ bị kích động trước những tác động xấu, lòng tốt đôi khi không được báo đáp

- Kết luận: Kết hợp để có một tâm hồn phong phú nhưng cũng có kế hoạch cụ thể chi tiết, vừa sống thật được với bản thân mình và vừa dễ dàng đạt được mục tiêu mà mỗi người đặt ra…(phân tích dẫn chứng)

- Liên hệ bản thân em.

14 tháng 5 2021

Mạch cảm xúc của bài thơ “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương) được biểu hiện theo trình tự không gian, thời gian cuộc vào lăng viếng Bác:

- Khổ 1: ấn tượng về hàng tre quanh lăng Bác gợi hình ảnh quê hương đất nước.

- Khổ 2: trước lăng, hình ảnh đoàn người nối đuôi nhau bất tận, ngày ngày vào viếng Bác như tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

- Khổ 3: cảm xúc khi vào trong lăng, hình ảnh di hài Bác như đang ngủ gợi ra những hình ảnh đẹp mang ý nghĩa biểu tượng.

- Khổ 4 (khổ cuối): cảm xúc khi sắp phải rời xa Bác trở về miền Nam.

=> Mạch cảm xúc tạo nên bố cục bài thơ rất rõ ràng, mạch lạc, tự nhiên, hợp lí.