CHUẨN BỊ ĐỂ HÀNH ĐỘNG
“ Ba ơi, xem con nhảy nè !”, nhóc tì 10 tuổi của tôi gọi to. Tôi ngước nhìn lên tấm ván pông-nhông đặt ở độ cao 3 mét và chờ đợi, nhưng nó lại run sợ và còn do dự. Hồ bơi đang trống, rất thuận lợi cho nó. Nhưng nó không dám nhảy. Suốt 20 phút, nó cứ cố gắng chiến đấu với nỗi sợ để nhảy xuống hồ, và rồi cuối cùng đành phải bỏ cuộc vì đã đến giờ hồ bơi đóng cửa.
Sang chiều hôm sau, thằng bé năn nỉ tôi chở đến hồ bơi lần nữa. “ Lần này, con nhất định sẽ làm được ”, nó nói một cách dứt khoát với tôi : “ Ba nhìn con nè !”. Nhưng rồi nó lại do dự, lại run sợ.
Những người cứu hộ ở hồ bơi cũng xúm lại phụ họa với tôi để động viên tinh thần nó. “ Nhảy xuống đi Rốp-bi, con làm được mà !”
Suốt 30 phút đồng hồ chúng tôi khích lệ thắng bé. Suốt 30 phút nó cứ chuẩn bị nhảy, rồi lại thôi, nó cứ cúi gập người xuống, rồi lại đứng thẳng lên, và chiến đấu với nỗi sợ đang kéo nó trở lui.
Và rồi cuối cùng điều đó cũng xảy ra. Nó giơ cao hai tay lên, gập người xuống mép ván và lộn nhào xuống nước! Thằng bé trồi lên trong tiếng cười và tiếng hoan hô vang dội. Nó đã làm được! Nó còn chiến thắng nỗi sợ hãi trong mình. Sau đó nó còn nhảy được thêm 3 lần nữa.
Chiều hôm ấy, Rốp-bi đã được học bài học về chiến đấu chống lại nỗi sợ hãi. Thế nhưng nó cũng còn được học về nhiều thứ khác nữa. Nó đã hiểu rằng ở đời có những thứ không thể hoàn thành được nếu như không có sự toàn tâm toàn ý.
Trong cuộc sống, có nhiều điều đòi hỏi bạn phải toàn tâm toàn ý. Bạn phải quyết đoán, không thể lần lữa – đó là con đường duy nhất để dẫn đến chiến thắng.
Trong cuộc sống của bạn, điều gì đòi hỏi bạn phải toàn tâm toàn ý? Sau khi đã nhún lấy đà nhiều lần, bạn sẽ sẵn sàng để thực hiện cú nhảy của mình chứ?
Theo Xti-vơ Gu-đi –ơ
1.Cậu bé trong câu chuyện muốn làm được việc là:
a. được bơi ở bể bơi sâu 3 mét. c. được bơi và nhảy cầu ở độ cao 3 mét.
b. được trèo lên cây cầu cao 3 mét d. được trèo lên cây cột có độ cao 3 mét
2. Sau bao nhiêu lần do dự , cậu bé mới nhảy được ?
a. sau lần thứ nhất.
b. sau lần thứ hai
c. sau lần thứ ba
d. sang chiều hôm sau
3. Những điều đã giúp cậu bé vượt qua được nỗi sợ hãi là :
a. Sự khích lệ của bố và mọi người ở hồ bơi
b. Sự động viên của đội cứu hộ ở hồ bơi và các bạn cùng lớp
c. Sự khích lệ của bố , mọi người ở hồ bơi và sự chiến đấu với chính bản thân mình.
d. Do lúc đó hồ bơi rất vắng vẻ, chỉ có một mình
4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
a. Trong cuộc sống, có nhiều điều đòi hỏi bạn phải quyết đoán, không thể lần lữa – đó là con đường duy nhất để dẫn đến thành công.
b. Trong cuộc sống, đừng nên sợ hãi, phải chiến thắng được nỗi sợ hãi thì mới thành công.
c. Trong cuộc sống, phải biết động viên mọi người vượt qua sợ hãi để họ thành công.
d. Trong cuộc sống, chỉ cần người khác giúp đỡ mình thì mọi việc sẽ thành công.
5. Trong câu: “ Nhờ kiên trì luyện tập, chữ viết của Vân ngày càng tiến bộ.”
Từ nói lên ý chí nghị lực của con người trong câu sau là
a. chữ viết c. luyện tập
b. tiến bộ d. kiên trì
6. Không giữ được ý chí, thiếu kiên trì trước khó khăn, trở ngại là ......
a. kiên định c. nản lòng
b. kiên cường d. cố gắng
7. Nhóm từ nói lên ý chí, nghị lực của con người là:
a. khích lệ, động viên, cổ vũ
b. kiên trì, kiên nhẫn, quyết tâm
c. khó khăn, gian khổ, nguy hiểm
d. run sợ, do dự, sợ hãi
8. Trong câu: “Bạn này trông quen quá, không biết mình đã gặp ở đâu rồi ấy nhỉ? ”
Câu hỏi này dùng để:
a. hỏi điều chưa biết c. hỏi người khác
b. tự hỏi mình d. tỏ thái độ khen, chê
9. Trong câu: “Lan ơi, có phải tuần sau chúng ta làm bài kiểm tra môn toán không?”
Câu hỏi này dùng để:
a. hỏi điều chưa biết c. tự hỏi mình.
b. hỏi điều đã biết d. tỏ thái độ khen, chê
10. Câu hỏi (câu nghi vấn) nhằm mục đích là:
a. bày tỏ cảm xúc c. giới thiệu hoặc kể lại sự việc
b. yêu cầu người khác giúp mình d. hỏi về những điều chưa biế
Hướng dẫn giải:
- Cậu bé trong truyện muốn nhảy được từ tấm ván ở độ cao 3 mét xuống mặt nước.