K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Thương thay thân phận con tằm,Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.Thương thay lũ kiến li ti,Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.Thương thay hạc lánh đường mây,Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.Thương thay con cuốc giữa trời,Dầu kêu ra máu có người nào nghe.(Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ ca dao Việt Nam, NXB Văn học, năm 2020)Trả lời các câu hỏi:Câu 1(0,5 điểm): Xác định thể thơ của bài ca dao.Câu 2(0,5...
Đọc tiếp

Thương thay thân phận con tằm,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây,

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời,

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

(Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ ca dao Việt Nam, NXB Văn học, năm 2020)

Trả lời các câu hỏi:

Câu 1(0,5 điểm): Xác định thể thơ của bài ca dao.

Câu 2(0,5 điểm): Bài ca dao trên đã nhắc đến những loài vật nào?

Câu 3(0,5 điểm): Điểm giống nhau giữa các loài vật được nhắc đến trong bài ca dao trên là gì?

Câu 4(0,75 điểm):Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong bài ca dao.

Câu 5(0,75 điểm): Từ“ thương thay” được điệp lại nhiều lần trong bài ca dao thể hiện tình cảm, thái độ gì của tác giả dân gian ?

Câu 6(1,0 điểm): Anh/ chị hãy rút ra ý nghĩa của bài ca dao trên.

Xin hãy giúp em,em cần gấp lắm ạ. 

0
30 tháng 12 2020

Tham khảo:

a, Trong đoạn văn , biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng nổi bật để làm nổi bật sự nghèo đói , khốn khổ của những con người lao động . Lấy hình ảnh con vật để tượng trương cho sự gian lao , vất vả để kiếm được miếng ăn ,các con vật đó đều là những hình ảnh ẩn dụ biểu hiện nỗi khổ nhiều bề của người lao động bị áp bức , bóc lột , chịu nhiều oan trái trong xã hội cũ.

 

31 tháng 1 2019

Nội dung giao tiếp: Ý thức về phẩm chất và số phận của người phụ nữ .

24 tháng 4 2017

Học sinh lấy ví dụ có mô -típ: “Thân em như”

   “Thân em như củ ấu gai

Ruôt trong thì trắng vỏ ngoài thì đen .”

   “Thân em như quế giữa rừng

Ngát hương ai biết thơm lừng ai hay”.

24 tháng 11 2017

Phép tu từ:

+ Phép so sánh “Thân em như tấm lụa đào”,

+ Câu hỏi tu từ “Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

+ Từ láy “phất phơ”,

+ Ẩn dụ “tấm lụa đào”

+ Phép so sánh làm cho lời nói giàu hình ảnh, góp phần miêu tả một cách hình tượng vẻ đẹp của người phụ nữ.

+ Câu hỏi tu từ: Góp phần làm tăng sắc thái biểu cảm cho lời than thân .

+ Từ láy: thể hiện sự bấp bênh trong thân phận của người phụ nữ góp phân làm cho lời nói giàu hình ảnh .

+ Ẩn dụ: có tác dụng làm cho lời than giàu hình ảnh và hàm súc góp phần khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ.

Cho ca dao sau :Mười tay Bồng bồng con nín con ơiDưới sông cá lội, ở trên trời chim bayƯớc gì mẹ có mười tayTay kia bắt cá, còn tay này bắn chimMột tay chuốt chỉ luồn kimMột tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rauMột tay ôm ấp con đauMột tay vay gạo, một tay cầu cúng maMột tay khung cửi guồng xaMột tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưaMột tay đi củi muối dưaCòn tay để van lạy, để bẩm thưa,...
Đọc tiếp

Cho ca dao sau :

Mười tay 

Bồng bồng con nín con ơi

Dưới sông cá lội, ở trên trời chim bay

Ước gì mẹ có mười tay

Tay kia bắt cá, còn tay này bắn chim

Một tay chuốt chỉ luồn kim

Một tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rau

Một tay ôm ấp con đau

Một tay vay gạo, một tay cầu cúng ma

Một tay khung cửi guồng xa

Một tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưa

Một tay đi củi muối dưa

Còn tay để van lạy, để bẩm thưa, đỡ đòn

Tay nào để giữ lấy con

Tay nào lau nước mắt, mẹ vẫn còn thiếu tay

Bồng bồng con ngủ cho say

Dưới sông cá vẫn lội, chim vẫn bay trên trời.

(Ca dao dân tộc Mường, Cầm Giang dịch)

Câu 1 : Vì sao trong lời ru  con , người mẹ lại ước có mười tay ? Đây là tứ thơ hay ,ám ảnh sâu sắc . Hãy phân tích tứ thơ hay .

Câu 2 : Qua bài ca dao , anh ( chị ) suy nghĩ gì về thân phận người phụ nữ nông dân trong xã hội cũ ? Câu thơ nào thể hiện thắm thía , sâu sắc nhất điều đó ?

Câu 3 : Trong muốn bể khó nhọc , người mẹ vẫn dành cho con tình cảm yêu thương đặc biệt . Hãy chỉ ra và phân tích những câu thơ thể hiện tình cảm ấy .

Câu 4 : Sự lặp lại câu thơ trong phần kết có tác dụng như thế nào đối với âm hưỡng trữ tình và ý nghĩa của bài ca dao .

0
22 tháng 10 2019

Hình ảnh " con tằm" "lũ kiến",....

- Tác giả sử dụng hình ảnh ẩn dụ, nói lên sự bộn bề của những phận người trong xã hội cũ.

- Tác giả sử dụng điệp ngữ " thương thay "

-Ngoài ra còn sử dụng câu hỏi tu từ "kiếm ăn được mấy", "biết ngày nào thôi", "có người nào nghe".

24 tháng 10 2019

Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tối có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!

Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa, cò về?
Cò về đến gốc cây đề,
Giương cung anh bắn cò về làm chỉ
Cò về thăm bác thăm dì,
Thăm cô xứ Bắc thăm dì xứ Đông.

Con cò lấp lé bụi tre
Sao cò lại muốn lăm le vợ người
Vào đây ta hát đôi lời
Để cho cò hiểu sự đời , ở ăn
Sự đời cò lấy làm răn
Để cho cò khỏi băn khoăn sự đời.

8 tháng 7 2018

Tiếng cười bài 2, 3, 4 là tiếng cười đả kích, phê phán, châm biếm thói hư tật xấu của một bộ phận người.

Bài 2: đối tượng là nam nhi yếu đuối, không đáng sức trai

- Sử dụng thủ pháp đối lập, ngoa dụ:

   + Đối lập: sức trai >< khom lưng, uốn gối gánh hai hạt vừng

   + Ngoa dụ: sự khom lưng uốn gối của anh chàng chỉ để “gánh hai hạt vừng”

Bài 3: chế giễu thói lười biếng của đàn ông lười nhác, không có chí lớn

- Sử dụng biện pháp nói quá, đối lập

   + Đối lập: chồng người >< chồng em : người đàn ông “chồng em” vô dụng, bất tài

   + Hình ảnh người đàn ông “ngồi bếp sờ đuôi con mèo” tiêu biểu cho người đàn ông lười nhác, chỉ biết ngồi xó, ăn bám vợ.

Bài 4: chế giễu loại phụ nữ vô duyên, xấu xí

- Sử dụng biện pháp nói quá, gợi lên những liên tưởng phong phú của tác giả dân gian

   + Lỗ mùi mười tám gánh lông

   + Đêm nằm ngáy o o

   + Đi chợ hay ăn quà

   + Trên đầu những rác cùng rơm

- Sau tiếng cười hài hước, giải trí, mua vui, tác giả dân gian muốn châm biếm nhẹ những người phụ nữ vô duyên, đỏng đảnh trong xã hội