K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a) Câu ghép trong đoạn văn trên:

Cái đầu// lão nghẹo về một bên và cái miệng //móm mém của lão mếu như con nít.

Mô típ: CN/VN + "và" + CN/ VN

=> Quan hệ tương đồng.

b) Từ tượng hình: móm mém.

Từ tượng thanh: hu hu.

=> Gía trị biểu hiện: Tăng tính gợi hình gợi tả vẻ già nua của Lão Hạc (móm mém) và cái khóc như con nít (hu hu).

__________Chúc bạn học tốt____________

30 tháng 5 2017

a) Câu ghép trong đoạn văn trên:

Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.

=> Quan hệ tương đồng( Như cái miệng con nít)

b) Từ tượng hình: móm mém.

Từ tượng thanh: hu hu.

=> Gía trị biểu hiện: Tăng tính gợi hình gợi tả vẻ già nua của Lão Hạc (móm mém) và cái khóc như con nít (hu hu) để thể hiện lên sự vất vả và khổ sở của lão

Nhà cháu/ đã không có/, /dẫu /ông/chửi mắng cũng đến thế thôi./

CN1            VN1                         CN2             VN2

=> Đây là câu ghép.

Cái đầu/ lão ngoẹo về một bên /và cái miệng /móm mém của lão mếu

CN1           VN1                               CN2                      VN2

như con nít./

=> Đây là câu ghép.

22 tháng 12 2016

Đề bài :

trong truyện lão hạc của nam cao có đoạn

hôm sau lão hạc sang nhà tôi .Vừa thấy tôi lão bảo ngay

Cậu vàng đi đời rồi ông giáo ạ

Cụ bán rồi ?

lão cố tỏ ra vui vẻ Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước mắt .Tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc ...

qua chi tiết đó nêu suy nghĩ về lão hạc

 
Bài làm

Vì sao việc mua bán con vàng lại dằn vặt lão như vậy? Bởi lẽ con vàng là kỉ vật của đứa con thân yêu. Cậu con trai của lão hạc vì nghèo, bị nhà gái khinh khi, thách cưới nặng đã thất tình, từ giã cha đi vào nam làm phu đồn điền cao su cho thực dân pháp. Nhìn con vàng, lão nghĩ đến chuyện con của lão mua về nuôi để đến lúc cưới vợ thì giết làm thịt.... Mặt khác, trong cảnh sống cô đơn, thui thủi nơi quê nghèo, lão hạc rất quý con vàng, xem nó là một người bạn thân, một đứa con, một đứa cháu yêu. Lão hạc thường nựng đó, gọi một cách trìu mến: cậu vàng.

Lão hạc là một con người có tấm lòng thương yêu bao la con người và loài vật nên không đành lòng bán cậu vàng. Nghĩ đến chuyện bán con vàng, lòng lão hạc se lại, lương tâm bị cắn rứt.

Thế nhưng, vì lẽ gì lão hạc phải bán con vàng? Chúng ta biết rằng, lão hạc là người nghèo khổ, nuôi bản thân mình còn chưa đủ, huống chi là nuôi thêm con vàng ăn khỏe. Lão không đủ tiền nuôi nó. Nếu cho nó ăn ít thì thật tội nghiệp làm sao! Hơn nữa, con vàng sẽ gầy đi, bán hụt tiền. Ngoài ra, lão hạc đề phòng xa, nếu lão chêt rồi thì phải có tiền lo ma chay không phải làm luỵ phiền đến láng giềng. Một lí do nữa, là sọ' tiêu xài hết phần tiền bòn vườn. Số tiền nhỏ nhoi ấy, lão phải chắt chiu dành dụm đê khi con trở về sẽ có tiền cưới vợ.

Chính vì các nguyên nhân trên mà lão hạc đi đến quyết định bán cậu vàng. Qua những chi tiết đó, chúng ta thấy lão hạc là một con người nghèo vật chất nhưng giàu tình cảm và giàu lòng tự trọng. Lão hạc rất đau lòng vì con trai không được hạnh phúc trên bước đường tình. Lão hạc sẵn sàng kết liễu tính mạng mình để cho con giảm bớt gánh nặng của kiếp nghèo. Mặt khác, lão hạc từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, lão biết rằng ông giáo là người cùng hoàn cảnh với mình. Lão âm thầm tìm đến cái chết bi thảm bằng bả chó trong sự ngạc nhiên của mọi người. Hàng xóm không bao giờ thấy mình bị lão làm phiền. Trái lại, họ rất thương yêu, xót xa trước sự ra đi vĩnh viễn của lão.

Lão hạc không như một số nhân vật khác trong truyện của nam cao. Chí phèo trong truyện chí phèo từ một anh nông dân hiền lương, bỗng phút chôc biến thành con quỷ dữ của làng vũ đại. Chí phèo chuyên nhậu say be bét rồi rạch mặt ăn vạ làm khổ xóm làng. Thậm chí, chí phèo bán cả linh hồn và diện mạo của mình chỉ vì rượu. Xã hội và mọi người chối bỏ, không cho chí phèo làm người lương thiện. Hắn đau đớn vật vã rồi tự kết liễu cuộc đời mình sau khi đâm chết kẻ thù là bá kiến. Chí phèo chết đi làm cho mọi người thở phào nhẹ nhõm vì trút được mối lo bị quấy rầy, phiền phức. Binh chức hay năm thọ không chịu nổi thiếu thốn vật chất, sẵn sàng đi ăn trộm, cướp giật, bán cả nhân cách, sống trong sự dè bỉu, khinh rẻ của mọi người. Ngay đến cả bà cái ***** trong truyện một bữa no của nam cao tuy là con người lương thiện, rất yêu thương con cháu nhưng không chịu được cái đói cào cấu ruột gan đã chịu hạ mình kiếm sống trước sự hắt hủi,lăng nhục của mụ phó thụ. Sau đó, vì ăn quá no đã chết trong ánh mắt xem thường của bọn nhà giàu này.

Có thể nói rằng, lão hạc là một hình tượng đẹp trong đau khổ. Càng sống trong đau khổ, nhân cách của lão hạc càng rực sảng lạ thường.

Tóm lại, trong nền văn học việt nam hiện đại, có rất nhiều tác phẩm văn xuôi viết về tình mẹ con làm rung động biết bao con tim. Thế nhưng, số lượng tác phẩm viết về tình phụ tử hãy còn khiêm tốn, dè dặt. Bởi vậy, truyện ngắn lão hạc của nhà văn nam cao đã giúp chúng ta cảm và hiểu một cách sâu sắc hơn về tấm lòng của người cha đối với con, đồng thời nuôi dưỡng, bồi đắp cho tâm hồn chúng ta những tình cảm lành mạnh, thiêng liêng, bất tử. Ngoài ra, tác phẩm lão hạc còn gợi cho chúng ta thêm nhiều suy nghĩ về một nhân sinh quan đẹp đẽ, cao thượng mà nhà văn nam cao đã gửi gắm qua hình tượng nhân vật lão hạc. Chúng ta hãy sàng lọc và phát triển nhân sinh quan ấy thêm một bước nữa trong cuộc đời thực.

PHIẾU ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 7 BUỔI 1Bài 1:Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:   “…Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, nắm tay con dắt qua cánh cổng rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở...
Đọc tiếp

PHIẾU ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 7 BUỔI 1
Bài 1:Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
   “…Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, nắm tay con dắt qua cánh cổng rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”
                                  (Trích Sách giáo khoa Ngữ văn 7- tập 1)
1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Ai là tác giả?
2. Vấn đề nhật dụng được nêu ra trong văn bản này là gì?
3. Xác định và nêu ý nghĩa các phó từ có trong đoạn trích?
4. Tìm các từ ghép có trong đoạn trích trên.
5. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu “Mẹ sẽ đưa con đến trường, nắm tay con dắt qua cánh cổng rồi buông tay mà nói”. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu văn này thuộc kiểu câu gì?
6. Theo em người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
7. Vì sao người mẹ lại “không ngủ được”? Những lý do ấy cho em hiểu gì về tình cảm của mẹ dành cho con?  Tình cảm của người mẹ trong văn bản dành cho con gợi lên trong em những cảm xúc gì? Em hãy viết 1 chuỗi khoảng 7 câu ghi lại những cảm xúc của mình.
8. Theo em, “thế giới kì diệu” mà người mẹ nhắc đến trong đoạn trích trên là gì? Vì sao người mẹ lại gọi đó là “một thế giới kì diệu”?
9.  Từ văn bản và những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn 5-7 câu nêu lên tầm quan trọng của nhà trường với thế hệ trẻ?

0
Hai thày trò cứ đi như thế, chốc chốc lại ngó nhìn nhau.Rồi chợt hai thầy trò dừng lại ở một quãng rừng thưa rộng, nơi có haicon đường mòn gặp nhau, một ngã tư tỏa ra bốn phía, Ivan Ivanưtsđứng vào sau một bụi phi tứ, mặt quay về hướng đó, cố hết sức để hiểuxem cần phát hiện ra cái gì ở quãng ấy.Trên cao thì sáng nhưng ở đây, phía dưới này, thì mỗi lúc một tối xẩm.Có ai đó...
Đọc tiếp

Hai thày trò cứ đi như thế, chốc chốc lại ngó nhìn nhau.
Rồi chợt hai thầy trò dừng lại ở một quãng rừng thưa rộng, nơi có hai
con đường mòn gặp nhau, một ngã tư tỏa ra bốn phía, Ivan Ivanưts
đứng vào sau một bụi phi tứ, mặt quay về hướng đó, cố hết sức để hiểu
xem cần phát hiện ra cái gì ở quãng ấy.
Trên cao thì sáng nhưng ở đây, phía dưới này, thì mỗi lúc một tối xẩm.
Có ai đó sột soạt đâu đây, rồiặng. Lại sột soạt rồi lại lặng. Bim đứng sát
vào chân chủ, ý hỏi: "Cái gì thế? Ai đấy nhỉ? Ta đi xem tí chăng?".
- Thỏ, - chủ nói gần như không thành tiếng. - Tốt lắm, Bim ạ. Tốt. Thỏ.
Để cho nó chạy.
Được rồi, ông ấy bảo "tốt", vậy có nghĩa là mọi việc ổn cả. "Thỏ" thì cũng
hiểu thôi: nhiều lần rồi, khi Bim chạm trán với một vết chân thú, nó đã
nghe nhắc đến tiếng ấy. Và một lần nó đã trông thấy chính cái con thỏ
ấy nữa, nó đã cố đuổi bắt, nhưng lại xơi một cú cảnh cáo nghiêm khắc
và bị phạt. Không được mà!
Vậy là ngay gần đây thôi, một chú thỏ đang sột soạt. Rồi sau đó thì thế
nào?
Bỗng trên cao, có ai đó, không trông thấy và chưa từng thấy, cất tiếng
kêu: "Kho-kho!... Kho-kho!... Kho-kho!...". Đây là lần đầu tiên Bim nghe
thấy như vậy, và nó giật thót mình. Chủ nó cũng vậy. Cả hai đưa mắt
nhìn lên cao, chú mục lên cao thôi... Bất thình lình, trên nền trời hoàng
hôn đỏ tím, một bóng chim hiện ra bay dọc theo con đường rừng. Nó
bay thẳng về phía hai thầy trò, thỉnh thoảng lại kêu lên, nghe như
không phải là chim, mà là một con thú rừng, vừa bay vừa kêu. Nhưng
dù sao đó vẫn là một con chim. Nó nom to, cánh vỗ im re (không phải
chim cút, gà gô hay vịt giời). Tóm lại là cái con chưa từng biết kia đang
bay trên cao. Ivan Ivanưts giương súng lên. Bim, như theo lệnh, nằm
bẹp xuống, mắt không rời bóng chim... Trong rừng tiếng nổ nghe to và
vang dội như Bim chưa bao giờ từng thây. Tiếng vang lan đi qua rừng
và lịm dần mãi tít xa xa.
Con chim rơi xuống bụi rậm, nhưng hai thầy trò chả mấy chốc đã tìm ra.
Ivan Ivanưts đặt nó xuống trước mặt Bim, nói:
- Làm quen đi, chú mình: Dẽ giunà nhắc lại lần nữa: Dẽ giun.
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki
Chương 2: Rừng Xuân Trang 21
Bim ngửi ngửi, đưa chân chạm vào cái mỏ dài, mình khẽ rùng rùng và
hai chân trước nghí ngoáy, ra ý ngạc nhiên. Chắc hắn nó đang nghĩ
bụng thế này: "Cái kiểu mũi thế kia, mình chư-ư-ưa từng thấy. Nhưng
đúng là cái mu-u-ũi thật mà!".
Rừng khẽ xào xạc, và lặng dần, lặng dần.
Rồi ắng hẳn, dường như tức thì, tưởng đâu có kẻ vô hình nào đó đã xõa
đôi cánh mênh mông lên cây rừng để kết thúc: thôi, không lào xào nữa.
Cành lá im phăng phắc, cây cối như ngủ thiếp đi, chỉ thỉnh thoảng khẽ
rùng mình trong bóng xâm xẩm.
Ba con dẽ giun nữa bay qua, nhưng Ivan Ivanưts không bắn. Tuy con
cuối cùng thì không trông thấy nữa trong đêm tối mà chỉ nghe thấy
tiếng nó thôi, nhưng Bim vẫn thắc mắc: thế những con còn trông thấy
rõ, sao ông bạn nó lại không bắn? Chuyện ấy làm Bim áy náy không
yên. Còn lvan Ivanưts thì hoặc là chỉ ngước nhìn lên cao, hoặc cúi đầu
lắng nghe cái tịch mịch. Cả hai đều lặng thinh.
Đây chính là lúc không nên hé răng nói một lời, - người đã thế và chó lại
càng phải thế! Chỉ đến phút cuối cùng, trước khi ra về, Ivan Ivanưts mới
cất tiếng:
- Tốt lắm, Bim ơi! Cuộc sống lại bắt đầu. Xuân.
Nghe giọng, Bim hiểu rằng ông bạn nó trong lòng đang khoan khoái. Và
nó rúc mõm vào đầu gối ông, ngoe nguẩy đuôi: "Đúng là tốt rồi, khỏi
nói!".
Lần thứ hai hai thầy trò tới đây vào một buổi sáng muồn muộn, nhưng
lần này không mang súng.
chồi bạch dương tròn mọng thơm phức, hương vị đậm nồng của rễ cây,
những tia ngan ngát toát ra từ những mầm cỏ mới nhú, tất cả những cái
đó đều mới mẻ và xúc động lạ thường.
Ánh dương xuyên suốt rừng trừ đám rừng thông ra, và ngay cả đám
này nữa đây đó cũng bị các tia nắng vàng xuyên cắt và tĩnh mịch. Điều
quan trọng nhất là tĩnh mịch. Cái tĩnh mịch của buổi sớm mùa xuân
trong rừng sao mà dễ chịu!
Lần này Bim đã bạo hơn: mọi vật trông rõ mồn một (chứ không như lần
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki
Chương 2: Rừng Xuân Trang 22
nào lần mò trong bóng tối). Và nó chạy lăng xăng trong rừng thỏa thích,
tuy vẫn không để mất hút chủ. Mọi cái đều tuyệt diệu.
Cuối cùng Bim bắt gặp được một thoáng mùi dẽ giun. Nó kéo căng ra.
Và đứng khựng lại một cách cổ điển. Ivan lvanuts giục nó “Tiến lên!”
nhưng bắn thì trong tay ông có gì để bắn đâu. Ông lại còn lệnh cho nó
nằm xuống nữa, đúng phép như mỗi lần chim bay vù lên. Không còn
hiểu ra thế nào nữa: chủ nó có trông thấy hay không? Bim liếc mắt nhìn
ông cho đến lúc nó khẳng định được: ông ấy có thấy.
Tới con dẽ giun thứ hai mọi sự lại diễn ra y như thế. Lần này Bim không
đừng được biểu lộ một vẻ na ná như bất mãn: một cái nhìn lo ngại, kiểu
chạy lảng sang bên, thậm chí một ý đồ bất tuân thượng lệnh, - tóm lại là
sự bất mãn của nó đã cao độ và tìm một chỗ xì ra. Chính vì thế mà Bim
đã chạy đuổi theo con dẽ giun vừa bay vù đi, đây đã là con thứ ba, hệt
như một chú chó nhà bình thường vậy. Nhưng đuổi theo dẽ giun thì
chẳng được mấy nả: nó thấp thoáng trong cành lá, rồi mất tăm. Bim
quay trở lại trong lòng hậm hực, đã thế lại còn bị phạt nữa. Thế thì thôi,
nó nằm lánh sang bên, và thở dài sườn sượt (giống chó làm cái trò ấy thì
thạo l
Tất cả những cái đó còn có thế chịu đựng được, nếu như không tiếp
thêm một sự xúc phạm khác. Lần này Bim đã phát hiện thấy thêm một
khuyết tật mới nữa của chủ: cái mũi đánh hơi sai, chưa kể cái mũi điếc,
thế cơ chứ... Đầu đuôi là thế này.
Ivan Ivanưts dừng lại và nhìn, nhìn ngang nhìn ngửa, và hít hít đánh
hơi (đánh hơi cái gì). Rồi ông đi tới một gốc cây, ngồi xuống và đưa một
ngón tay khẽ khàng vuốt vuốt một bông hoa nhỏ, nhỏ tí xíu (đối với
Ivan Ivanưts bông hoa ấy hầu như không có mùi gì, nhưng đối vơi Bim
thì nó thối không chịu được). Bông hoa ấy đối với nó nghĩa lý quái gì?
Nhưng chủ nó lại cứ ngồi đó, mỉm cười. Bim tất nhiên làm ra vẻ nó
cũng thấy hay hay, nhưng đó chẳng qua chỉ thuần tuy là vì tôn trọng cá
tính thôi, chứ thực ra thì nó khá ngạc nhiên.
- Nom này, nom đây này, Bim! - Ivan Ivanưts thốt lên và ghé mũi con
chó vào bông hoa nhỏ.
Thế này thì Bim không chịu nổi nữa, - nó ngoảnh đi. Rồi nó lảng luôn,
đi ra nằm ở đống rừng thưa, tất cả bộ dạng nói lên một ý: “Hoa của ông,
ông cứ việc ngửi!”. Sự bất đồng đòi hỏi phải được biện giải với nhau
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki
Chương 2: Rừng Xuân Trang 23
không chậm trễ, nhưng chủ lại cười vào mũi Bim một cái cười sung
sướng. Và cái đó đến là khó chịu. “Cười cả mình nữa!".
Và ông lại quay sang nói với bông hoa:
- Chào bông hoa đầu mùa!
Bim hiểu không sai: "chào" đây không phải là nói với nó.
Lòng ghen tuông đã len lỏi vào trong tâm hồn con chó, nếu như có thể
nói như vậy, kết quả là thế đó. Mặc dù về đến nhà hai bên dường như
đã làm lành với nhau, nhưng cái ngày hôm ấy xảy đến với Bim thật là
đen đủi: có mồi, lại không bắn, nó phải đích thân đuổi theo chim, lại
trừng phạt nó, đã thế lại cái bông hoa ranh kia nữa. Phải, thì ra đã là chó
thì chẳng thoát nổi cái cuộc sống kiểu chó, bởi vì nó phải sống trong sự
trói buộc của ba “điều lệnh”:..Không được", “Lùi lại", "Tốt".
Có điều là cả Bim, cả Ivan Ivanưts, đều không hiểu rằng sẽ có lúc, nếu
như họ nhớ lại, họ sẽ cảm thấy rằng cái ngày hôm nay thật là một ngày
vô cùng hạnh phúc.
Nhật ký của chủ
Trong cánh rừng mệt mỏi sau một mùa đông ác nghiệt, khi các mầm
non bừng dậy còn chưa xòe rộ, khi những cái gốc đau khổ của những
cây bị chặt trong dịp mùa đông còn chưa đâm chồi nhưng đã ứa nhựa,
khi lá rụng nâu nâu đang nằm xếp lên thành tầng thành lớp, khi những
cành trụi còn chưa rì rào mà chỉ khẽ đụng vào nhau thì bỗng thoảng đến
một mùi hương hoa điểm tuyết! Chỉ hơi thoang thoảng thôi, nhưng đó
là mùi của cuộc sống đã hồi tỉnh, và chính vì thế mà nó rạo rực tươi vui,
mặc dầu khó cảm thấy nó. Tôi nhìn quanh, - té ra là nó ngay bên cạnh.
Dưới đất có một bông hoa điểm tuyết, một giọt trời xanh nhỏ xíu, vị sứ
giả vô cùng giản dị và cởi mở của niềm vui và hạnh phúc cho những ai
đứng với nó và với tới nó. Nhưng lúc này đây thì đối với ai cũng vậy, kể
cả người hạnh phúc lẫn kẻ bất hạnh, nó là cái trang điểm cho cuộc sống.
Thì ngay trong chúng ta đây, những con người, cũng là như vậy: có
những người khốn nhũn nhặn có trái tim trong sáng, những con người
“tầm thường" và“nhỏ bé" nhưng lại có tâm hồn cao cả. Chính họ cũng tô
điểm cho cuộc sống, đem nhập vào mình tất cả những cái gì tốt đẹp
nhất có trong nhân loại: lòng tốt, sự giản dị, niềm tin yêu. Chính vì vậy
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki
Chương 2: Rừng Xuân Trang 24
mà bông hoa điểm tuyết nom như một giọt trời xanh trên mặt đất... Và
vài hôm sau (tức là hôm qua) tôi và Bim lại đến đúng cái chỗ ấy. Giờ
đây trời đã rắc xuống khu rừng hàng ngàn giọt xanh biếc. Tôi tìm
quanh: nó đâu rồi nhỉ, cái bông hoa nở sớm nhất, cái bông hoa quả cảm
nhất kia? Hình như nó đây rồi. Có phải không nhỉ? Chẳng rõ. Hoa
nhiều quá nên bây giờ thì chẳng thấy được nó, chẳng tìm ra nó: nó đã
chìm giữa những bông hoa nở sau nó, hòa lẫn với nó. Vậy là nó bé nhỏ
như thế nhưng anh hùng, thầm lặng như thế nhưng thật là kiên gan cho
nên hình như cơn gió cuối cùng chính là đã sợ nó, đầu hàng nó khi vào
một buổi sớm tinh mơ, đem quảng lá cờ trắng trận sương muối cuối
cùng xuống bìa rừng.
Cuộc sống cứ đi lên.
... Nhưng Bim đâu có khả năng hiểu được tí gì về những điều ấy. Thậm
chí lần thứ nhất nó đã tự ái, đã ghen. Vả lại khi hoa đã nhiều rồi, nó
cũng đâu có buồn để ý đến hoa. Tập săn mà như nó thế thì xoàng:
không có súng nó đã bối rối. Tôi và nó ở hai trình độ phát triển khác
nhau nhưng lại rất, rất gần nhau. Tạo hóa tạo ra vạn vật theo một quy
luật vững bền: sự cần thiết của cái này đối với cái kia; bắt đầu ở những
sự vật đơn giản nhất và kết thúc ở sự sống đã phát triển cao, đâu đâu
cũng là quy luật ấy cả...
Liệu tôi có chịu đựng nồi cảnh cô đơn đến là ghê gớm này không nếu
như không có Bim?
Cô ấy cần thiết cho tôi biết đến chừng nào! Cô ấy cũng thích hoa điểm
tuyết. Quá khứ như một giấc mơ...Thế cái hiện tại, nó không phải một
giấc mơ hay sao? Không phải giấc mơ sao, cái khu rừng xuân ngày hôm
qua với chấm xanh lam trên mặt đất? Chứ còn gì nữa: những giấc mơ
xanh là một phương thuốc tiên, dù chỉ có tính chất tạm thời. Tất nhiên là
tạm thời thôi. Bởi vì nếu như cả các nhà văn nữa cũng lại chỉ tuyên
truyền cho những giấc mơ xanh và lánh xa màu xám thì nhân loại sẽ
thôi không lo lắng cho t
ương lai nữa, tưởng rằng hiện tại là vĩnh cửu, là
tương lai. Sự không thoát khỏi thời gian, cái mệnh trời ấy chính là thể
hiện ở chỗ hiện tại phải trở thành quá khứ mà thôi. Con người đâu có
quyền ra lệnh: "Mặt trời kia, đứng lại!". Thời gian không dừng lại,
không cản nổi và không thương xót. Mọi vật tồn tại trong thời gian và
trong sự vận động. Và kẻ nào chỉ đi tìm sự yên tĩnh bất di bất dịch màu
xanh, kẻ đó đã hoàn toàn thuộc về quá khứ, dù cho anh ta trẻ mãi không
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki

 

3
8 tháng 10 2016

ko thick

8 tháng 10 2016

cái này là j z nhỉ ?

hum

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi :"Tiếng suối trong như tiếng hát xaTrăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."Ở một nơi nào đó trên miền rừng núi, đêm đã khuya rồi. Mọi thứ thanh âm hỗn tạp của ban ngày đã lắng lại. Nhưng không phải vì thế mà đêm yên lặng hoàn toàn. Có một thứ âm thanh rù rì từ xa vẳng lại nghe sâu lắng...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi :

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."

Ở một nơi nào đó trên miền rừng núi, đêm đã khuya rồi. Mọi thứ thanh âm hỗn tạp của ban ngày đã lắng lại. Nhưng không phải vì thế mà đêm yên lặng hoàn toàn. Có một thứ âm thanh rù rì từ xa vẳng lại nghe sâu lắng lạ thường, nó trong trẻo như một tiếng hát ru: tiếng suối! Cái tiếng róc rách của nước chảy nghe được vào ban đêm nó mới kỳ diệu làm sao:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa...

Cái trầm lắng của ban đêm đã khiến các giác quan của con người có dịp "đua nhau" hoạt động. Nên từ "nghe xa", ta đã được "nhìn gần" để thấy được sự huyền ảo của ánh trăng. Thứ ánh sáng dát vàng lung linh lọt qua tán cổ thụ tạo nên những khoảng sáng tối đan xen làm nền cho một bức tranh sống động. Dưới tán cổ thụ, không phải chỉ có sự tương phản sáng tối, nơi ấy còn có những khóm hoa. Màu sắc của hoa ban đêm tuy không rực rỡ lắm, nhưng chúng đã nhuộm màu cho ánh trăng thêm kỳ diệu:

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa...

Trăng, cổ thụ và hoa, tuy chỉ là những cái bóng, nhưng chúng không độc lập với nhau mà hòa quyện nhau hư hư thực thực làm ngây ngất con mắt thi nhân.
Bức tranh thiên nhiên tuyệt vời ấy sẽ chưa thể hoàn hảo nếu thiếu một chi tiết đặc biệt: con người.
Có một người đang ngồi ngắm bức tranh, nhưng người ấy không ở ngoài bức tranh. Người ấy chính là một phần của bức tranh!

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ...

Rất may, có một người chưa ngủ đã "nhìn" thấy bức tranh tuyệt tác ấy. Nhưng "người chưa ngủ" không phải vì để ngắm bức tranh, mà vì người ấy còn đang suy tư nỗi nước nhà.
Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy là phần thu nhỏ của đất nước mến yêu. Non sông thanh bình hoa lệ thế nhưng còn chưa độc lập. Dân tộc còn đang lao khổ bởi ngoại xâm. Chiến tranh còn đang đe dọa cuộc sống của đồng bào... Thế là từ một cảnh đẹp giản dị, tác giả đã dẫn người đọc đến với tình cảm yêu thương quê hương đất nước dường bao.
Bài thơ tứ tuyệt gọn gàng, thi tứ chân phương với ngữ điệu nhẹ nhàng nhưng mang sắc thái của một thi nhân xuất chúng.
Nếu không phải là tầm nhìn của một lãnh tụ, không phải là tình cảm của một vĩ nhân, dễ gì có được cảm quan bao quát và thi hứng tinh tế đến nhường ấy.

a) Tác giả đã thể hiện cảm xúc của mình qua tưởng tượng, liên tưởng và suy ngẫm về những chi tiết, hình ảnh của bài thơ. Hãy tìm ra những yếu tố đó trong bài văn trên.

b) Tác giả đã triển khai các ý trong bài văn trên như thế nào ?

3
15 tháng 11 2016

a) _ Những yếu tố tưởng tượng , liên tưởng :

+ Có một thứ âm thanh .... tiếng suối !

+ Thứ ánh sáng dát vàng .... hoa .

+ Trăng , cổ thụ , ..... bức tranh !

+ Bức tranh thiên nhiên .... yêu .

_ Những yếu tố suy ngẫm :

+ Non sống ... đồng bào

+ Nếu ko phải là ...... nhường ấy .

_ Triển khai các ý : bộc lộ cảm xúc thông qua nội dung và nghệ thuật .

( mk ngại viết , chắc bn có sách vnen nên .... mk chấm 3 chấm là từ đoạn đó đến đó ha )

 

15 tháng 11 2016

hay chờ cj Mai Phương aNH

Các bạn lm giúp mik nhé mik sẽ tick choCâu  3. Cho đoạn văn sau: “Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát  của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như...
Đọc tiếp

Các bạn lm giúp mik nhé mik sẽ tick cho

Câu  3. Cho đoạn văn sau:

“Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát  của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo”

 a. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu trong đoạn văn trên?

 b.Tìm các từ láy, từ ghép có trong đoạn văn?

 c. Giải nghiã từ “ thanh thoát, thỉnh thoảng”?

d. Đọc văn bản, em thấy người mẹ trong bài là người ngư thế nào?

 d.Viết đoạn văn khoảng 7 câu trình bày cảm nhận của em về nội dung đoạn văn trên?

Câu  4.

Câu văn nào trong văn bản nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? Nêu ý nghĩa của câu văn đó?

Câu  5:

Văn bản khép lại bởi câu nói động viên đầy lạc quan của người mẹ. Đó là câu văn nào?

Tại sao nhà văn Lý Lan lại gọi thế giới trường học là thế giới kì diệu?

0
28 tháng 1 2022

liệu có thể bớt tham khảo không;-;;?

Câu 1: Tìm trạng ngữ trong các VD sau và cho biết trạng ngữ đã bổ sung cho câu ý nghĩa gì?a.Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không gì thay thế đượcviệc đọc sáchb.Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cáimàu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về.c.Dưới cầu nước chảy...
Đọc tiếp

Câu 1: Tìm trạng ngữ trong các VD sau và cho biết trạng ngữ đã bổ sung cho câu ý nghĩa gì?
a.Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không gì thay thế được
việc đọc sách
b.Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái
màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về.
c.Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
e. Vì chuôm cho cá bén đăng
Vì chàng thiếp phải đi trăng về mò

d. Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ

g.Trưa, bà lủi thủi xách giỏ về. Chiều bà lại tới. Sự lặp lại ấy dai dẳng đến nỗi tôi không chịu
nổi
h.Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước các cánh hoa ra thành nhiều
mảnh nhỏ.
i.Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát
rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung
lũng, trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn…Ven rừng, rải rác những
cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả
k. Đánh “xoảng” một cái, cái bát ở mâm Lí cựu bay thẳng sang mâm Lí đương và đánh
“chát” một cái, cái chậu ở chiếu Lí đương cũng đập luôn vào cây cột bên cạnh Lí cựu.
Câu 2: Những trạng ngữ được tách thành câu riêng dưới đây có tác dụng như thế nào?
a.Ngày còn ở chiến trường, anh viết khá nhiều. Những bài thơ chứa chan tình cảm. Về đồng
đội, về mẹ, về em.
b.Cái đầu Trạch Văn Đoành không húi như đầu của chúng ta. Một lối riêng. Hắn gọi là mốt
tiền văn minh, hậu nhà sư. Đằng trước có mấy món tóc dài để chải lật lên. Đằng sau cạo nhẵn
thín như quả bưởi. Cho nó sạch
c.Ông đến đểtìm sự ấm áp. Trong trái tim
Câu 3: Biến đôi câu sau thành một câu có trạng ngữ
a.Mặt biển bao la rực rỡ ánh vàng vào buổi sớm. Những chiếc thuyền đánh cá nhòe dần trong
muôn ngàn tia nắng phản chiếu chói chang
b. Đêm đã về khuya. Không gian trở nên yên tĩnh
c. Con đường này dẫn tới bở biển. Buổi sáng, từng tốp người đi ra biển tắm sớm
d.Trời nhá nhem tối. Những người bán hàng thu dọn, sửa soạn về nhà
Câu 4: Điền trạng ngữ thích hợp vào chỗ trống sau

a…trời mưa tầm tã…trời lại nắng chang chang
b…tôi gặp một người lạ mặt hỏi đường đi chợ
huyện

c…họ chạy về phía có đám cháy
d….em làm sai mất bài toán cuối
Câu 5: Trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” tác giả đã trình bày dẫn chứng
theo trình tự nào? Hãy nêu tác dụng của cách triển khai dẫn chứng theo trình tự đó?
Câu 6: Để làm rõ tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại, tác giả đã sử dụng nghệ
thuật nào để trình bày dẫn chứng? Các phép nghệ thuật này có hiệu quả như thế nào đối với
việc diễn đạt?
Câu 7: Hãy tìm một số hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng trong văn bản? Em thích hình
ảnh nào nhất? Vì sao?
Câu 8: Ngoài sự thể hiện trong các cuộc kháng chiến, tinh thần yêu nước còn được thể hiện
như thế nào trong công cuộc xây dựng đất nước, nhất là ở thời kì hiện nay?
Câu 9: Tìm dẫn chứng thích hợp để chứng minh nhận định sau:
a.Ở truyền thuyết lịch sử Việt Nam, các yếu tố thần kì thường gắn với cốt lõi lịch sử
b.Dân tộc ta ngày nay vẫn tiếp tục phát huy truyền thống đạo lí “người trong một nước phải
thương nhau cùng”
Câu 10: Cho hai đoạn văn sau:
*Đoạn 1: Trong rất nhiều câu chuyện cổ tích Việt Nam, ta bắt gặp hình ảnh những người lao
động lương thiện, tốt bụng. Đó là Sọ Dừa với hình thù kì dị tài năng hơn người. Đó là Thạch
Sanh- chàng trai nghèo làm nghề đốn củi có phẩm chất của một người dũng sĩ. Đó là cô Tấm
dịu dàng xinh đẹp, là anh Khoai hiền lành, chất phác, thật thà,…Mỗi người một số phận, và
đều phải trải qua biết bao nỗi gian nan, bất hạnh. Nhưng cuối cùng, họ đều được hưởng hạnh
phúc: chàng Sọ Dừa và cô Út sống bên nhau trọn đời; Thạch Sanh trở thành phò mã; cô Tấm
trở lại làm hoàng hậu, xinh đẹp như xưa; còn chàng Khoai nghèo thì cưới được con gái của
lão trưởng giả, thỏa ước nguyện.
*Đoạn 2: Trong truyện cổ tích thường xuất hiện loại nhân vật phản diện. Chúng đại diện cho
sự giàu có, quyền lực, và là hiện thân của cái xấu, cái ác. Để đạt được mục đích của mình,
chúng không từ một thủ đoạn nào. Kết cục, chúng đã phải trả giá cho những hành động tội
lỗi của mình. Hai cô chị trong chuyện “Sọ Dừa” vì xấu hổ mà bỏ đi biệt tích. Mẹ con Lý
Thông dù được Thạch Sanh tha bổng thì cũng không thể thoát khỏi lưới trời. Mẹ con Cám
phải tìm đến cái chết nghiệt ngã
Câu 11: Chỉ ra dấu hiệu nhận biết kiểu nghị luận chứng minh đối với đoạn văn bản sau:
Tai nạn giao thông trong mười năm qua tăng liên tục. Năm 1990, số người bị chết vì tai nạn
giao thông là 2.268 người. Đến những năm giữa thập niên, số người bị chết vì tai nạn giao
thông khoảng 6.000 người. Và đến năm 2001, số người bị chết vì tai nạn giao thông tăng đột
biến, lên đến 10.866 người. Đây là những con số biết nói, rung lên hồi chuông báo động
nhằm cảnh tỉnh toàn xã hội phải tìm ra giải pháp ngăn chặn ngay tai họa khủng khiếp này.

0