Đoạn trích Chí khí anh hùng nằm ở vị trí nào trong Truy...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 11 2021

GỢI Ý ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2 (1,0 điểm): Người mẹ được tác giả miêu tả: đợi con, tóc hóa ngàn lau trắng, lưng nặng thời gian, nghìn ngày trên bến vắng.

Câu 3 (1,5 điểm): Ý nghĩa 2 câu thơ: khắc họa nỗi vất vả, cơ cực trong cuộc đời mẹ bao năm trời bôn ba với gió sương để kiếm kế sinh nhai nuôi sống những người con của mình đồng thời thể hiện tình cảm yêu thương và sự biết ơn, trân trọng trước công lao ấy của những người con.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tinh thần tự học.

b. Thân bài

* Giải thích

Tự học là khả năng tự tìm tòi, lĩnh hội kiến thức một cách chủ động mà không dựa dẫm vào ai.

* Phân tích

- Tự học giúp chúng ta chủ động trong việc tìm kiếm, tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và có thể tự rút ra được những bài học cho riêng mình mà không bị phụ thuộc vào bất cứ ai.

- Tự học giúp ta ghi nhớ kiến thức lâu hơn.

- Tự học giúp chúng ta rèn luyện tính kiên trì.

- Tự học giúp mỗi chúng ta trở nên năng động hơn trong chính cuộc sống của mình.

* Chứng minh

Học sinh lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu để minh họa cho luận điểm của mình.

* Phản biện

Có những người lười biếng, không chịu tìm tòi, học hỏi để mở mang tầm hiểu biết. Những người này đáng bị phê phán.

c. Kết bài

Liên hệ bản thân và rút ra bài học.

Câu 2 (5,0 điểm):

a. Mở bài

Giới thiệu câu chuyện bằng lời kể của cá bống.

b. Thân bài

* Hoàn cảnh gặp gỡ Tấm Cám và chứng kiến câu chuyện

- Tôi sống ở một con sông nhỏ, ngày ngày thong thả vui chơi.

- Một hôm tôi vừa tỉnh giấc đã thấy mình nằm trong một thứ gì đó khá chật chội, tối om.

- Lát sau tôi được quay trở về với dòng nước mát nhưng ở một nơi khác có hình tròn và chật chội hơn dòng sông. Tôi sống ở đó nhiều ngày liên tiếp.

- Có cô gái tên là Tấm hằng ngày đến cho tôi ăn, làm bạn với tôi; tôi chứng kiến cuộc sống của cô gái bất hạnh này.

* Diễn biến câu chuyện

- Một hôm, nghe tiếng gọi cho tôi ăn, tôi ngoi mặt nước để ăn. Bỗng một hôm khi nghe thấy tiếng gọi tôi ngoi lên thì lại bị vớt lên.

- Hai người phụ nữ vẻ dữ dằn bắt tôi ăn thịt, xương bị vùi vào đống tro bếp. Tấm cho gà trống nắm thóc rồi nhờ tìm giúp xương tôi, lấy chôn vào bốn chân giường.

- Ít lâu sau, nhà vua mở hội tìm vợ. Tấm bị mẹ con Cám bắt làm việc nhà không cho đi. Cô được Bụt giúp nên có bộ trang phục đẹp đẽ để đi dự hội. Không may làm rơi chiếc giày nhưng chính chiếc giày đó đã giúp nàng trở thành vợ của vua.

- Thế nhưng, trong lần về nhà giỗ cha, Tấm bị dì ghẻ lừa leo lên cây cau rồi bị ngã chết do dì đứng dưới chặt gốc cây. Sau đó bà ta lại đem Cám vào cung thay thế Tấm.

- Tấm không chết mà hóa thành con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi rồi hóa thành cây thị. Kì lạ là cây chỉ có một quả, được một bà lão qua đường đem về để nơi góc giường.

- Một hôm, nhà vua đi qua quán nước của bà thấy miếng trầu têm cánh phượng, gặng hỏi cuối cùng tìm được Tấm và đưa nàng về cung. Mẹ con Cám về sau cũng bị trừng phạt. Tấm sống hạnh phúc bên nhà vua.

c. Kết bài

Khái quát lại ý nghĩa câu chuyện.

 

 

. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)Đọc I đoạn trích:           Thế rồi Gióng mặc giáp sắt, đội nón sắt, tay cầm gươm múa quanh mấy vòng. Đoạn từ biệt mẹ và dân làng, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đằng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc...
Đọc tiếp

. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc I đoạn trích:

           Thế rồi Gióng mặc giáp sắt, đội nón sắt, tay cầm gươm múa quanh mấy vòng. Đoạn từ biệt mẹ và dân làng, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đằng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc đang đóng la liệt cả mấy khu rừng. Lưỡi gươm của Gióng vung lên loang loáng như chớp giật. Quân giặc xông ra chừng nào chết chừng ấy. Ngựa thét ra lửa thiêu cháy từng dãy đồn trại, lửa thiêu luôn cả mấy khu rừng.

            Nhưng tướng giặc Ân vương vẫn còn cố gào thét hô quân xáp tới, Gióng càng đánh càng khỏe, thây giặc nằm ngổn ngang. Bỗng chốc gươm gãy, Gióng không chút bối rối, thuận tay nhổ những bụi tre hai bên đường quật tới tấp vào các toán giặc đang cố gắng trụ lại theo lệnh chủ tướng. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tẩu tán bỏ chạy khắp nơi, Ân vương bị quật chết tan xác. Bọn tàn binh giặc lạy lục xin hàng. Quân đội của Hùng Vương cũng như dân các làng chỉ còn việc xông ra trói chúng lại. Không đầy một buổi, Gióng đã trừ xong nạn cho nước nhà. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Đến đây, Gióng bèn cởi giáp bỏ nón lại, rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

                                                                                                                                         (Trích Thánh Gióng)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định PTBĐ chính của đoạn trích.

Câu 2. Nêu  những sự việc tiêu biểu được kể lại trong đoạn trích trên?

Câu 3. Liệt kê các chi tiết miêu tảsự thất bại của quân giặc được nói đến trong đoạn trích?

Câu 4. Nêu hiệu quả của phép so sánh được sử dụng trong câu văn: Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào?

Câu 5. Anh/Chị hiểu như thế nào về chi tiết:  Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Đến đây, Gióng bèn cởi giáp bỏ nón lại, rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời?

Câu 6. Anh/chị hãy nhận xét thông điệp của tác giả được thể hiện qua đoạn trích?

 

2
23 tháng 10 2021

Định cho người ta làm hộ luôn bài kiểm tra à

23 tháng 10 2021
Ừ đúng là bài kiểm tra nhưng được ra về nhà
7 tháng 11 2019

Chọn đáp án: B

14 tháng 12 2018

Chọn đáp án: A

Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”, nêu tác dụng của biện pháp đó.Câu 6: Từ “tri kỉ” trong bài có ý nghĩa gì? Em hãy chép chính xác một câu thơ trong bài em đã học cũng sử dụng từ tri kỉ, ghi rõ tên tác giả tác phẩm. So sánh hai từ tri kỉ đó.Câu 7: Câu “Đồng chí!” thuộc vào kiểu câu nào? Tại sao?Câu 8: Em có nhận xét...
Đọc tiếp

Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”, nêu tác dụng của biện pháp đó.

Câu 6: Từ “tri kỉ” trong bài có ý nghĩa gì? Em hãy chép chính xác một câu thơ trong bài em đã học cũng sử dụng từ tri kỉ, ghi rõ tên tác giả tác phẩm. So sánh hai từ tri kỉ đó.

Câu 7: Câu “Đồng chí!” thuộc vào kiểu câu nào? Tại sao?

Câu 8: Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu của bài thơ? Các yếu tố: thể thơ, vần, nhịp đã góp phần tại nên âm hưởng của bài thơ như thế nào?

 

Câu 9: Hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự nào? Nêu hiệu quả nghệ thuật của nó?

Câu 10: Hai câu đầu bài thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng như thế nào?

Câu 11: Bằng một đoạn thơ khoảng 12 câu theo phương thức Diễn dịch, em hãy trình bày cảm nhận của mình về khổ thơ vừa chép. Đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và lời dẫn trực tiếp.

 

6
4 tháng 5 2021

5, 

Biện pháp điệp từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu” nhằm tạo nên sự đối ứng trong một câu thơ:

- Gợi lên sự khắc nghiệt, nguy hiểm của chiến tranh (hình ảnh súng sẵn sàng chiến đấu).

- Thể hiện sự chung sức, cùng nhau đoàn kết, chiến đấu.

6, 

Từ “tri kỉ” có nghĩa: thấu hiểu mình, hiểu bạn như hiểu bản thân mình.

Câu thơ trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy có chứa từ tri kỉ:

“Vầng trăng thành tri kỉ”

Từ tri kỉ trong bài Đồng chí diễn tả sự thấu hiểu giữa 2 người lính cùng chiến tuyến, cùng lý tưởng chiến đấu, cùng hoàn cảnh chiến đấu.

Từ tri kỉ trong bài Ánh trăng diễn tả sự đồng điệu thấu hiểu của trăng với con người, của con người với chính quá khứ của mình.

Tri kỉ trong bài "Đồng chí" tuy hai nhưng một.

7, 

Câu “Đồng chí!” là câu đặc biệt, sâu lắng chỉ với hai chữ “đồng chí” và dấu chấm cảm, tạo thành nét điểm tựa và điểm chốt, như câu thơ bản lề nối hai phần của bài thơ.

Nó vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định, một tiếng gọi trầm, xúc động từ trong tim, lắng đọng trong lòng người về 2 tiếng mới mẻ, thiêng liêng đó.

→ Câu thơ giống như một ngôi sao sáng làm nổi bật và sáng bừng cả bài thơ, là kết tinh của 1 tình cảm cách mạng.

8, 

- Âm hưởng của bài thơ tươi vui, khỏe khoắn, khẩn trương khiến cho khung cảnh lao động trở nên nhộn nhịp, náo nức tới kì lạ.

- Cách gieo vần, nhịp kết hợp với thể thơ bảy chữ tạo tiết tấu, âm hưởng rộn rã.

- Lời thơ dõng dạc giọng điệu như khúc hát mê say hào hứng, cách gieo vần biến hóa linh hoạt.

- Vần trắc xen lẫn vẫn bằng, vần liền xen lẫn vần cách. Vần trắc tạo nên sức dội, sức mạnh. Tạo nên sự bay bổng làm nên âm hưởng sôi nổi, phơi phới, giàu sức sống.

9, 

 - Hoàn cảnh sáng tác: giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế này, hồn thơ của Huy Cận mới thực sự nảy nở và dồi dào trở lại khi có nguồn cảm hứng về thiên nhiên đất nước, lao động cũng như cuộc sống mới.

    - Mạch cảm xúc của bài thơ được trình bày theo trình tự thời gian, không gian chuyến ra khơi của đoàn thuyền cho tới khi đoàn thuyền trở về, tất cả đều mang âm hưởng của niềm vui, niềm hạnh phúc trong lao động, đổi mới.

10, 

Hai câu thơ:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa

    - Biện pháp so sánh, nhân hóa đặc sắc.

    - Huy Cận miêu tả chân thực sự chuyển động của thời khắc giữa ngày và đêm khiến cảnh biển đêm trở nên đẹp và kì vĩ, tráng lệ như trong thần thoại.

       + Gợi lên sự gần gũi của ngôi nhà thiên nhiên đang chuyển mình đi vào nghỉ ngơi, còn con người bắt đầu hoạt động lao động của mình, tạo sự bình yên với những người ngư dân ra khơi.

11, 

Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá.

    - Khổ thơ 1: Cảnh ra khơi trong buổi chiều hoàng hôn huy hoàng, tráng lệ và giàu sức sống.

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa

       + Điểm nhìn của nhà thơ: giữa biển khơi bao la.

       + Tác giả cảm nhận độc đáo về hình ảnh mặt trời qua biện pháp nhân hóa, so sánh đặc sắc khiến cảnh biển vào đêm đẹp, kì vĩ, tráng lệ như thần thoại, nhưng gần gũi, thân quen.

       + Câu thơ khiến ta hình dung cả đoàn thuyền chứ không phải con thuyền đơn độc ra khơi.

       + Từ “lại” diễn tả công việc lao động thường ngày, nhịp lao động trở nên tuần hoàn.

       + “Câu hát căng buồm với gió khơi”: khí thế lao động phơi phới, mạnh mẽ của đoàn thuyền cũng như sức mạnh lao động làm chủ cuộc đời và biển khơi.

    - Phân tích khổ thơ thứ 2:

       + Gợi sự giàu có của biển cả: cá bạc, đoàn thoi.

       + Những hình ảnh so sánh đẹp đẽ, nên thơ.

       + Hình ảnh nhân hóa “dệt” thể hiện sự giàu có.

       + Từ “ta” đầy hào hứng, tự hào không còn cái “tôi” nhỏ bé đơn độc, u buồn nữa.

    → Sự giàu có trù phú của biển cả hứa hẹn ngày ra khơi nhiều thành quả.

    Hình ảnh nói quá “Thuyền ta lái gió với buồm trăng/ Lướt giữa mây cao với biển bằng”.

       + Con thuyền lúc này có gió là người cầm lái, trăng là cánh buồm → gợi sự nhịp nhàng, hòa quyện.

       + Gợi sự khéo léo như nghệ sĩ của người dân chài.

( Tự viết thành đoạn nhé)

4 tháng 5 2021
jshsjszdhhshx
I. Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:             (1) Enrico, hãy nhớ điều này: mỗi khi con gặp một cụ già, một kẻ khó, một người đàn bà đang bế con, một người què chống nạng, một người đang còng lưng gánh nặng, một gia đình đang tang tóc, con đều phải nhường bước cung kính. Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

            (1) Enrico, hãy nhớ điều này: mỗi khi con gặp một cụ già, một kẻ khó, một người đàn bà đang bế con, một người què chống nạng, một người đang còng lưng gánh nặng, một gia đình đang tang tóc, con đều phải nhường bước cung kính. Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.

            (2) Mỗi khi con thấy một kẻ sắp bị xe húc phải, nếu là một người lớn thì con phải thét lên báo cho người ta tránh, nếu là một em bé thì con hãy chạy đến cứu ngay. Thấy một đứa bé đứng khóc một mình, hãy hỏi tại sao nó khóc và an ủi nó, nếu con có thể làm được. Người già rơi cái gậy, con hãy nhặt lên cho người ta. Nếu hai đứa trẻ đánh nhau, con hãy can ngay chúng ta. Nhưng nếu là hai người lớn thì con hãy tránh xa ra, để khỏi phải chứng kiến cảnh hung dữ thô bao, làm cho tấm lòng thành ra sắt đá. (…) Con không được nhạo báng ai hết, đừng chen lấn ai hết, đừng la hét, phải tôn trọng trật tự của đường phố. Ở đâu mà con thấy cảnh thô lỗ diễn ra ngoài đường phố thì con chắc chắn sẽ thấy cảnh thô lỗ diễn ra trong các gia đình vậy.

         (Trích Edmondo De Amicis, Những tấm lòng cao cả,

NXB Văn học, Hà Nội, 2002)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2. Theo tác giả, chúng ta cần phải kính trọng những điều gì?

Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của phép điệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn (2)?

Câu 4. Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao?

26
15 tháng 5 2021

Gợi ý trả lời

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: biểu cảm.

Câu 2: Theo tác giả, chúng ta cần phải kính trọng những điều sau: : tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.

Câu 3:

Điệp cấu trúc “nếu là … con hãy (con phải) được lặp lại 4 lần có tác dụng:

- Nhấn mạnh lời cha dạy con có cách ứng xử phù hợp với những tình huống có thể gặp trong cuộc đời để con trở thành một người tử tế, biết quan tâm, không bị ảnh hưởng bởi cái xấu.

- Tạo sự liên kết, logic cho văn bản.

Câu 4:

Thông điệp:

 Phải biết giúp đỡ những người gặp hoạn nạn.

16 tháng 5 2021

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: biểu cảm

Câu 2:

Theo tác giả, chúng ta cần phải kính trọng những điều: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết

Câu 3:

Phép điệp cấu trúc: nếu là….con hãy.

Được lặp di lặp lại 4 lần có tác dụng:

- Nhấn mạnh lời cha dạy con có cách ứng xử phù hợp với những tình huống có thể gặp trong cuộc đời để con trở thành 1 người tử tế, biết quan tâm, không bị ảnh hưởng bởi cái xấu

- Tạo sự liên kết, logic cho văn bản

Câu 4:

Theo em, thông điệp có ý nghĩa nhất là: phải biết giúp đỡ những người gặp hoạn nạn. Vì khi chúng ta mở rộng tấm lòng, chia sẻ với người khác những niềm vui,nỗi buồn của mình, học cách lắng nghe, đồng cảm, sẻ chia với những buồn vui, khó khăn của người khác. Khi đó, ta sẽ thấy yêu đời và yêu người hơn, cuộc sống này ấm áp yêu thương và đáng sống biết bao.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.Ngoài rèm thước chẳng mách tinTrong rèm, dường đã có đèn biết chăng?Đèn có biết dường bằng chẳng biết,Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.    Buồn rầu nói chẳng nên lời,Hoa đèn kia với bóng người khá thương”.(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, tr 87, Ngữ Văn 10,Tập...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.

Ngoài rèm thước chẳng mách tin

Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?

Đèn có biết dường bằng chẳng biết,

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

    Buồn rầu nói chẳng nên lời,

Hoa đèn kia với bóng người khá thương”.

(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, tr 87, Ngữ Văn 10,Tập II, NXBGD năm 2006)

 Câu 1 : Xác định thể thơ của văn bản?Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản? 

 Câu 2 : Hãy nêu những hành động và việc làm của người chinh phụ trong văn bản. Hành động và việc làm đó nói lên điểu gì ?

 

 Câu 3 : Tác giả đã dùng yếu tố ngoại cảnh nào để diễn tả tâm trạng người chinh phụ ? Ý nghĩa của yếu tố đó ? 

 

 Câu 4 : Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bình giảng nét độc đáo hình ảnh Đèn trong văn bản trên với đèn trong ca dao: Đèn thương nhớ ai/mà đèn không tắt. 

 

 Câu 5 : Thông qua nỗi cô dơn sầu muộn của người chinh phụ trong đoạn trích trên,em có thể cảm nhận gì về thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm ?  

0
I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:           Người lên ngựa, kẻ chia bào,                                Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san                Dặm hồng bụi cuốn chính an            Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh               Người về chiếc bóng năm canh                  Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi  ...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

          Người lên ngựa, kẻ chia bào,
                               Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san
               Dặm hồng bụi cuốn chính an
           Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh
              Người về chiếc bóng năm canh
                 Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
         Vầng trăng ai xẻ làm đôi
   Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trưởng.

(Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều, Trích Truyện Kiều,

Nguyễn Du, NXB Văn hóa thông tin, 2002, tr.142-143)

Chú thích: (1) Màu quan san: vé xa xôi cách trở

                   (2) Chính an: việc đi đường xa

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra hai hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn thơ trên.

Câu 3. Nêu tác dụng của phép điệp được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong hai câu thơ sau:

Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường

25
13 tháng 5 2021

thể thơ lục bác hay sao ý

13 tháng 5 2021

Câu 1: Thể thơ: lục bát.

Câu 2: Những hình ảnh của thiên nhiên được miêu tả trong đoạn thơ: rừng phong, dặm hồng bụi cuốn, ngàn dâu, vầng trăng.

Câu 3: 

- Điệp từ: người, kẻ.

- Tác dụng của phép điệp:

+ Diễn tả tình cảnh chia li và tâm trạng lưu luyến, nhớ nhung của Thúy Kiều và Thúc Sinh.

+ Giúp cho lời thơ nhịp nhàng, giàu giá trị biểu cảm.

Câu 4:

Tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều:

- Nỗi buồn li biệt và sự nhớ thương khôn nguôi dành cho Thúc Sinh.

- Sự cô đơn, trống trải khi vò võ nơi phòng vắng.

I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:           Người lên ngựa, kẻ chia bào,                                Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san                Dặm hồng bụi cuốn chính an            Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh               Người về chiếc bóng năm canh                  Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi  ...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

          Người lên ngựa, kẻ chia bào,
                               Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san
               Dặm hồng bụi cuốn chính an
           Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh
              Người về chiếc bóng năm canh
                 Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
         Vầng trăng ai xẻ làm đôi
   Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trưởng.

(Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều, Trích Truyện Kiều,

Nguyễn Du, NXB Văn hóa thông tin, 2002, tr.142-143)

Chú thích: (1) Màu quan san: vé xa xôi cách trở

                   (2) Chính an: việc đi đường xa

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra hai hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn thơ trên.

Câu 3. Nêu tác dụng của phép điệp được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong hai câu thơ sau:

Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường

5
13 tháng 5 2021

1. thể thơ lục bát

2.rừng phong, dặm hồng bụi

3 ko biết

4. buồn khi bị chia xa.  (nhớ k mình nha

13 tháng 5 2021

1. Thể thơ: Lục bát.

2. Những hình ảnh thiên nhiên được miên tả trong đoạn thơ: Rừng phong, vầng trăng

3. -Điệp từ: Người, kẻ.

- Tác dụng của phép điệp ngữ:

+ Diễn tả tình cảnh chia li và tâm trạng lưu luyến, nhớ nhung của Thúy Kiều và Thúc Sinh.

+ Giúp cho lời thơ nhịp nhàng, giàu giá trị biểu cảm.

4. Tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều:

- Nỗi buồn li biệt và sự nhớ nhung dành cho Thúc Sinh.

- Sự cô đơn, trống trải khi vò võ nơi phòng vắng.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi                                          Nửa năm hương lửa đương nồng,                               Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương                                         Trông vời trời bể mênh mang,                               Thanh gươm yên ngựa lên...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

                                          Nửa năm hương lửa đương nồng,

                               Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương

                                         Trông vời trời bể mênh mang,

                               Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong

 (Chí khí anh hùng) trích Truyện Kiều ( Nguyễn Du)

1.Từ trượng phu trong văn bản chỉ ai? (0,5 điểm)

2.Nêu chủ đề của văn bản (1,0 điểm)

3. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (1,0 điểm)

4. Từ thoắt thể hiện điều gì? Lòng bốn phương ghĩa là gì? (1,0 điểm)

5. Hình ảnh thanh gươm yên ngựa được đặt trong không gian trời bể mênh mang gợi tả vẻ đẹp gì của hình tượng người anh hùng Từ Hải? (2,5 điểm)

6. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7-10 câu), nêu cảm nhận của anh/ chị về khát vọng lên đường của Từ Hải.(4,0điểm)

1
5 tháng 5 2020

1. Trượng phu chủ Từ Hải.

2. Chủ đề: Hình ảnh người anh hùng Từ Hải lẫm liệt, oai phong gạt tình nhà ra đi vì nghĩa lớn.

3. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

4. Thoắt thể hiện sự nhanh nhạy, tức khắc.

Lòng bốn phương trong trường hợp này chỉ chí nam nhi ra đi vì nghĩa lớn làm việc lớn lao.

5. Tô đậm hình ảnh oai hùng lẫm liệt của Từ Hải.