K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 1 2019

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

II. Cách nhận biết câu trả lời đúng

Trên diễn đàn có thể có rất nhiều bạn tham gia giải toán. Vậy câu trả lời nào là đúng và tin cậy được? Các bạn có thể nhận biết các câu trả lời đúng thông qua 6 cách sau đây:

1. Lời giải rõ ràng, hợp lý (vì nghĩ ra lời giải có thể khó nhưng rất dễ để nhận biết một lời giải có là hợp lý hay không. Chúng ta sẽ học được nhiều bài học từ các lời giải hay và hợp lý, kể cả các lời giải đó không đúng.)

2. Lời giải từ các giáo viên của Online Math có thể tin cậy được (chú ý: dấu hiệu để nhận biết Giáo viên của Online Math là các thành viên có gắn chứ "Quản lý" ở ngay sau tên thành viên.)

3. Lời giải có số bạn chọn "Đúng" càng nhiều thì càng tin cậy.

4. Người trả lời có điểm hỏi đáp càng cao thì độ tin cậy của lời giải sẽ càng cao.

5. Các bài có dòng chữ "Câu trả lời này đã được Online Math chọn" là các lời giải tin cậy được (vì đã được duyệt bởi các giáo viên của Online Math.)

6. Các lời giải do chính người đặt câu hỏi chọn cũng là các câu trả lời có thể tin cậy được.

III. Thưởng VIP cho các thành viên tích cực

Online Math hiện có 2 loại giải thưởng cho các bạn có điểm hỏi đáp cao: Giải thưởng chiếc áo in hình logo của Online Math cho 5 bạn có điểm hỏi đáp cao nhất trong tháng và giải thưởng  thẻ cào 50.000đ hoặc 2 tháng VIP cho 6 bạn có điểm hỏi đáp cao nhất trong tuần. Thông tin về các bạn được thưởng tiền được cập nhật thường xuyên tại đây.

28 tháng 2 2019

TUI ĐĂNG KÍ NÈ
FAN ANIME

là OTAKU

28 tháng 2 2019

t đăng kí r

25 tháng 7 2021

THAM KHẢO

 

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bởi vậy mà ông cha ta đã có câu “Không thầy đố mày làm nên” như một lời nhắc nhở gửi gắm đến con cháu.

“Thầy” dùng để chỉ những người có công dạy dỗ, giáo dục chúng ta nên người. Còn “làm nên” có nghĩa là thành công trong sự nghiệp hoặc trở thành những người có ích cho xã hội. Như vậy, “Không thầy đố mày làm nên” ý muốn nói nếu như không có người định hướng đúng đắn, dẫn dắt và chỉ bảo cho ta từng bước đi, từ những bước đơn sơ ban đầu đến những bước ngoặt quan trọng, dẫn dắt ta đi đúng đường, đúng hướng thì ta sẽ không bao giờ có cơ hội nhìn thấy tương lai tươi sáng chứ chưa nghĩ đến chuyện đạt được tới thành công.

 

Với truyền truyền thống hiếu học, dân tộc Việt Nam luôn coi trọng người thầy. Không chỉ riêng câu tục ngữ trên mà tục ngữ, ca dao Việt Nam ta có nhiều câu hay nói về thầy cô:

“Kính thầy mới được làm thầy”

Hay:

“Muốn sang phải bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”

Nếu cha mẹ đã có công ơn sinh thành dưỡng dục, còn người thầy sẽ là người khuất sau bước đi của ta, đồng hành và cung cấp cho ta những kho tri thức quý báu để chinh phục những ngọn núi của cuộc đời. Khi đến trường, chúng ta đâu chỉ được học những kiến thức về văn hóa, xã hội mà đó trong từng lời giảng thấm trong câu chữ là tấm lòng của người giáo viên nhân dân mong gửi gắm cho ta những bài học làm người sâu sắc để ta trưởng thành.

Chính vì vậy mà ngày 20 tháng 11 hàng năm đã được lựa chọn là ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là một trong những ngày lễ lớn của dân tộc nhằm tri ân thầy cô giáo - những người lái đò cần mẫn đã đưa biết bao thế hệ học sinh đến với bến bờ của thành công. Có ai qua sông mà không bao giờ phải nhờ đò, có ai lớn lên mà không qua những lời giảng của thầy cô? Có ai trưởng thành mà không nhớ đến những người dạy dỗ chúng ta năm xưa. Ngay cả đến những vị nguyên thủ quốc gia đứng đầu đất nước, mỗi khi đến dịp lễ 20 tháng 11, họ cũng đều dành những lời tri ân sâu sắc đến những người thầy năm xưa…

Đúng thôi nhưng chưa đủ, bởi bên cạnh thầy cô, con người cũng có thể học được nhiều bài học bổ ích từ người thân, bạn bè hoặc ngay từ một người xa lạ. Bởi vậy mà câu tục ngữ trên có phần hơi tuyệt đối hóa vai trò của thầy cô. Cần hiểu được rằng vai trò của những thầy giáo, cô giáo là quan trọng. Nhưng họ không chiếm tuyệt đối.

Đối với bản thân, em luôn cố gắng học tập thật tốt, vâng lời dạy dỗ của thầy cô để gặt hái được thật nhiều điểm tốt. Bởi đó chính là món quà ý nghĩa nhất để gửi lời cảm ơn đến thầy cô giáo.

Tóm lại, câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” đã để lại bài học quý giá cho con người. Chúng ta hãy ghi nhớ công ơn của thầy cô - những người lái đò cần mẫn.

20 tháng 1 2019

Trả lời

Bạn cũng trong link này nhé. Mình đăng kí rồi đó ( của bn ấy ). https://www.youtube.com/channel/UCf_M6wmGw5jceBsTb7-aszg . 

# Kết bạn nha #

Haizzz, đúng là con trai

17 tháng 3 2021

1)-Chúng tôi bị người ta phản đối ý kiến.

   -Chúng tôi bị phản đối ý kiến.

2)+Ngôi nhà này được các kiến trúc sư xây dựng đã 7 năm.

   +Ngôi nhà này được xây đã 7 năm.

3)-Quyển sách này được ông viết xong vào năm 2000.

   -Quyển sách này được viết xong vào năm 2000.

4)+Ông được nhà nước tặng nhiều huân chương.      

   +Ông được tặng nhiều huân chương. 

5)-Người vi phạm luật về giao thông bị công an phạt.

   -Người vi phạm luật về giao thông bị phạt.

17 tháng 3 2021

Bài 3:

a, ý kiến của chúng tôi bị người ta phản đối

Chúng tôi bị người ta phản đối ý kiến

b, ngôi nhà được các kiến trúc sư xây dựng trong 7 năm

Ngôi nhà xây dựng trong 7 năm bởi các kiến trúc sư

c, Quyển sách này ông ta viết xong vào năm 2000

Năm 2000 ông ta viết xong quyển sách này

d, Nhiều huân chương được nhà nước tặng ông

Ông được nhà nước tặng nhiều huân chương

e, Người vi phạm luật giao thông bị công an phạt

 

5 tháng 7 2018

bằng mồm

5 tháng 7 2018

Ông Ba hết

Vì tất cả giống nhau

Chúc mùa hè vui vẻ

I-Đọc hiểu          Khi nói về sống tử tế, giáo sư Đặng Cảnh Khanh đã kể câu chuyện sau:     Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi, Hà Nội. Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này một cô học sinh ngồi hàng ghế sau đã len...
Đọc tiếp

I-Đọc hiểu

          Khi nói về sống tử tế, giáo sư Đặng Cảnh Khanh đã kể câu chuyện sau:

     Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi, Hà Nội. Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này một cô học sinh ngồi hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5 nghìn đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5 nghìn đồng. Ông mừng ra mặt trả tiền vé và cứ ngỡ đó là tiền của mình. Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười.

Câu 1:Chỉ ra phương thức biểu đạt chính?

Câu 2:Câu "Xe chạy" là câu đơn hay câu đặc biệt?

Câu 3:Tại sao cô gái lại không trực tiếp đưa tiền cho ông già mà phải lặng lẽ nhét vào túi quần?

Câu 4:Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì?

1
12 tháng 5 2021

 Câu 3:

- Vì nếu thế ông già sẽ xấu hổ, cảm thấy lòng tự trọng bị xúc phạm ( Người già mà) nên sẽ không nhận, lặng lẽ cho ông lão tiền đi xe buýt mà không cần ông lão biết đến, cảm ơn
- Đây là hành động xuất phát từ tình yêu thương, sự cảm thông, sẻ chia. Một hành
động nhỏ nhưng ý nghĩa lớn thể hiện một lối sống đẹp của một con người tử tế, là
biểu hiện của sự lương thiện, sự cao cả

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính là tự sự

Câu 2: Câu "Xe chạy" là câu đơn

Câu 4: 

- Hoan nghênh cho cô gái

- Suy nghĩ về phong cách sống giữa người với người hiện nay

Suy nghĩ của emvề ý nghĩa giáo dục của câu chuyện sau đây:                                                                           Bài thuyết giảng Tại ngôi làng nhỏ, vào ngày chủ nhật, có vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống. Hôm nay ông đến thăm nhà của cậu bé vốn không hề muốn chơi hay kết bạn với ai. Cậu bé mời vị giáo sư vào nhà và lấy cho ông một chiếc ghế ngồi bên bếp lửa cho ấm. Trong im...
Đọc tiếp

Suy nghĩ của emvề ý nghĩa giáo dục của câu chuyện sau đây:

                                                                           Bài thuyết giảng

Tại ngôi làng nhỏ, vào ngày chủ nhật, có vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống. Hôm nay ông đến thăm nhà của cậu bé vốn không hề muốn chơi hay kết bạn với ai. Cậu bé mời vị giáo sư vào nhà và lấy cho ông một chiếc ghế ngồi bên bếp lửa cho ấm. Trong im lặng, hai người cung ngồi nhìn những ngọn lửa nhảy múa. Sau vài phút, vị giáo sư lấy cái kẹp, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt nó sang bên cạnh lò sưởi. Rồi ông lại ngồi xuống ghế, vẫn im lặng. Cậu bé cũng im lặng quan sát mọi việc. Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần rồi tắt hẳn. Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đi thăm nhà khác. Ông chậm rãi đứng dậy, nhặt cục than lạnh đặt vào giữa bếp lửa. Ngay lập tức, nó lại bắt đầu cháy, tỏa sáng với ánh sáng và hơi ấm của nhữngcục than xung quanh nó. Khi vị giáo sư đi ra cửa, cậu bé chủ nhà nắm tay ông nói: -Cám ơn bài thuyết giảng của Bác!

viết cả bài và có dẫn chứng đầy đủ cho mình nhé mình ko cần dàn ý đâu (please)

0
Khi nói về sống tử tế, giáo sư Đặng Cảnh Khang đã kể câu chuyện sau :Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội).Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này ,một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000...
Đọc tiếp

Khi nói về sống tử tế, giáo sư Đặng Cảnh Khang đã kể câu chuyện sau :
Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội).Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này ,một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng ra mặt, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô gái thì lặng lẽ mỉm cười.

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của bài văn là gid?

Câu 2: Hai câu văn: "Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng" cho thấy ông có tâm trạng gì?

Câu 3: Sau khi trả tiền vé, ông già có tâm trạng như thế nào?

Câu 4: Theo em vì sao sau khi cho ông già tiền, cô gái lại lẳng lặng mỉm cười?

Câu 5: Câu chuyện trên ca ngợi đức tình gì của cô gái?

Câu 6: Qua câu chuyện trên giáo sư Đặng Cảnh Khang muốn nói với người đọc điều gì?

No coppy trên mạng nha

Mình đang cần gấp, cảm ơn ạ

0