Đồ thị dưới đây biểu diễn biến động số lượng thỏ và mèo rừng ở Canada, nhận định nào ...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 7 2018

Đáp án B

Đồ thị biểu hiện sự kiểm soát lẫn nhau trong mối quan hệ vật ăn thịt con mồi.

Con mồi tăng số lượng => Vật ăn thịt tăng số lượng do có nguồn thức ăn dồi dào, và chính sự tăng số lượng vật ăn thịt là nguyên nhân làm giảm số lượng con mồi. A đúng.

Số lượng con mồi thấp => thức ăn khan hiếm nên vật ăn thịt lại giảm => con mồi lại có điều kiện để tăng số lượng.

Khi thức ăn bị nhiễm độc theo nguyên lí khuyếch đại thì nếu thỏ nhiễm độc thì mèo rừng bị nhiễm độc nhiều hơn. B sai.

C đúng vì quần thể con mồi luôn có số lượng nhiều hơn vật ăn thịt.

17 tháng 8 2018

Đáp án C

Xét các phát biểu

(1) đúng, vì chúng có mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi

(2) đúng

(3) đúng, đây là sự thay đổi của nhân tố hữu sinh (số lượng con mồi, kẻ thù)

(4) sai, mèo rừng là loài thiên địch của thỏ.

Hình 4 mô tả sự biến động số lượng cá thể của quần thể thỏ (quần thể con mồi) và quần thể mèo rừng Canađa (quần thể sinh vật ăn thịt). Phân tích hình 4, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Sự biến động số lượng cá thể của quần thể thỏ là biến động không theo chu kì còn của quần thể mèo rừng Canađa là biến động theo chu kì. II. Sự tăng hay giảm số lượng cá thể của...
Đọc tiếp

Hình 4 mô tả sự biến động số lượng cá thể của quần thể thỏ (quần thể con mồi) và quần thể mèo rừng Canađa (quần thể sinh vật ăn thịt). Phân tích hình 4, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Sự biến động số lượng cá thể của quần thể thỏ là biến động không theo chu kì còn của quần thể mèo rừng Canađa là biến động theo chu kì.

II. Sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể mèo rừng Canađa phụ thuộc vào sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể thỏ.

III. Sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể thỏ tỉ lệ thuận với sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể mèo rừng Canađa.

IV. Kích thước quần thể thỏ luôn lớn hơn kích thước quần thể mèo rừng Canađa.

A. 3.

B. 1.

C. 2.

D. 4.

1
6 tháng 10 2019

Chọn A

Nội dung 1 sai. Sự biến động số lượng cá thể của cả hai quần thể thỏ và mèo rừng đều là biến động theo chu kì.

Nội dung 2, 4 đúng do thỏ là con mồi của mèo nên kích thước của quần thể mèo rừng phụ thuộc vào kích thước quần thể thỏ và kích thước quần thể con mồi luôn lớn hơn kích thước của vật ăn thịt.

Nội dung 3 đúng. Khi số lượng thỏ (con mồi) tăng lên, vật ăn thịt có nhiều thức ăn nên số lượng của vật ăn thịt cũng tăng lên. Số lượng vật ăn thịt và con mồi tỉ lệ thuận với nhau.

Vậy có 3 nội dung đúng.

6 tháng 12 2018

Đáp án A

Ta thấy số lượng con mồi luôn biến

động trước số lượng vật ăn thịt

I sai, có những thời điểm số lượng

thỏ tăng; số lượng cá thể mèo rừng giảm

II sai, khi kích thước quần thể mèo rừng

đạt tối đa thì kích thước quần thể thỏ

giảm, nhưng chưa phải là tối thiểu

III sai, thường số lượng thỏ đạt tối đa

sau đó số lượng mèo mới đạt tối đa

do thỏ là thức ăn của mèo

IV đúng

26 tháng 10 2017

Chọn C.

Đồ thị biểu hiện sự kiểm soát lẫn nhau trong mối quan hệ vật ăn thịt con mồi.

Con mồi tăng số lượng => vật ăn thịt tăng số lượng do có nguồn thức ăn dồi dào, và chính sự tăng số lượng vật ăn thịt là nguyên nhân làm giảm số lượng con mồi

Số lượng con mồi thấp => thức ăn khan hiếm => vật ăn thịt lại giảm => con mồi lại có điều kiện để tăng số lượng

Khi thức ăn bị nhiễm độc theo nguyên lí khuyếch đại thì nếu thỏ nhiễm độc thì mèo rừng bị nhiễm đọc nhiều hơn

16 tháng 2 2018

Chọn đáp án B

Đồ thị biểu hiện sự kiểm soát lẫn nhau trong mối quan hệ vật ăn thịt con mồi.

Con mồi tăng số lượng ® Vật ăn thịt tăng số lượng do có nguồn thức ăn đồi dào, và chính sự tăng số lượng vật ăn thịt là nguyên nhân làm giảm số lượng con mồi. A đúng.

Số lượng con mồi thấp ® thức ăn khan hiếm nên vật ăn thịt lại giảm ® con mồi lại có điều kiện để tăng số lượng.

Khi thức ăn bị nhiễm độc theo nguyên lí khuyếch đại thì nếu thỏ nhiễm độc thì mèo rừng bị nhiễm độc nhiều hơn. B sai.

C đúng vì quần thể con mồi luôn có số lượng nhiều hơn vật ăn thịt.

STUDY TIP

Hiện tượng khuếch đại sinh học: là hiện tượng chất độc đã được tích luỹ ở một bậc đinh dưỡng sẽ được khuyếch đại theo cấp số nhân khi nó chuyển qua các bậc dinh dưỡng thức ăn.

1 tháng 7 2019

Chọn đáp án B

Các nhận xét đúng là (2) (3) (4)

2 - 3 đúng. Mèo sẽ bắt các con yếu vì các con yếu có ít khả năng chạy trốn, nếu mèo bị tiêu diệt thì số lượng cá thể sẽ tăng sau cân bằng do có chế tự điều chỉnh số lượng.

1- Thỏ và vi khuẩn có mối quan hệ kí sinh vật chủ.

Trong một quần xã sinh vật, xét các loài sau: cỏ, thỏ, mèo rừng, hươu, hổ, vi khuẩn gây bệnh ở thỏ và sâu ăn cỏ. Trong các nhận xét sau đây về mối quan hệ giữa các loài trên, có bao nhiêu nhận xét đúng? (1)  Thỏ và vi khuẩn là mối quan hệ cạnh tranh khác loài. (2)  Mèo rừng thường bắt những con thỏ yếu hơn nên có vai trò chọn lọc đối với quần thể thỏ. (3)  Nếu mèo rừng bị tiêu...
Đọc tiếp

Trong một quần xã sinh vật, xét các loài sau: cỏ, thỏ, mèo rừng, hươu, hổ, vi khuẩn gây bệnh ở thỏ và sâu ăn cỏ. Trong các nhận xét sau đây về mối quan hệ giữa các loài trên, có bao nhiêu nhận xét đúng?

(1)  Thỏ và vi khuẩn là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.

(2)  Mèo rừng thường bắt những con thỏ yếu hơn nên có vai trò chọn lọc đối với quần thể thỏ.

(3)  Nếu mèo rừng bị tiêu diệt hết thì quần thể thỏ có thể tăng số lượng nhưng sau đó được điều chỉnh về mức cân bằng.

(4)  Sâu ăn cỏ, thỏ và hươu là các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.

 

(5)  Hổ là vật dữ đầu bảng có vai trò điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể trong quần xã. 

A. 2             

B. 3                        

C. 5            

D. 4 

1
3 tháng 4 2018

Đáp án B

Các nhận xét đúng là (2) (3) (5)

2 -3 đúng , Mèo sẽ bắt các con yếu vì các con yếu có ít khả năng chạy trốn, nếu mèo bị tiêu diệt thì số lượng cá thể sẽ tăng sau cân bằng do có chế tự điều chỉnh số lượng .

 

Thỏ và vi khuẩn có mối quan hệ kí sinh vật chủ .Sâu ăn cỏ, thỏ và hươu không phải là sinh vật tiêu thụ không phải sinh vật sản xuất  

30 tháng 3 2017

Đáp án D

(1) sai, thỏ và vi khuẩn là quan hệ kí sinh.

(2) đúng.

(3) sai, do mèo rừng có ngồn thức ăn là thỏ. Mà thỏ và hươu cạnh tranh nhau về thức ăn.

Ta có: hươu tăng lên là thỏ giảm xuống và mèo rừng giảm.

(4) sai, sâu ăn cỏ, thỏ và hươu là những sinh vật thuộc bậc sinh dưỡng cấp 2.

(5) đúng.

Vậy các ý đúng là: (2) và (5).

5 tháng 8 2019

Chọn C.

Các nhận xét đúng là: 2, 5

Thỏ và vi khuẩn là mối quan hệ vật chủ và kí sinh.

Mèo rừng bắt những con thỏ yếu hơn

=> chọn lọc đào thải những cá thể thỏ yếu, chỉ giữ lại những cá thể thỏ khỏe mạnh hơn, do đó có vai trò chọn lọc với quần thể thỏ, giúp quần thể thỏ tiến hóa theo hướng thích nghi va chính sự tiến hóa thích nghi của thỏ lại là động lực để mèo rừng tiến hóa tiếp

=> 2 đúng

Số lượng mèo rừng bị phụ thuộc và số lượng thỏ  hoặc hươu trong quần xã và cũng bị điều chỉnh bởi hổ

=> 3 sai

Cỏ là sinh vật  ăn sinh vật sản xuất (sinh vật dinh dưỡng cấp 1)

=> 4 sai

Hổ là vật dữ đầu bảng nên nó có vai trò điều chỉnh số lượng cá thể  thuộc bậc dinh dưỡng thấp hơn

=> 5 đúng