K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Khối khí có đặc điểm độ ẩm cao, được hình thành ở các vùng biển, đại dương

  • A. Khối khí nóng
  • B. Khối khí lạnh
  • C. Khối khí đại dương
  • D. Khối khí lục địa

Câu 2: Các khối khí có đặc điểm là

  • A. Luôn cố định tại những khu vực nhất định
  • B. Không làm thay đổi thời tiết nơi chúng đi qua
  • C. Luôn di chuyển và làm thay đôỉ thời tiết nơi chúng đi qua
  • D. Không chịu ảnh hưởng của bề mặt đệm nơi chúng đi qua

Câu 3: Trong các thành phần của không khí chiếm tỉ trọng lớn nhất là:

  •    A. Khí cacbonic
  •    B. Khí nito
  •    C. Hơi nước
  •    D. Oxi

Câu 4: Tầng khí quyển nằm sát mặt đất là:

  •    A. Tầng đối lưu
  •    B. Tầng ion nhiệt
  •    C. Tầng cao của khí quyển
  •    D. Tầng bình lưu

Câu 5: Tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng:

  •    A. 12km
  •    B. 14km
  •    C. 16km
  •    D. 18km

Câu 6: Khối khí lạnh hình thành ở đâu?

  •    A. Biển và đại dương.
  •    B. Đất liền.
  •    C. Vùng vĩ độ thấp.
  •    D. Vùng vĩ độ cao.

Câu 7: Dựa vào đặc tính của lớp khí, người ta chia khí quyển ra:

  • A. 2 tầng      
  • B. 3 tầng
  • C. 4 tầng      
  • D. 5 tầng

Câu 8: Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt là:

  •    A. đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu.
  •    B. bình lưu, đối lưu, tầng cao của khí quyển.
  •    C. đối lưu, bình lưu, tầng cao của khí quyển.
  •    D. bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu.

Câu 9: Thành phần nào trog khí quyển tuy chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng có vai trò quan trọng với đời sống con người

  • A. Khí ni tơ
  • B. Khí Oxi
  • C. Khí cacbonic
  • D. Hơi nước

Câu 10: Việc đặt tên cho các khối khí dựa vào:

  •    A. Nhiệt độ của khối khí.
  •    B. Khí áp và độ ẩm của khối khí.
  •    C. Vị trí hình thành và bề mặt tiếp xúc.
  •    D. Độ cao của khối khí.

Câu 11: Các hiện tượng khí tượng như: mây, mưa, sấm, chớp... hầu hết xảy ra ở:

  •    A. tầng đối lưu.
  •    B. tầng bình lưu.
  •    C. tầng nhiệt.
  •    D. tầng cao của khí quyển.

Câu 12: Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100 m, thì nhiệt độ giảm đi:

  •    A. 0,3oC.
  •    B. 0,4oC.
  •    C. 0,5oC.
  •    D. 0,6oC.

Câu 13: Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm là:

  •    A. nằm trên tầng đối lưu.
  •    B. không khí cực loãng.
  •    C. tập trung phần lớn ô dôn.
  •    D. tất cả các ý trên.
1
8 tháng 4 2021

1-B           2-C           3-B            4-A           5-C       6-C          7-B           8-C          9-B         10-C          11-A            12-D               13-B

16 tháng 5 2016
  1. Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt TĐ. 
    Tùy theo tình trạng của ko khí (co lại hay nở ra) sẽ có tỉ trọng khác nhau, do đó khí áp cũng khác nhau và từ đó hình thành nên các đai áp cao và áp thấp. 
    Các đai khí áp phân bố xen kẽ nhau và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo. Cụ thể là: ở cực là đai áp cao; xuống đến vĩ tuyến 60 độ Bắc và Nam là áp thấp; tiếp tục xuống đến vĩ tuyến 30độ B & N là áp cao; và cuối cùng xuống đến xích đạo là áp thấp. (bạn nên vẽ hình tròn đại diện cho TĐ và vẽ các đai khí áp vào theo đúng thứ tự sẽ dễ nhớ hơn) 
    Gió Tín phong hay còn gọi là gió Mậu dịch là loại gió thổi từ khu áp cao cận nhiệt (vĩ tuyến 30 độ) về áp thấp xích đạo. Gió này có hướng Đông Bắc ở bán cầu Bắc và hướng Đông Nam ở bán cầu Nam. Gió thổi quanh năm khá đều đặn theo hướng cố định, là loại gió khô. 
  2. Khí hậu rộng hơn thời tiết
    - Khí hậu là sự biểu hiện lặp đi lặp lại của các hiện tượng khí tượng: gió, mưa, .v.v.. 
    - Còn thời tiết chỉ là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng tại một thời điểm nào đó 
    Ví dụ, bạn có thể nói: Thời tiết hôm nay nóng quá..nhưng không thể nói: Khí hậu hôm nay nóng quá.. 
  3. Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa cũng khác nhau.
  4. - Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng, đó là: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.
    - Đặc điểm tầng đối lưu: 
        + Nằm ở vị trí thấp nhất trong 3 tầng.
        + Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0.6 độ C.
        + Không khí tập trung khoảng 90% ở tầng này.
        + Nơi sinh ra các hiện tượng mây, mưa,...
        + Không khí được chuyển động theo chiều thẳng đúng.
17 tháng 5 2016

1. Khí  áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất.

   Không khí tuy nhẹ nhưng vẫn có trọng lượng. Vì khí quyển rất dày nêntrọng ượng của nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất. Sức ép đó gọi là khí áp.

2. Thời tiế là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng trong một thời gian ngắn còn khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết trong nhiều năm.

3. Độ muối của đại dương và của biển không giống nhau tùy thuộc vào nguồn gốc nước sông đổ vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.

4. Lớp vỏ khí được chia làm 3 loại:

   +Tầng đối lưu.

   +Tầng bình lưu.

   +Các tầng cao của khí quyển.

   - Tầng đối lưu:+ Nằm sát mặt đất, từ 0-16 km, tầng này tập trung đến 90% không khí.

                           + Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.

                           + Nhiệt độ giảm dần khi lên cao.

                           + Là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng khí tượng.

29 tháng 8 2016

Các đường nối liền cực Bắc và cực Nam trên trên bề mặt quả Địa cầu là những đường kinh tuyến

Đường kinh tuyến đi qua Luân Đôn có số độ là 0o kinh tuyến này có tên gọi là kinh tuyến gốc

Những đường tròn trên quả Địa cầu nhỏ dần về hai cực và vuông góc với đường kinh tuyến là những đường vĩ tuyến Đường vĩ tuyến dài nhất trên quả Địa cầu có số độ là 0o Đường này được gọi là đường xích đạo

27 tháng 10 2016

Các đường nối liền cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường kinh tuyến.

Đường kinh tuyến đi qua Luân Đôn có số độ là 0 độ, kinh tuyến này có tên gọi là kinh tuyến gốc.

Những đường tròn trên quả Địa Cầu nhỏ dần về hai cực và vuông góc với kinh đuờng kinh tuyến là những đường vĩ tuyến. Đường vĩ tuyến dài nhất trên quả Địa Cầu có số độ là 0 độ. Đường này gọi là đường xích đạ( vĩ tuyến gốc)

15 tháng 12 2016
  • Việt Nam nằm trong khu vực giờ thứ mấy?

Việt Nam nằm trong khu vực giờ thứ 7

  • Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng nào?

Trái đất được quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông.

  • Thời gian Trái Đất tự quay 1 vòng quanh trục là bao nhiêu?

Thời gian Trái Đất tự quay 1 vòng quanh trục là 24h.

15 tháng 12 2016

- Việt Nam thuộc múi giờ thứ 7.

- Trái Đất tự quay quanh trục hướng: Tây- Đông

- Thới gian Trái Đất quay 1 vòng quanh trục là: 24 h

15 tháng 12 2016

Câu 1: Trả lời:

Động đấtNúi lửa
Núi lửanúi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun, một phần năng lượng ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng.Động đất hay địa chấn là sự rung chuyển của mặt đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất. Nó cũng xảy ra ở các hành tinh có cấu tạo với lớp vỏ ngoài rắn như Trái Đất.

 

15 tháng 12 2016

Câu 2: Trả lời:

LớpĐộ dàyNhiệt độTrạng tháiÝ nghĩa
Vỏ Trái Đất5 – 70kmRắn chắcTối đa 1000 độ CChứa đựng sự sống và các thành phần khác
Lớp trung gianGần 3000m
-Trên: quánh dẻo → lỏng
-Dưới: rắn
1500 độ C → 4700 độCGây nên sự di chuyển các lục địa trên Trái Đất
Lõi>3000km
-Lỏng ở ngoài
-Rắn ở trong
Khoảng 5000 độ CTạo từ trường (lực hút của Trái Đất)

 

15 tháng 12 2016

Trái đất ở thứ ba trong tám hành tinh

Trên quả địa cầu cứ cách 1o thì sẽ có 360 kinh tuyến

Kinh độ và vĩ độ có diểm chung: được gọi là tạ độ địa lí

hihi

15 tháng 12 2016

- Trái Đất năm ở vị trí thứ ba theo thứ tự xa dần Mặt Trời.

- Trên Qủa địa cầu, cứ 1o ta vẽ 1 kinh tuyến thì sẽ có tất cả 360 kinh tuyến.

- Kinh độ và vĩ độ gọi là "tọa độ địa lí".

 

15 tháng 12 2016

Cấu tạo bên trong Trái Đất từ ngoài vào trong là:

+ Vỏ Trái Đất

+ Lớp trung gian

+ Lõi Trái Đất

15 tháng 12 2016
  • Đường tròn lớn nhất trên quả địa cầu vuông gốc với kinh tuyến gọi là đường Xích Đạo
  • Tỉ lệ bản đồ được thể hiện ở 2 dạng.
  • Nối: 1-d; 2-b; 3-c; 4-a
20 tháng 12 2016

22:6 hạ chí 22/12đông chí

13 tháng 11 2016

+ Sự biến đổi các mùa

+ Sự biển đổi đến các dòng chảy trên trái đất

+ Sự thấy đổi ở 2 cực

+ Sự biến đổi các hướng gió

+ Một số động vật sẽ phải di chuyển hoặc tiến hóa để phù hợp với nơi ở hiện tại

13 tháng 11 2016

Nếu trục Trái Đất vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo và vẫn tự quay quanh trục (không thay đổi tốc độ, hoàn thành nột vòng quay quanh trục vẫn là 24 giờ) thì hệ quả đơn giản hơn nhiều: TĐ vẫn có ngày đêm luân phiên nhau (vì TĐ hình cầu, một nửa được chiếu sáng, nửa kia khuất trong tối), vẫn có các mùa nhưng do trục TĐ thắng nên độ dài ngày đêm của tất cả mọi nơi trên TĐ đều là 24 giờ.

6 tháng 10 2016

Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm, do Trái đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.

Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông nên trong cùng một thời điểm, người đứng ở kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt trời ở độ cao khác, các điểm thuộc kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, (giờ địa phương hay giờ mặt trời).

Để cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta chia bề mặt Trái đất thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Giờ ở múi số 0 sẽ được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (Greenwich Mean Time). Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

Khi Trái đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái đất ( trừ hai cực), đều có vận tốc dài khác nhau và chuyển hướng từ tây sang đông. Do vậy các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái đất sẽ bị lệch so với hướng ban đầu.