K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 10 2016

A các từ trái nghĩa là:

Tĩnh dạ tứ: ngẩng/cúi

Hồi hương ngẫu thư: trẻ/già

Chúc bạn học tốt !banhqua


 

23 tháng 10 2016

b Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa nhằm tạo các hình tượng tương phản ,gây ấn tượng mạnh, làm cho lời thơ thêm sinh động

c VD : xấu - đẹp

30 tháng 10 2016

A) các từ trái nghĩa là: Tĩnh dạ tứ: Ngẩng/cúiHồi hương ngẩu thư: trẻ/già. B) tác dụng của việt sử dụng từ trai nghĩa nhằm tao ra nhưng hinh tượng tương phản,gây ấn tượng mạnh lành cho lời thơ thêm sinh động.

C) vd:

sấu-đẹp

Đứng-rồi

Trắng-đen

Tốt-xấu

Già-trẻ

Tối-sáng

Vui-buồn

Có-không

Chúc pn học tốt

31 tháng 10 2016

nay giỏi ju m

 

4 tháng 11 2016

a) Bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Tương Như và Trần Trọng San đã diễn đạt rất rõ ràng và tinh tế nội dung của hai bài thơ nổi tiếng trong Đường thi: tình quê hương đậm đà. Các cặp từ trái nghĩa trong bản dịch cũng thể hiện trung thành ý nghĩa của nguyên tác, đó là các từ: ngẩng - cúi (Cảm nghĩ ...); trẻ- già; đi- lại (Ngẫu nhiên viết...).
b) Tác dụng của các cặp từ trái nghĩa:

- Ngấng đầu - cúi đầu có tác dụng gợi ra rõ nét hình tượng nhân vật trữ tình với bao nồi niềm và tâm trạng bộc lộ qua hai tư thế trái ngược nhau.

- Trẻ - già, đi - về mang ý nghĩa khái quát nói về cả một quãng thời gian dài rời xa quê hương của tác giả.

Như vậy các cặp từ trái nghĩa đã tạo ra các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh và làm cho lời nói thêm sinh động.
c) + cau già - cau non; rau già - rau non

+ xấu - đẹp; xấu - tốt; xấu - xinh

+ hoa tươi - hoa héo; cá tươi - cá ươn

+ ăn yếu - ăn mạnh; học lực yếu - học lực giỏi

28 tháng 10 2018

Nêu chứ ko phải Nâu

9 tháng 11 2016

. Cặp từ trái nghĩa (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh): Ngẩng đầu - Cuối đầu
. Cặp từ trái nghĩa (Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê): Trẻ - Già, Đi - Trở lại.
*Tác dụng:
nhằm tạo phép đối, làm nổi bật tình yêu quê hương sâu nặng, khái quát ngắn gọn quãng đời xa quê, nêu sự đối lập về tuổi tác, vóc dáng con người. Tạo ra các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh và làm cho lời nói thêm sinh động.
*Lưu ý: Về tìm từ trái nghĩa thì bạn cứ tìm thêm nếu cảm thấy thiếu nha =))

Mọi người cho nhận xét về bài Cảm nhận người phụ nữ trong xã hôi cũ qua bài " Bánh trôi nước"Qua bài thơ" Bánh trôi nước", tác giả đã mượn hình ảnh của bánh trôi nước để nói về người phụ nữ trong xã hội cũ. Người phụ nữ có vẻ ngoài đầy đặn, tròn trịa, làn da trắng trẻo và bên trong thì ẩn chứa tâm hồn, phẩm chất trong trắng, khiêm nhường, son sắt, thủy chung: Thân em vừa...
Đọc tiếp

Mọi người cho nhận xét về bài Cảm nhận người phụ nữ trong xã hôi cũ qua bài " Bánh trôi nước"

Qua bài thơ" Bánh trôi nước", tác giả đã mượn hình ảnh của bánh trôi nước để nói về người phụ nữ trong xã hội cũ. Người phụ nữ có vẻ ngoài đầy đặn, tròn trịa, làn da trắng trẻo và bên trong thì ẩn chứa tâm hồn, phẩm chất trong trắng, khiêm nhường, son sắt, thủy chung: Thân em vừa trắng lại vừa tròn. Từ đa nghĩa " trắng, tròn" và cụm từ "thân em" đã làm nổi bật vẻ đẹp và tâm hồn ng phụ nữ. Tưởng ng phụ nữ có vẻ đẹp về thể chất lẫn tâm hồn thì se xdk hạnh phúc. Nhưng ko hề! Số phận, cuộc đời của họ rất bất hạnh. Cuộc đời thì lận đận, bấp bênh, chìm nổi: Bảy nổi ba chìm với nước non. Số phận của họ bị phụ thuộc , ko tự quyết định được cuộc đời của mình: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn. Từ trái nghĩa, thành ngữ đã nhấn mạnh cuộc đời, số phận bất hạnh, lận đạn của họ. Cặp quan hệ từ" mặc dầu...mà...." biệu thị sự đối lập dù ng phụ nữ bị phụ thuộc , bất hạnh nhưng họ vẫn luôn giữ tấm lòng son sắt, thủy chung. Trong bài thơ, t/g viết về ng phụ nữ có nHiều vẻ đẹp, phẩm chất tốt đẹp thì t/g ngợi ca , trân trọng, đồng thời còn bày tỏ cảm thông cuộc đời bất hạnh của họ và còn lên án xã hội cũ bất công. Vì thế người phụ nữ trong thơ vừa có bản lĩnh vừa có cá tính.
 
 
 
 
2
23 tháng 10 2016

từ chỗ trong bài thơ tác giả viết về.........có nhiều vẻ đẹp. bạn thay từ chỗ đó nhé, tớ thấy k hợp lí

26 tháng 10 2017

Bài đầy đủ các yếu tố chính cần phải viết. Hay quá!!!hahahihi

2 tháng 11 2017

a) Từ trái nghĩa trong bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (bản dịch của Tương Như) :

- Ngẩng >< cúi

- Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (bản dịch của Trần Trọng San)

- Đi >< Về

- Trẻ >< Già

26 tháng 8 2016
 a. Thuộc kiểu văn bản biểu cảm
b)- Nội dung chính của đoạn thơ: Giữa đại dương vẫn nhớ về rừng.
 + Giữa mênh mông biểm lớn, cây buồm vẫn nhớ về rừng - như một nỗi nhớ về cội nguồn, sự thuỷ chung của con người.
 + Sự cảm nhận tinh tế, một trí tưởng tượng phong phú với biện pháp nhân hoá phù hợp.
1 tháng 1 2018

Và 1 năm sau mình lại có câu hỏi nàyoaoa

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi ở dưới đây:Bà già đi chợ Cầu Đông,Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?Thầy bói xem quẻ nói rằng:Lợi thì có lợi nhưng răng không còn(Ca dao)Sánh với Na-va “ranh tướng” PhápTiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.( Tú Mỡ)Mênh mông muôn mẫu một màu mưaMỏi mắt miên man mãi mịt mờ( Tú Mỡ)Con cá đối bỏ trong cối đá,Con mèo cái nằm trên mái...
Đọc tiếp

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi ở dưới đây:

Bà già đi chợ Cầu Đông,

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn

(Ca dao)

Sánh với Na-va “ranh tướng” Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.
( Tú Mỡ)
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
( Tú Mỡ)
Con cá đối bỏ trong cối đá,
Con mèo cái nằm trên mái kèo,
Trách cha mẹ nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
(Ca dao)
Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.
Mời cô mời bác ăn cùng,
Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.
(Phạm Hổ)
a) Cách sử dụng từ ngữ trong mỗi ví dụ trên có gì đặc điểm ?

b) Cách sử dụng từ ngữ như vậy có tác dụng gì ?

c) Cách sử dụng từ ngữ trên được gọi là chơi chữ, theo em, thế nào là chơi chữ?

d) Trong tiếng Việt, các lối chơi chữ thường gặp là : dùng từ ngữ động âm ; dùng lối nói trại âm (gần âm) ; dùng cách điệp âm ; dùng lối nói lái ; dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa... Theo em, mỗi ví dụ trên thuộc lối chơi chữ nào?

3
27 tháng 11 2016

a + b + d)

- Sánh với Na Va ’’ranh tướng’’ Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của hai câu thơ trên là sử dụng lối nói trạn âm (gần âm) : ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma – ý mỉa mai – chế giễu.

- Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của câu thơ trên là dùng cách điệp âm, hai câu thơ điệp âm m tới 14 lần

=> Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.

- Con ’’cá đối’’ bỏ trong ’’cối đá’’,

Con ’’mèo cái’’ nằm trên ’’mái kèo’’,

Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

(Ca dao)

Lối chơi chữ của câu ca dao trên là dùng lối nói lái : + Cá đối nói lái thành cối đá

+ Mèo cái nói lái thành mái kèo Nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.

- Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,

Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.

Mời cô mời bác ăn cùng,

Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.
(Phạm Hổ)

Lối chơi chữ của đoạn thơ trên là dùng từ ngữ đồng âm :

+ Sầu riêng – danh từ - chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ

+ Sầu riêng – tính từ - chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.

c) Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

25 tháng 11 2016
d) Các kiểu chơi chữ:
- Dựa vào hiện tượng gần âm;
- Mượn cách nói điệp âm;
- Nói lái;
- Dựa vào hiện tượng trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
c) Lên Google í
Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viênXuân giang xuân thủy tiếp xuân thiênYên ba thâm xứ đàm quân sựDạ...
Đọc tiếp

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Bài thơ được Bác sáng tác nguyên văn theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ nổi tiếng của thời Đường ở Trung Quốc. Sau này bài thơ được nhà thơ Xuân Thủy dịch và mang tên là “Rằm tháng giêng”. Bài thơ được dịch theo thể thơ lục bát, vốn là thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Mở đầu bài thơ là cảnh trăng xuân tuyện đẹp ở chiến khu Việt Bắc:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Hình ảnh “trăng” lại xuất hiện trong hai câu thơ này. Trăng là người bạn tri âm tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ của Bác. Ngay cả trong ngục tù, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:

Trong tù không rượu củng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
( Ngắm trăng - Nhật kí trong tù )

Từ “xuân” được điệp lại hai lần để chỉ sự khì thế, vui tươi của mọi vật ở đây. Sông xuân, nước xuân, trời xuân và mọi vật đang hòa quyện vào nhau, cùng nhau căng tràn sức xuân. Một không gian bao lt, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức xuân.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh thiên nhiên, cảnh trăng xuân ở chiến khu Việt Bắc thì ở hai câu thơ cuối, hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:

Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Bác phải họp tổng kết việc kháng chiến trên dòng song trăng. Tuy là một cuộc họp quan trọng nhưng Bác vẫn không căng thẳng, vẫn ung dung, tự tại để cảm nhận nên cảnh trăng xuân tuyệt đẹp ở Việt Bắc vào đêm khuya:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Cuộc họp kết thúc vào lúc nửa đêm, khi về, chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng song trăng, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền. Một không gian bao la ngập tràn ánh trăng. Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyệt cú như thế đủ để thấy phong thào ung dung, lạc quan của Bác.
Bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa mang tình thời đại, tính lịch sử. Tuy chỉ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ nhưng bài thơ đã thể hiện hết tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thài ung dung, lạc quan, cốt cách thi sĩ lồng trong tâm thế chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.

nhận xét ạ

3
17 tháng 12 2016

Hay quá!!!eoeo

17 tháng 1 2017

hay bạn ạ.nếu mk cho điểm thì bạn đc tầm 8,75-)9đ

Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau:Trên đời này ai chả có bạn, nhưng để có một người bạn tốt và hiểu mình thì thật là khó. Có tình bạn chỉ thoáng qua như hương thơm của mùa hạ, nhưng cũng có tình bạn lâu bền gắn bó với nhau suốt đời. Tình bạn đẹp khi những người bạn hiểu nhau. Người bạn tốt là người mà bạn không ngại ngùng khi biểu lộ cảm xúc trước mặt ta. Là...
Đọc tiếp

Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau:

Trên đời này ai chả có bạn, nhưng để có một người bạn tốt và hiểu mình thì thật là khó. Có tình bạn chỉ thoáng qua như hương thơm của mùa hạ, nhưng cũng có tình bạn lâu bền gắn bó với nhau suốt đời. Tình bạn đẹp khi những người bạn hiểu nhau. Người bạn tốt là người mà bạn không ngại ngùng khi biểu lộ cảm xúc trước mặt ta. Là người dù ở xa, vẫn luôn gởi đến một lá thư, một bưu thiếp để mừng sinh nhật ta, hay chỉ đơn giản để cho ta biết ta đang hiện diện trong lòng họ. Tình bạn mang nhiều vẻ đẹp, đặc biệt là về tinh thần. Tình bạn cho ta một sức mạnh thần kì. Khó có thể dùng lời để diễn tả cái sự thần kì đó, nhưng nói chung, tình bạn đã giúp đỡ ta rất nhiều rất nhiều...Tình bạn cũng giống như một mầm non, nếu ta biêt nâng niu, mầm non - tình bạn sẽ vươn lên một tầng cao mới. Và ngược lại, mầm non đó sẽ luôn tàn úa, sẽ không bao giờ đẹp được. Tình bạn tốt đẹp là mơ ước của nhiều người. nếu ta đang có một tình bạn, xin hãy giữ lấy nó và đừng để tuột mất tình bạn cao quý, tiêng liêng đó!
 
 
1
27 tháng 12 2016

lá thư - bưu thiếp