Viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) liên quan đến phầ...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3 2020

Bài " Ngắm trăng" của Hồ Chí Minh 

Bài thơ : Ngắm trăng của Hồ chí Minh

21 tháng 12 2016

Khi còn nhỏ, mơ ước của anh ta là trở thành một ca sĩ nổi tiếng, cũng có khi lại muốn trở thành một giáo viên dạy thật giỏi. Tuy nhiên mơ ước đó không thành vì tại các cuộc thi anh ta đều trượt (thi tiếng hát truyền hình và đại học sư phạm). Không nản chí với mơ ước của mình, anh ta vào lính và rất hăng hái trong các phong trào đoàn thể. Anh cũng không quên thường xuyên ôn bài để tiếp tục thi đại học. Giờ đây đã đứng trên bục giảng một trường Đại học danh giá, anh không thể nào quên "thuở hàn vi" gian nan và cực khổ. Anh thấm thía lời dạy của Bác Hồ: Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền... để truyền lửa cho thế hệ mai sau.

 

21 tháng 12 2016
Khi còn nhỏ, mơ ước của anh ta là trở thành một ca sĩ nổi tiếng, cũng có khi lại muốn trở thành một giáo viên dạy thật giỏi. Tuy nhiên mơ ước đó không thành vì tại các cuộc thi anh ta đều trượt (thi tiếng hát truyền hình và đại học sư phạm). Không nản chí với mơ ước của mình, anh ta vào lính và rất hăng hái trong các phong trào đoàn thể. Anh cũng không quên thường xuyên ôn bài để tiếp tục thi đại học. Giờ đây đã đứng trên bục giảng một trường Đại học danh giá, anh không thể nào quên "thuở hàn vi" gian nan và cực khổ. Anh thấm thía lời dạy của Bác Hồ:
Không có việc gì khó,
Chỉ sợ lòng không bền ... để truyền cho thế hệ mai sau.
 
Mục lục soạn bài ngữ văn lớp 8 Soạn bài ngữ văn lớp 8 Tập 1 - Tôi đi học - Cấp độ kháiquát của nghĩa từ ngữ - Tính thống nhất về chủ đề của văn bản - Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) - Trường từ vựng - Bố cục của văn bản - Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) - Xây dựng đoạn văn trong văn bản - Lão Hạc - Từ tượnghình, từ tượng thanh - Liên kết các...
Đọc tiếp

Mục lục soạn bài ngữ văn lớp 8

Soạn bài ngữ văn lớp 8

Tập 1
- Tôi đi học
- Cấp độ kháiquát của nghĩa từ ngữ
- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
- Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu)
- Trường từ vựng
- Bố cục của văn bản
- Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn)
- Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- Lão Hạc
- Từ tượnghình, từ tượng thanh
- Liên kết các đoạn văn trong văn bản
- Từ ngữ địaphương và biệt ngữ xã hội
- Tóm tắtvăn bản tự sự
- Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
- Cô bé bán diêm (trích)
- Trợ từ, thán từ
- Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
- Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Ki-hô-tê)
- Tình thái từ
- Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Chiếc lá cuối cùng (trích)
- Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)
- Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểucảm
- Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên)
- Nói quá
- Ôn tập truyện kí Việt Nam
- Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
- Nói giảm nói tránh
- Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Câu ghép
- Trả bài tập làm văn số 2
- Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
- Ôn dịch, thuốc lá
- Câu ghép(tiếp theo)
- Phương pháp thuyết minh
- Bài toán dân số
- Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
- Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
- Chương trình địa phương (phần Văn)
- Dấu ngoặ ckép
- Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng
- Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
- Đập đá ở Côn Lôn
- Ôn luyện về dấu câu
- Thuyết minh về một thể loại văn học
- Muốn làm thằng Cuội
- Ôn tập vàkiểm tra phần Tiếng Việt
- Trả bài tập làm văn số 3
- Hai chữ nước nhà (trích)
2
22 tháng 11 2017

Quảng cáo hả trời batngo

12 tháng 1 2018

viết cái đó để làm gì vậy bạn?oho

6 tháng 5 2017

Ôi, học tập! Đây chính là một hành trình dài của cuộc đời mỗi con người. Học tập giúp chúng ta có thêm kkiến thức, tích lũy được nhiều điều hay, có ích để áp dụng vào cuộc sống quang ta. Học tập cũng đưa chúng ta đến những chân trời mới, giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của cuộc sống này. Chúng ta không chhỉ học từ thầy cô giáo trên trường lớp mà chúng ta còn có thể học từ bạn bè, từ chính những người thân trong gia đình mình. Chỉ có một con đường dẫn đến thành công đó chính là học tập. Không chỉ học mỗi kiến thức trong sách vở. Học cách làm người, cách đối nhân xử thế, cách giải quyết khod khăn trong cuộc sống cũng là rất cần thiết. Như ông cha ta đã nói:"học ăn, học nói, học gói, học mơ" hay như lời dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh "học, học nữa, học mãi", ta thấy được việc học tập thật sự rất quan trọng. Học tập không phải là chuyện một sớm một chiều mà là chuyện cả đời của con người. Để hoàn thiện bản thân, để góp sức đưa đất nước đi lên, chúng ta hãy không ngừng học tập và học tập sẽ đưa chúng ta đến với thành công.

6 tháng 5 2017

Hđn: Câu 1- Bộc lộ cảm xúc; câu 2: trình bày; câu cuối: điều khiển

3 tháng 5 2017

Câu 3:

Cảm xúc nhà thơ khi ra về là niềm lưu luyến, bịn rịn trào dâng khi nhà thơ nghĩ đến phút chia tay. " nước mắt" của nhà thơ là nỗi đau xót khôn nguôi, không muốn xa rời được nhấn mạnh qua động từ trào. Từ tình cảm chân thành tha thiết ấy, nhà thơ ao ước được hóa thân thành "con chim hót quanh lăng Bác", "đáo hoa tỏa hương", "cây tre trung hiếu"để luôn được ở bên Người, chăm lo cho "giấc ngủ" của Người. Điệp từ ''muốn làm'' được nhắc đi nhắc lại 3 lần trong câu cùng các hình ảnh ẩn dụ "con chim","đóa hoa","cây tre" đã thể hiện sâu sắc ước vọng chung của bất cứ một người con đất Việt nào…

4 tháng 3 2017

Từ bài thơ, người đọc có thể cảm nhận hình ảnh Bác vừa có thần thái ung dung, bình tĩnh của một bậc tiên phong đạo cốt vừa có nét kiên cường rắn rỏi, đầy lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng

Bác Hồ từng tự sự: "Ngâm thơ ta vốn không ham / Nhưng mà trong ngục biết làm sao đây?". Và bởi thế, ra đời trong những năm tháng Bác bị giam cầm, tập thơ "Nhật kí trong tù” từng được ví như một đoá hoa mà vô tình văn học Việt Nam nhặt được bên đường. Toát lên từ tập thơ là một tinh thần "thép" rắn rỏi, lạc quan: “Từ những bài thơ viết trong hoàn cảnh nhà tù dưới chế độ Tưởng Giới Thạch tàn bạo và mục nát toát ra một phong thái ung dung, một khí phách hào hùng, một ý chí sắt đá, một tinh thần lạc quan cách mạng không gì lay chuyển nổi”. Bài thơ "Đi đường" là một trong những số ấy.

“Tài lộ tài tri tẩu lộ nan

Trùng san chi ngoại hựu trùng san

Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lí dư đồ cố miện gian”.

Bài thơ được dịch là:

“Đi đường mới biết gian lao

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Bài thơ ra đời trong những năm tháng Bác Hồ bị bắt giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Bác bị chúng giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác. Đường chuyển lao không những dài dặc mà còn vô cùng gian lao, phải trải qua núi non trùng diệp và những vực thẳm hun hút hiểm sâu. Nhưng dẫu vậy, từ trong khổ đau vẫn bừng lên ý chí “thép” mang đậm phong cách Hồ Chí Minh. Bài thơ “Đi đường” - “Tẩu lộ” đã thể hiện rõ điều đó.

“Đi đường mới biết gian lao”

Câu thơ là một nhận định nhưng đồng thời cũng là một chân lí: Có đi đường mới biết những sự vất vả, khó khăn của việc đi đường. Vậy những điều “nan”, “gian lao” ấy là gì?

“Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"

Đường chuyển lao là những con đường đi qua các vùng núi hiểm trở của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tầng tầng lớp lớp những ngọn núi tiếp nối nhau chạy mãi đến chân trời. Hết ngọn núi này lại đến ngọn núi khác. vậy nên mới có hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”. Trong nguyên văn chữ Hán là “Trùng san chi ngoại hựu trùng san”. “Trùng san” có nghĩa là trùng trùng lớp lớp núi cao; “hựu” là “lại", câu thơ mang ý nghía: trùng trùng núi cao bên ngoài lại có núi cao trùng trùng. Một câu thơ mà có tớỉ hai chữ “trùng san", huống chi lại có chữ “hựu”, bởi vậy, câu thơ nguyên gốc gợi nên hình ảnh những đỉnh núi nhọn hoắt cao vút trời xanh trập trùng chạy mãi đến chân trời. Con đường ấy, mới chỉ nhìn thôi đã thấy đáng sợ. Nếu tù nhân là một người tù bình thường, ắt hẳn họ đã bị nỗi sợ hãi làm cho yếu mềm, nhụt chí. Nhưng người tù ấy lại là một người cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh. Và bởi vậy, hai câu thơ cuối bài đã thực sự thăng hoa:

“Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lí dư đồ cố miện gian”

Hai câu thơ được dịch khá sát là:

“Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Sau những vẩt vả, nhọc nhằn của con đường leo núi, khi đã lên đến tận đỉnh người tù cách mạng được chứng kiến một hình ảnh vô cùng hùng vi “muôn trùng nước non”. Theo tâm lí thông thường, trên con đường gian lao trập trùng đồi núi, khi lên đến đỉnh, con người dễ lo lắng, mệt mỏi khi nghĩ đến con đường xuống núi dốc thẳm cheo leo và những quả núi ngút ngàn khác. Nhưng Hồ Chí Minh thì ngược lại. Điều Người cảm nhận là niềm ty hào, sung sướng khi được đứng từ trên đỉnh cao chiêm ngưỡng sự hùng vĩ bao la của nước non, vũ trụ. Hình ảnh “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” thật hào sảng. Nó gợi đến hình ảnh bé nhỏ của con người đang đối diện trước cái mênh mông, trập trùng của giang san. Con người ấy không choáng ngợp trước sự kì vĩ của đất trời mà rất vui sướng, bồi hồi như lần đầu tiên được tận mắt nhìn thấy gương mặt của nước non. Chính cảm quan ấy đã nâng vị thế con người sánh ngang tầm non nước. Đứng trước một sự thật khách quan, mỗi con người có một cảm nhận khác nhau. Cảm nhận ấy phụ thuộc vào thế giới quan và bản lĩnh của con người, ở Hồ Chí Minh Người đã có những cảm nhận lạc quan, tươi sáng về cuộc đời. Người không bị cái nhọc nhằn của thể xác lấn át đi ước mơ, khát vọng và lí tưởng mà ngược lại, đã vượt qua gian lao để khẳng định ý chí bền bỉ, sắt đá và niềm lạc quan, tin tưởng vào cách mạng của bản thân mình. Đó là tinh thần thép là vẻ đẹp tâm hồn Bác.

Bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" không chỉ là bức tranh về con đường chuyển lao đầy rẫy nhọc nhằn trở ngại, đó còn là bức tranh chân dung tinh thần tự họa Hồ Chí Minh. Từ bài thơ, người đọc có thể cảm nhận hình ảnh Bác vừa có thần thái ung dung, bình tĩnh của một bậc tiên phong đạo cốt vừa có nét kiên cường rắn rỏi, đầy lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng. Và như thế, bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" cùng với nhiều bài thơ khác trong tập thơ "Nhật kí trong' tù" thực sự là một đoá hoa đáng trân trọng của văn học Việt Nam.

5 tháng 3 2017

Giữa vòng vây núi non trập trùng, chất ngất, hoang vu đó nổi lên điểm sáng, điểm động là con người với vẻ ngoài tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng bên trong lại là một nghị lực, sức mạnh phi thường.

Câu thơ trước kết thúc bằng hình ảnh trùng san, câu thơ sau mở đầu cũng bằng hình ảnh ấy. Trong thơ dịch không liền như thế nhưng cũng lặp được núi cao… núi cao… Âm điệu ấy nâng con người lên cái thế tưởng như bình thường nhưng thực ra lại rất hào hùng. Đạp lên đỉnh núi cao này bước sang đỉnh núi cao kia như đi trên bậc thang, cứ thế từ tốn lên đến đỉnh cao chót vót. Câu thơ chữ Hán dừng lại ở âm thanh chắc nịch của chữ hậu, tạo nên âm hưởng rắn rỏi, mạnh mẽ. Câu thơ dịch có âm điệu dàn trải như tiếng thở phào sung sướng, nhẹ nhõm: Núi cao lên đến tận cùng.

Đến đây thì mọi gian lao, vất vả đã khép lại; kết quả, phần thưởng xứng đáng mở ra. Lúc trước là mắt chạm vào vách núi cao thẳng đứng, chỉ toàn đá và cây; nay thì mắt nhìn bốn phương, đâu đâu cũng thấy muôn trùng nước non (vạn lí dư đổ). Leo lên đến tận cùng, đứng trên đỉnh núi cao nhất (cao phong), phóng tầm mắt ra xa, không những tầm nhìn mở rộng mà cả trí óc, tấm lòng, cuộc đời cũng mở rộng. Con người đã đến đích sau cuộc hành trình muôn vàn gian khổ. Âm hưởng câu thơ cuối ngân vang thể hiện niềm lạc quan vô hạn trước tương lai tươi đẹp. Cảnh muôn trùng nước non giờ đây đã thu gọn trong tầm mắt Bác. Bài thơ kết thúc ở niềm vui, niềm kiêu hãnh to lớn đó.

Vậy thì có phải bài thơ này chỉ đơn giản nói đến chuyện đi đường?

Đi đường không phải chỉ có gian nan vì núi cao trập trùng mà còn có bao khó khăn nguy hiểm khác. Hình ảnh núi cao trập trùng tượng trưng cho vô vàn khó khăn, nguy hiểm mà con người thường gặp trong đời. Cho nên đường ở đây không phải là con đường đỉ trên mặt đất mà nó chính là đường đời, đường cách mạng.

Liệu có mấy ai suốt đời chỉ toàn gặp thuận buồm xuôi gió, thẳng một lèo đến thắng lợi, thành công? Trở ngại, nguy nan là chuyện thường tình. Muốn vượt qua tất cả, con người phải có một ý chí kiên cường, nội lực phi thường cùng một niềm tin không gì lay chuyển nổi. Như vậy mới có thể đạt được chiến thắng vinh quang. Thắng gian lao nguy hiểm và cao hơn nữa là chiến thắng chính mình.

Nếu con đường đó là con đường cách mạng thì chân lí tất yếu nêu trên lại càng sáng tỏ. Cuộc đời phấn đấu, hi sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương chói lọi. Trên con đường cách mạng đầy chông gai, sóng gió, với trí tuệ sáng suốt, ý chí và nghị lực tuyệt vời, Người đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam vượt qua mọi gian lao, thử thách để lên đến đỉnh cao vinh quang của thời đại. Từ chuyện đi đường tưởng như rất đỗi bình thường, người chiến sĩ cộng sản lão thành Hồ Chí Minh đã dạy chúng ta một bài học nhân sinh thiết thực và bổ ích.

26 tháng 12 2021

Thán từ ồ

tác dụng: bộc lộ cảm xúc của xiu

Học tốt!