Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đến với mỗi vùng miền khác nhau của đất nước, ta lại được thưởng thức những cái riêng mà chỉ có vùng đất ấy mang lại.Ai đã qua miền Tây Nam Bộ, không thể quên những vườn cây trĩu trái, những món cá sông nước đặc sản của vùng miền.Ai đã một lần tới với Hà Nội không thể không thưởng thức món bún chả nổi tiếng nhất nhì cả nước.Còn đến với Thái Bình - một tỉnh đồng bằng nhỏ ở miền nông thôn Bắc Bộ, chúng ta không thể bỏ qua món bánh cáy làng Nguyễn đã sớm vang danh khắp cả nước.
Khi nhắc tới Thái Bình, hẳn ai cũng sẽ nhớ ngay tới chùa Keo, một trong những ngôi chùa với lối kiến trúc đẹp và cổ kính bậc nhất Việt Nam hay vùng đồng bằng với những cánh đồng lúa rộng bát ngát, thẳng cánh cò bay. Nhưng đến với Thái Bình, người ta không chỉ biết và thương nhớ riêng chùa Keo mà còn thương nhớ cả một món ăn - món đặc sản - nét văn hóa ẩm thực đặc sắc nhất mà người Thái Bình vô cùng tự hào, đó là món bánh cáy làng Nguyễn.
Bánh cáy đã xuất hiện từ lâu đời, khoảng hai trăm tới ba trăm năm trước, từ thời đất nước ta còn trong chế độ phong kiến. Loại bánh này đã trở thành một món ăn truyền thống và trở thành đặc sản vùng miền để dâng lên vua chúa ngày xưa. Chính sự lan tỏa rộng rãi của món bánh này đã giúp hình thành nên một làng nghề làm bánh cáy nổi tiếng ở Thái Bình, đó là làng Nguyễn, Đông Hưng, Thái Bình. Và cũng chỉ ở tại ngôi làng này, người ta mới có thể được thưởng thức hương vị nguyên chất nhất của chiếc bánh cáy từ thời xưa.
Đối với nhiều bạn, có thể món bánh cáy này còn khá lạ lẫm.Món bánh cáy được làm từ những nguyên liệu chính là gạo nếp, nhưng lại tạo nên một nét hương vị riêng không nơi nào có thể làm ra được. Để làm ra một chiếc bánh cáy thơm ngon, người ta cần dùng rất nhiều nguyên liệu, không thể thiếu trong số các nguyên liệu chính là gạo nếp, mỡ lợn, lạc, gấc, vừng, dừa, ... và điều quan trọng không thể thiếu đó là phải chọn lựa nguyên liệu thật cẩn thận. Vậy nên, ngay từ trước khi chuẩn bị làm bánh khoảng nửa tháng, người thợ làm bánh đã phải chọn ra những lạng mỡ lợn tươi ngon nhất để đem muối.Mỡ lợn được cho là ngon phải có độ tươi, dẻo, đàn hồi và có độ trắng nhất định, được lấy từ con lợn ngon nhất.Sau đó, mỡ lợn được đem ướp muối và đường trong vòng nửa tháng để tạo nên thành phần ngon nhất của chiếc bánh cáy.Đến khi mỡ lợn đạt được độ chín nhất định, người ta mới lấy ra mà bắt đầu công đoạn làm một chiếc bánh cáy.Ngoài mỡ lợn, việc chọn các nguyên liệu khác cũng là một công đoạn cực kì quan trọng. Gạo nếp được chọn để làm bánh phải là loại gạo nếp cái hoa vàng - một loại nếp đặc sản của vùng đồng bằng, được xay xát và vo cẩn thận. Người ta sẽ vo gạo nếp từ đêm hôm trước,ngâm trong nước lạnh qua một đêm để gạo có được độ mềm và nở. Sau đó, gạo nếp được vớt lên để ráo nước, một phần được cho lên chảo bung lên thành các hạt bỏng gạo.Trong bước này, người làm bánh sẽ cẩn thận loại bỏ hết các lớp vỏ trấu còn sót lại trên những hạt gạo, để có được những hạt bỏng gạo trắng và sạch sẽ nhất.Phần còn lại của gạo nếp sẽ được nấu thành xôi, gồm xôi gấc và xôi nghệ. Trong lúc nấu xôi, người nghệ nhân làm bánh phải canh giờ để xôi vừa chín tới sẽ được mang ra ngay, sau đó được cho vào cối đá giã đều tay cho thật nhuyễn và mịn. Xôi sau khi được giã sẽ được đem đi cán mỏng thành từng miếng nhỏ rồi đem sấy cho thật khô. Trong thời gian chờ xôi được sấy, người thợ bánh sẽ bắt tay ngay vào việc chuẩn bị nốt những nguyên liệu còn lại của chiếc bánh cáy. Đó là những thành phần phụ tạo nên mùi thơm cũng như nét đặc trưng của chiếc bánh. Không thể thiếu trong chiếc bánh cáy mà mùi thoang thoảng của vỏ quýt thơm, mùi gừng đậm đà nồng nồng, vị ngọt mát của đường mía, cái giòn giòn của cà rốt. Bởi vì từ gừng, người thợ bánh đã khéo léo giã nát, rồi pha thành một thứ nước gừng, cùng với đó là nước đường pha đặc, được cho lên bếp đảo đều cùng với cà rốt và vỏ quýt. Chắc hẳn ai đã từng được nếm thử bánh cáy sẽ không thể quên được hương vị của những nguyên liệu độc đáo này.
Tiếp theo, khi đã được sấy khô, những lát xôi lại được đem đi nghiền nát thành bột mịn. Còn mỡ lợn được đem ra từ thùng muối, thái thành miếng kiểu hạt lựu rồi cho lên bếp xào cùng đường cho đến khi mỡ chuyển màu và vàng giòn thì người ta sẽ trút hết bột xôi vào đó, khuấy thật đều tay để tạo nên mùi thơm. Tiếp đó, tất cả các nguyên liệu sẽ được trộn đều cùng. Trong bước này, người thợ bánh phải là người có đôi tay thật dẻo, thật khéo léo thì mới có thể tạo nên được một chiếc bánh với màu sắc và độ sánh thật đẹp được.
Cuối cùng trong các công đoạn là rắc vừng và lạc. Lạc và vừng sau khi được người thợ làm bánh khéo léo rang vàng lên, tỏa ra một mùi thơm bùi béo đặc trưng thì được đem rải thật đều vào mặt đáy của khuôn bánh. Người thợ làm bánh cứ vậy mà trút những nguyên liệu đã được làm tỉ mỉ ở trên vào khuôn rồi dùng tay ấn bánh xuống cho thật chặt. Để chờ cho tới khi bánh trong khuôn nguội và kết dính lại với nhau, đem ra ngoài, ta đã có được món bánh cáy truyền thống - đặc sản của người dân Thái Bình.
Ngày xưa, trong lớp nguyên liệu còn có cả trứng của loài cáy biển nữa.Vậy nên, bánh mới có cái tên rất đặc biệt - bánh cáy. Sau này, nguyên liệu này dần không còn phổ biến và không còn được sử dụng nữa, nhưng cái tên bánh cáy đã trở thành một món bánh ngon không thể thiếu của người dân quê hương Năm Tấn.Bánh cáy của Thái Bình chỉ có một loại duy nhất làn nên thương hiệu cho đặc sản của xứ này. Đó là bánh cáy được làm ra từ làng Nguyễn.Loại bánh này đã được phổ biến rộng rãi khắp cả nước, tạo nên một thương hiệu riêng mang tên bánh cáy làng Nguyễn nổi tiếng khắp cả nước ta.
Kì công là vậy để tạo nên một chiếc bánh cáy, nhưng để thưởng thức cho đúng cái vị bánh thì không phải ai cũng rành. Để có thể thưởng thức được trọn vẹn hương vị và độ ngon của bánh, người ta phải cắt thành từng miếng nhỏ, vừa ăn vừa nhâm nhi một chén trà nóng thì quả thực mới nếm hết được cái hồn của bánh cáy Thái Bình. Bánh cáy xưa kia chỉ được làm mỗi dịp tết đến, đón xuân về, người ta mới được dịp ngồi lại cùng nhau thưởng thức nó. Nhưng ngày nay, khi cuộc sống càng ngày càng đủ đầy, người ta lúc nào cũng có thể thưởng thức được món bánh ngon này.Và không thể thiếu trong túi quà của những ai đã từng tới Thái Bình là món bánh cáy truyền thống này để làm quà cho mọi người. Bánh cáy cũng là món bánh được những người con Thái Bình xa xứ thương nhớ gửi làm quà cho các bạn từ phương xa.
Bánh cáy từ lâu đã trở thành một phần văn hóa tinh thần của người dân Thái Bình. Đi tới đâu, gặp bất cứ ai, khi hỏi về những món ăn ngon của quê hương mình, mỗi người con Thái Bĩnh sẽ tự hào nói tên món bánh cáy. Không chỉ trong đời sống hàng ngày của người dân, bánh cáy đã trở thành món đặc sản không thể thiếu của những ai đã từng một lần tới thăm mảnh đất này.Bởi vì trong đó chứa đựng tất cả những tinh hoa, những phong tục, và nét văn hóa ẩm thực riêng, không nơi nào có của vùng đất đồng bằng này.
Giờ đây, khi tới với Thái Bình, các bạn sẽ không chỉ thăm quan những cảnh đẹp, những thắng cảnh tuyệt sắc mà chắc chắn sẽ không thể nào quên thưởng thức món bánh cáy truyền thống ở nơi đây. Trải qua bao thăng trầm, bao biến cố, món bánh này sẽ mãi là một món quà đặc biệt, một nét văn hóa ẩm thực, một đặc sản không thể nào quên của quê hương Thái Bình.
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yên Nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động ,ý nghĩ của mỗi con người. từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng Như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo ...Nhưng đó là ở thời điểm chiến tranh cũng bây giờ đến thời kỳ bình yên, thời kỳ hiện đại hòa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. xã hội đang ngày một tiến lên mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai trong cuộc sống những tư tưởng việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước. (tham khảo thuii nha đừng chép đó à! Sợ mấy bạn cùng lớp đọc đc rồi chép thế là mai lại bị giống nhau là chết thật luônn
Một trong những vị anh hùng của đất nước ta mà em luôn kính mến đó là cụ Nguyễn Công Trứ. Cụ sinh năm 1778 và mất năm 1858. Cụ Nguyễn Công Trứ là một vị quan rất thanh liêm và chính trực. Cụ không bao giờ nhận tiền hối lộ mà sống một cuộc sống thanh bạch. Trong thời gian làm quan, số tiền và gạo cụ nhận được từ triều đình cụ đều cấp cho dân nghèo, số còn dư lại cụ đem nộp lại cho quốc khố. Gần cuối đời, dù đã 80 tuổi nhưng cụ vẫn một lòng yêu nước mà anh dũng xin xung trận khi nghe tin Pháp sang xâm lược nước ta. Giờ đây dù cụ đã không còn nhưng những gì về cuộc đời thanh cao, một đời vì nước vì dân của cụ vẫn sẽ mãi được lưu truyền cho những thế hệ sau này như chúng em biết ơn và noi theo.
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu
TK
Chúng ta có thể đã nghe được bài văn này ở lớp 4. nhà văn đã viết :" Mặt trăng đầu tháng như một lưỡi liềm vàng mà người thợ gặt bỏ quên trên cánh đồng đầy sao".Quả thật là như vậy, mỗi khi trời trăng sao lưỡi liềm đều là một niềm sâu sắc mãnh liệt của các nhà văn. Có người nói trăng đẹp nhất là vào những ngày rằm, trăng tròn soi sáng đến trần gian. Nhưng đối với em, trăng đẹp nhất là trăng lưỡi liềm.
.Trăng lưỡi liềm như Chú Cuội đang ngồi trên nó, Chị Hằng vui hát múa ca. Những ngôi sao như những đúa con đang quây quần cùng mẹ nó là trăng. ánh trăng xuyên qua kẽ lá , chiếu rọi vào dòng sông như một tấm bạc chói lóa.
Những đứa trẻ xóm em chạy xe đạp, vui chơi cùng bạn bè, hàng xóm sau những ngày học mệt mỏi. Còn đối với em, mỗi buổi đêm trăng rằm là những bài đàn trong đêm trăng lưỡi liềm.
Em rất yêu quý những đêm trăng tuyệt đẹp như thế này. Những điều giản dị của mọi người xung quanh đã giúp em có một tuổi thơ tuyệt đẹp. Đó chính là những kỉ niệm đẹp trong trái tim em.
Có một nhà văn nào đó đã viết : “Mặt trăng đầu tháng như một lưỡi liềm vàng mà người thợ gặt bỏ quên trên cánh đồng đầy sao”. Có người lại ví trăng như con thuyền, như cánh diều,…Cách so sánh nào cũng đúng cả. Trăng non đầu tháng thật là đẹp!Mới sẩm tối, mặt trăng đã hiện lên lơ lửng ở phía tây. Bầu trời xanh thẫm, không một gợn mây. Trời càng tối, trăng càng sáng thêm. Những ngôi sao cũng nhấp nhánh mọc lên ngày một nhiều. Khoảng bảy tám giờ tối, khi mặt trăng treo lơ lửng trên đầu ngọn tre, in đậm trên nền trời đầy sao, ánh trăng chênh chếch chiếu xuống hiên nhà, trải một chiếc chiếu ra sân ngồi hóng mát, vừa chuyện trò bên xoong ngô nóng, vừa lắng tai nghe tiếng những chú côn trùng đang râm ran ở góc vườn và ngắm trăng lên. Cuộc sống mới tuyệt diệu làm sao!…
À CHỈ KHOẢNH 80 ĐẾN 90 THÔI NHA
GIÚP MIK CẢM ƠN
Cha ông ta đã từng dạy con cháu Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng để nhắc nhở mỗi chúng ta về sự ảnh hưởng của những người mà ta chơi tới chính bản thân mình. Trong lớp em có bạn Minh - một người bạn vừa học giỏi lại hay giúp đỡ bạn bè.
Minh là một cậu bé với vóc dáng phổng phao. So với các bạn cùng trang lứa, Minh cao lớn hơn hẳn. Nhìn Minh đứng trong hàng cùng với các bạn lớp em, ai cũng nghĩ bạn ấy là học sinh lớp 8 lớp 9 chứ không ai nghĩ bạn ấy mới chỉ là học sinh lớp 6. Tuy là cao lớn Minh có dáng người hơi mập mạp, nhìn bạn ấy đáng yêu giống hệt chú mèo máy Doreamon vậy. Vì thế mà cả lớp em chẳng ai gọi tên, toàn gọi bạn ấy là Doreamon thôi. Minh cũng thật vui vẻ nhận biệt danh ấy. Mái tóc của Minh hơi xoăn nhưng được cắt tỉa rất gọn gàng. Minh có một đôi mắt rất đẹp. Bố bạn ấy là người Ấn Độ nên mắt của Minh rất sâu và lôi cuốn được ánh nhìn của người đối diện. Nụ cười của Minh trong veo, gần gũi và ấm áp. Mỗi lần bạn ấy cười, đôi mắt khẽ nheo lại, miệng lộ ra hàm răng trắng đều tăm tắp.
Minh học rất giỏi. Hồi cấp I, chưa năm nào bạn ấy không được ở trong đội tuyển học sinh giỏi của trường. Sở trường của Minh là Toán. Bạn ấy quả thực rất mẫn cảm với những con số. Bài toán khó nào vào trong tay Minh cũng chỉ một lát là xong, trong khi bọn em phải ngồi suy nghĩ cả buổi cũng chưa chắc đã tìm ra cách giải. Minh rất thông minh. Những kiến thức trên lớp, thầy cô chỉ cần giảng một lần là bạn ấy có thể nhớ kĩ và vận dụng nó một cách thuần thục trong việc giải Toán. Minh được cả lớp bầu làm lớp trưởng, kiêm lớp phó học tập phụ trách môn Toán. Từ khi có Minh phụ trách, môn Toán của lớp tôi tốt hơn hẳn. Bởi Minh nhiệt tình giúp đỡ các bạn, đặc biệt là những bạn học yếu, kém trong lớp. Em chưa thấy có người nào kiên nhẫn giống như Minh. Với các bạn yếu kém, Minh để các bạn học lí thuyết và nắm thật chắc trước, xong mới để các bạn vận dụng vào làm bài tập. Chỗ nào chưa hiểu, Minh sẽ giảng lại cho đến khi các bạn hiểu hẳn mới thôi.
Là một người tốt bụng, Minh sẵn sàng giúp đỡ các bạn trong lớp, một cách nhiệt tình. Trong lớp em có bạn Bình, nhà bạn khó khăn. Lúc trước, Bình sinh non, mẹ Bình sinh bạn ấy xong thì mất. Cho nên từ bé sức khỏe của Bình đã không tốt. So với những bạn nam khác trong lớp, Bình yếu hơn rất nhiều. Năm nay Bình đã học lớp 6 nhưng nhìn nhỏ, gầy tong teo, xanh xao lắm. Minh thấy thế đã nghĩ cách giúp bạn. Bạn vừa giúp đỡ Bình trong học tập, vừa lên kế hoạch giúp Bình cải thiện sức khỏe của mình. Minh rủ Bình đi chạy vào mỗi buổi chiều. Em và Minh là bạn thân nên cũng tham gia vào kế hoạch ấy của Minh. Mỗi buổi chiều, em, Bình và Minh rủ nhau ra công viên gần nhà ba đứa, cùng nhau chạy quanh hồ. Lúc đầu Bình không theo kịp tốc độ chạy của hai đứa em, bạn ấy thở dốc và thường xuyên bảo nghỉ giữa chừng. Ban đầu còn đỡ, nhưng vừa chạy được một lúc Bình đã muốn nghỉ, em cũng thấy bực bội, khó chịu. Thế này thì đến bao giờ mới có thể chạy xong một vòng? Em quay sang cáu gắt cả với Minh. Thế nhưng hoàn toàn khác với sự khó chịu và bực bội của em, Minh lại bình tĩnh hơn nhiều. Bạn ấy đến gần và ngồi xuống cạnh Bình, nhìn Bình rồi hỏi:
- Cậu mệt lắm không? Có chạy tiếp được không?
- Được... - Bình vừa nói vừa thở - Được Minh ạ, nhưng giờ tớ mệt quá. Phải nghỉ một lát mới chạy tiếp được.
Minh đưa cho Bình một chai nước rồi gọi em quay lại cùng đợi Bình. Em thấy xấu hổ trước hành động của Minh quá. Em cảm thấy mình là một đứa thật nhỏ nhen và ích kỉ. Minh đang cố giúp Bình cơ mà, còn em thì chỉ đang cố phá hỏng kế hoạch và lòng tốt của Minh thôi. Cuối cùng, nhờ sự kiên trì của Minh và lòng quyết tâm của Bình, sức khỏe của Bình đã tốt hơn rất nhiều. Bạn ấy đã có thể chạy một vòng hồ mà không nghỉ. Lực học của Bình cũng được cải thiện rõ rệt. Còn riêng với em, em cảm thấy mình đã bớt ích kỉ và biết nghĩ cho người khác nhiều hơn. Đúng là chơi với những người bạn tốt, chúng ta cũng có thể học được thật nhiều điều từ họ.
Chúng em sắp sửa kết thúc học kì I và bước vào tuần lễ nghỉ Tết. Sắp phải chia tay nhau gần 10 ngày, em sẽ nhớ Minh và Bình lắm. Em tự hứa với lòng, sẽ cố gắng trở thành một người giống như Minh. Dù không thể học giỏi như bạn ấy, em cũng sẽ là một người tốt bụng và kiên trì.
Mùa hè, Tâm thường được ba đưa về quê ngoại. Đó là một miền quê thanh bình, yên ả.
Ngoại thường dắt Tâm theo mỗi khi ngoại ra thăm ruộng vào mỗi sáng, sương sớm còn đọng trên ngọn cỏ, làm bàn chân Tâm mát lạnh. Gió từ bờ sông thổi về mát rượi. Mặt trời chưa nhô lên hẳn, còn lấp ló nơi rặng cây. Xa xa, trong xóm tiếng gà vịt, tiếng trâu bò rộn lên đòi ăn. Khói từ các mai nhà bốc lên, quyện với vị phù sa theo gió từ sông thổi vào nghe ngai ngái, ấm nồng và thân thuộc. Khi hai ông cháu về đến nhà, mặt trời đã lên đến rặng cau. Tiếng xuồng khua ngoài bờ sông đã rộn ràng, tiếng người gọi nhau í ới…
Một ngày mới đã bắt đầu nơi xóm nhỏ ven sông.
~HT~
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũng bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước.
Bài mk viết trên lazi,cop lại
nhớ k nha