Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Sau phản ứng tạo thành chất kết tủa
Na2CO3 + CaCl2 → 2NaCl + CaCO3 ↓
2Na+ + CO3- + Ca2+ + 2Cl- → 2Na+ + 2Cl- + CaCO3 ↓
Ca2+ + CO3- → CaCO3 ↓
- Sau phản ứng tạo thành chất dễ bay hơi
Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S ↑
2Na+ + S2- + 2H+ + 2Cl- → 2Na+ + 2Cl- + H2S ↑
2H+ + S2- → H2S ↑
- Sau phản ứng tạo thành chất điện li yếu
2CH3COONa +H2SO4 → 2CH3COOH + Na2SO4
2CH3COO- + 2Na+ + 2H+ + SO42- → 2CH3COOH +2Na+ + SO42-
CH3COO- + H+ → CH3COOH
- Dụng cụ:
+ Ống nghiệm.
+ Thìa, muỗng lấy hóa chất.
- Hóa chất:
+ Dung dịch Na2CO3.
+ Dung dịch CaCl2.
+ Dung dịch phenolphtalein.
+ Dung dịch HCl.
+ Dung dịch NaOH.
- Cách tiến hành thí nghiệm:
+ Cho khoảng 2 ml dung dịch Na2CO3 đặc vào ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch CaCl2 đặc. Nhận xét hiện tượng xảy ra.
+ Hòa tan kết tủa thu được ở thí nghiệm a) bằng dung dịch HCl loãng. Nhận xét các hiện tượng xảy ra.
+ Một ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch NaOH loãng. Nhỏ vào đó vài giọt dung dịch phenolphtalein. Nhận xét màu của dung dịch. Nhỏ từ từ dung dịch HCl loãng vào ống nghiệm trên, vừa nhỏ vừa lắc cho đến khi mất màu. Giải thích hiện tượng xảy ra.
- Hiện tượng:
a. Nhỏ dd Na2CO3 đặc vào dd CaCl2 đặc xuất hiện kết tủa trắng CaCO3.
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + 2NaCl.
b. Hoà tan kết tủa CaCO3 vừa mới tạo thành bằng dd HCl loãng: Xuất hiện các bọt khí CO2, kết tủa tan thì CaCO3 + 2 HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.
c. Nhỏ vài giọt dd phenolphtalein vào dd NaOH loãng chứa trong ống nghiệm, dd có màu hồng tím. Nhỏ từ từ từng giọt dd HCl vào, vừa nhỏ vừa lắc,dd sẽ mất màu. Phản ứng trung hoà xảy ra tạo thành dd muối trung hoà NaCl và H2O môi trường trung tính.
NaOH + HCl → NaCl + H2O.
- Giải thích và phương trình phản ứng: Khi lượng NaOH bị trung hoà hết, màu hồng của Phenolphtalein trong kiềm không còn dung dịch chuyển thành không màu
Thí dụ 1: AgNO3 + NaCl → AgCl ↓ + NaNO3
AgNO3, NaCl, NaNO3 là những chất điện li mạnh trong dung dịch, chúng phân li thành các ion. Ta có phương trình ion:
Ag+ + NO3- + Na+ + Cl- → AgCl ↓ + NO3- + Na+
Vậy thực chất trong dung dịch chỉ có phản ứng của:
Ag+ + Cl- → AgCl ↓
Còn các ion NO3- và Na+ vẫn tồn tại trong dung dịch trước và sau phản ứng.
Thí dụ 2: Na2SO3 + 2HCl → 2 NaCl + H2O + SO2 ↑
Na2SO3, HCl, và NaCl là những chất điện li mạnh trong dung dịch, chúng phân li thành các ion. Ta có phương trình ion:
2Na+ + SO32- + 2H+ + 2Cl- → 2Na+ + 2Cl- + H2O + SO2 ↑
2H+ + SO32- → H2O + SO2 ↑
Vậy thực chất trong dung dịch chỉ có phản ứng của 2H+ và SO32- còn các ion Na+ và Cl- vẫn tồn tại trong dung dịch trước và sau phản ứng. Thực chất các phản ứng trong dung dịch điện li là phản ứng giữa các ion vì các chất điện li đã phân li thành các ion.
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi có ít nhất một trong các điều kiện sau:
Ví dụ: AgNO3 + NaCl \(\rightarrow\)AgCl\(\downarrow\)+ NaNO3
Ví dụ: CH3COONa + HCl \(\rightarrow\) CH3COOH + NaCl
Ví dụ: Na2CO3 + H2SO4 -> Na2SO4 + CO2\(\uparrow\) + H2O
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau :
- Chất kết tủa :
Ví dụ: AgNO3+HCl→AgCl↓+HNO3AgNO3+HCl→AgCl↓+HNO3
- Chất điện li yếu :
Ví dụ : HCl+CH3COONa→CH3COOH+NaClHCl+CH3COONa→CH3COOH+NaCl
- Chất khí:
Ví dụ: 2HCl+Na2CO3→2NaCl+CO2↑+H2O
bạn xem thêm tại link này nhé: https://cunghocvui.com/bai-viet/bai-1-trang-20-sach-giao-khoa-hoa-11.html