Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
- Tác động từ vị trí địa lí:
+ Nhật Bản nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động châu Á - Thái Bình Dương, thuận lợi cho giao thương quốc tế và phát triển kinh tế. Có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các hải cảng, phát triển tổng hợp kinh tế biển.
+ Nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nên chịu tác động của nhiều thiên tai ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất.
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên không thuận lợi cho phát triển kinh tế, ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân.
- Tác động từ đặc điểm dân cư - xã hội:
+ Số dân đông tạo cho Nhật Bản một thị trường tiêu thụ nội địa mạnh. Tuy nhiên dân số già gây ra sự thiếu hụt về lực lượng lao động.
+ Tỉ lệ dân thành thị cao, dân cư tập trung mật độ cao ở các vùng đô thị nảy sinh các vấn đề về nhà ở, việc làm,…
+ Các giá trị văn hóa, các di tích lịch sử đã góp phần phát triển ngành du lịch.
+ Người dân Nhật Bản có nhiều phẩm chất đáng quý, cho phép Nhật Bản duy trì sự thịnh vượng của mình.
+ Chú trọng đầu tư cho giáo dục, đề cao thái độ và giá trị đạo đức tạo nên những thế hệ công dân có kiến thức, chuyên môn cao, có trách nhiệm.
Tham khảo
- Nhận xét:
+ Số dân Cộng hòa Nam Phi đông và tăng đều qua các năm, trung bình mỗi 5 năm tăng thêm gần 4 triệu người. Năm 2000 là 44,9 triệu người, đến năm 2020 đạt 59,3 triệu người, tăng 14,4 triệu người.
+ Tỉ lệ gia tăng dân số của Cộng hòa Nam Phi trong giai đoạn 2000 - 2020 có sự biến động và xu hướng giảm. Năm 2000 là 1,4%, giảm xuống 1,2% năm 2005, đến năm 2010 lại tăng thêm 0,3% đạt 1,5%, tỉ lệ này giữ nguyên đến năm 2015 và giảm xuống còn 1,2% vào năm 2020.
- Tác động của dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội Cộng hòa Nam Phi:
+ Dân số đông, tăng nhanh nên Cộng hòa Nam Phi dù có lực lượng lao động dồi dào nhưng vẫn gặp nhiều vấn đề như sức ép về việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ Việc phân bố dân cư không đều ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên.
+ Dân cư đa dân tộc dẫn đến vấn đề phân biệt chủng tộc tuy nhiên Chính phủ đã nổ lực để chống nạn phân biệt chủng tộc và mang lại nhiều kết quả, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài.
Tham khảo@
- Tác động thuận lợi:
+ Vị trí địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc giao lưu, phát triển với các nước trong khu vực. Ngoài ra, đường bờ biển dài thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế và đặc biệt Trung Quốc có thể giao lưu văn hóa kinh tế xã hội với các nước trong khu vực đông á, đẩy mạnh quan hệ hợp tác cùng phát triển.
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho Trung Quốc phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
+ Dân cư đông tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
- Khó khăn:
+ Tiếp giáp với nhiều quốc gia cũng gây khó khăn cho quốc gia trong việc đảm bảo an ninh - chính trị.
+ Vị trí gần biển chịu ảnh hưởng của thiên tai đặc biệt là bão.
+ Khu vực đồi núi giao thông đi lại khó khăn, khu vực đồng bằng ngập lụt vào mùa lũ.
+ Dân cư đông gây sức ép về các vấn đề kinh tế-xã hội-môi trường.
Đông Nam Á có 11 quốc gia, dân số 556,2 triệu người (2005), diện tích khoảng 4,2 triệu km2, đặc điểm dân cư, xã hội có những khó khăn sau:
- Thiếu nguồn lao động có trình chuyên môn kĩ thuật cao.
- Kinh tế phát triển chưa ảnh hưởng tới việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Đa số dân tộc phân bố không đều theo biên giới quốc gia, trở ngại quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước.
Tham khảo:
- Trung Quốc có điều kiện tự nhiên đa dạng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, thiên nhiên có sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây.
- Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới. Tỉ lệ tăng tự nhiên có chiều hướng giảm dần, số dân tăng thêm hàng năm giảm dần. Quốc gia này đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng, tuy nhiên già hóa dân số. Mật độ dân số khá cao, song phân bố không đều.
- Trung Quốc là một trong những cái nôi của nền văn minh thế giới, nền văn hóa phong phú. Hiện nay, chất lượng cuộc sống người dân ngày càng cải thiện.
Chọn đáp án D
Căn cứ vào bảng.1. Sự biến động về cơ cấu dân số theo độ tuổi (SGK Địa lí lớp 11, trang 76), xác định được vào năm 2005, độ tuổi trên 65 tuổi trở lên chiếm 19,2% trong tổng số dân.
- Số dân đông, mật độ dân số cao, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên khá cao (hiện nay có xu hướng giảm). Dân đông, trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế chưa cao đã ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn hạn chế.
- Phân bố dân cư không đều, tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sông lớn, vùng ven biển và một số vùng đất đỏ badan, gây sức ép đến tài nguyên đất đai và khó khăn trong giải quyết việc làm, trong khi các vùng giàu tài nguyên ở miền núi thiếu lao động.
- Các quốc gia có nhiều dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, gây không ít khó khăn trong quản lí, ổn đỉnh chính trị, xã hội ở mỗi nước.
Tham khảo
- Tác động thuận lợi:
+ Vị trí địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc giao lưu, phát triển với các nước trong khu vực. Ngoài ra, đường bờ biển dài thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế và đặc biệt Trung Quốc có thể giao lưu văn hóa kinh tế xã hội với các nước trong khu vực đông á, đẩy mạnh quan hệ hợp tác cùng phát triển.
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho Trung Quốc phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
+ Dân cư đông tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
- Khó khăn:
+ Tiếp giáp với nhiều quốc gia cũng gây khó khăn cho quốc gia trong việc đảm bảo an ninh - chính trị.
+ Vị trí gần biển chịu ảnh hưởng của thiên tai đặc biệt là bão.
+ Khu vực đồi núi giao thông đi lại khó khăn, khu vực đồng bằng ngập lụt vào mùa lũ.
+ Dân cư đông gây sức ép về các vấn đề kinh tế-xã hội-môi trường.
Chọn đáp án A
Cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản đang có xu hướng: già hóa.
- Nhóm tuổi 0-14: giảm nhanh từ 35,4% (1950) xuống 13,9% (2005).
- Nhóm tuổi 15 -64 tuổi: tăng từ 59,6% (1950) lên 66,9% (2005).
- Nhóm tuổi 65 tuổi trở lên: tăng nhanh từ 5% (1950) lên 9,2% (2005).
*Tác động đến phát triển kinh tế - xã hội:
- Dân số suy giảm, nguy cơ thiếu hụt nguồn lao động trong tương lai, đặc biệt là lao động trẻ ⟶ Nhật Bản phải thuê lao động từ các nước khác ⟶ nảy sinh nhiều vấn đề xã hội.
- Tỉ lệ phụ thuộc tăng lên, chi phí phúc lợi xã hội cho người già lớn.