Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Điền vào chỗ trống
- Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần:
+ chân lí, trân châu, trân trọng, chân thành
+ mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì
- Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi:
+ dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập.
+ liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả.
b. Tìm từ theo yêu cầu:
- Từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất:
+ Các từ chỉ hoạt động, trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo): chặn, chặt, chẻ, chở, chống, chôn, chăn, chắn, trách, tránh, tranh, tráo, trẩy, treo, ...
+ Các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khỏe) hoặc thanh ngã (rõ): đỏ, dẻo, giả, lỏng, mảnh, phẳng, thoải, dễ, rũ, tình, trĩu, đẫm, ...
- Từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn:
+ Trái nghĩa với chân thật là giả dối.
+ Đồng nghĩa với từ biệt là giã từ.
+ Dùng chày và cối làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài: giã
c. Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn:
- Câu với mỗi từ: lên, nên.
+ Trời nhẹ dần lên cao.
+ Vì trời mưa nên tôi không đi đá bóng
- Câu để phân biệt các từ: vội, dội
+ Lời kết luận đó hơi vội.
+ Tiếng nổ dội vào vách đá.
tham khảo nhé
Trong rừng có bóng trúc râm
Trong màu xanh mát, ta ngâm thơ nhàn.
Cây trúc là loài cây đặc trưng của nhiều vùng quê Việt Nam. Có lẽ ở Côn Sơn thì trúc mọc thành rừng, nên nhà thơ dùng những cụm từ gợi tả như: "trúc râm", "màu xanh mát" để vẽ lên cảnh đẹp. Trúc tượng trưng cho người quân tử trong thơ ca cổ, và cũng gợi lên những ý nghĩa tốt lành nhất. Nhà thơ Nguyễn Khuyến khi viết về quê ông, vùng đồng bằng Bắc Bộ cũng điểm xuyết và hình bóng tương đẹp của trúc: "Ngõ trúc quanh co khách vắng teo". Trở về với Nguyễn Trãi, dưới bóng trúc, nhà thơ "ngâm thơ nhàn" thì thật là thú vui thanh cao, nguồn tưới tươi mát cho tâm hồn con người. Giọng ngâm thơ sang sảng khiến cho rừng trúc càng xanh, càng đẹp!
Chúc bạn học tốt!
1 Bài làm
a) Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là : tự sự
b) Biện pháp tu từ dùng trong bài văn trên là : so sánh ; nhân hóa ; điệp từ ; điệp ngữ
c) Tác dụng của các biện pháp tu từ trên là :
- Điểm tô cho bài văn về cảnh vật nơi đây thêm phong phú ; đa dạng. Nhằm mục đích nhấn mạnh vẻ đẹp hiền dịu ; trong lành trong đoạn thơ trên. Ngoài ra chúng còn thể hienj được sự êm đềm ; thanh khiết trong một đêm trăng rằm ở quê hương
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ 5 chữ, sáng tạo và linh hoạt
+ Mỗi khổ thơ có 4 câu nhưng có những khổ thơ có 5 tới 6 câu, khổ 1: 7 câu
+ Cách gieo vần không theo cách thức thông thường: chủ yếu là vần cách, không đúng vần nhưng nghe rất hài hòa
+ Việc bắt đầu các khổ thơ 5 chữ bằng những câu thơ 3 tiếng khiến câu thơ được nhấn mạnh cảm xúc
- Sau mỗi tiếng gà trưa những kỉ niệm lại ùa về mạnh mẽ, gợi lên những cảm xúc của tuổi thơ, những tình cảm bà cháu ấm áp, thân thương.
Tham khảo!
- Bài thơ được chia làm 5 khổ
- Gieo vần chân: chữ cuối cùng của câu hai vần với chữ cuối cùng của câu bốn trong mỗi khổ.
- Các câu thơ được ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3
Phương pháp giải:
Đọc bài thơ, xác định vần và nhịp
Lời giải chi tiết:
- Bài thơ được chia làm 5 khổ
- Gieo vần chân: chữ cuối cùng của câu hai vần với chữ cuối cùng của câu bốn trong mỗi khổ.
- Các câu thơ được ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3
Tham khảo!
a)
- Bài thơ 1:
Bóng bàng tròn lắm
Tròn như cái nong
Em ngồi vào trong
Mát ơi là mát!
(Xuân Quỳnh)
=> Bài thơ gieo vần chân, tiếng cuối cùng của câu 2 (nong) vần với tiếng cuối cùng của câu 3 (trong).
- Bài thơ 2:
Ngựa phăm phăm bốn vó
Như băm xuống mặt đường
Mặc sớm rừng mù sương
Mặc đêm đông giá buốt.
=> Bài thơ gieo vần lưng và vần chân: phăm – băm, đường – sương.
b)
Có thể tham khảo đoạn thơ sưu tầm sau:
Em yêu màu đỏ
Như máu con tim
Lá cờ tổ quốc
Khăn quàng đội viên
Em yêu màu xanh
Đồng bằng, rừng núi
Biển đầy cá tôm
Bầu trời cao vợi
Em yêu màu vàng
Lúa đồng chín rộ
Hoa cúc mùa thu
Nắng trời rực rỡ
(Sắc màu em yêu - Phạm Đình Ân)